Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT THỦY SƠN, HUYỆN THỦY NGUYấN, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THPT Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
3.2.4. Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn về thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh
3.2.4.1. Mục đích
Tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động dạy và học tại trường. Tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên môn là yêu cầu bức thiết đối
với Hiệu trưởng nhằm phát huy tác dụng của đơn vị hành chánh này, và nhằm bảo đảm chủ trương đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh được triển khai và đi vào thực tiễn.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Xuất phát từ chức năng của tổ chuyên môn trong trường phổ thông, trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, hiệu trưởng cần tập trung vào một số điểm sau đây để đảm bảo việc triển khai và thực hiện đều khắp việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh có hiệu quả
a) Lập kế hoạch, xây dựng quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn Việc lên kế hoạch giảng dạy có một ý nghĩa hết sức quan trọng; nó giúp cho giáo viên ý thức, dự kiến và chủ động đƣợc công việc cụ thể trong từng học kỳ, từng tuần, tránh sự tùy tiện trong việc thực hiện chương trình. Việc lên kế hoạch giảng dạy còn giúp cho Hiệu trưởng kiểm tra được nề nếp sinh hoạt của tổ chuyên môn, mức độ thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. Do vậy, ngoài nội dung ghi nhận tờn bài, tiết dạy ở kế hoạch, Hiệu trưởng cần yờu cầu nờu rừ tiết nào sử dụng Powerpoint, tiết nào thực hiện ở phòng bộ môn hay phòng thí nghiệm, tiết nào cho học sinh thuyết trình trước lớp, v..v...Thêm vào đó, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng trỡnh bày rừ yờu cầu hay chuyờn đề cụ thể cho tiết thao giảng hay tiết dự giờ; không để trường hợp dự giờ qua loa, góp ý tản mạn không xoáy sâu vào yêu cầu đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. Và tất cả những điều nêu ở trên phải được mọi người chấp hành như là quy định nội bộ.
b) Tổ chức, chỉ đạo, đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn
Song song với việc nhà trường tạo điều kiện, Hiệu trưởng cần bổ sung một số yêu cầu đối với tổ chuyên môn nhằm đảm bảo việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. Đó là:
- Phổ cập vi tính, đảm bảo giáo viên có khả năng xử lý các thao tác để vận hành thiết bị và máy móc trong phòng đa chức năng
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm đôn đốc việc học tập, nghiên cứu, thảo luận chuyên đề
- Thực hiện dạy tiết mẫu theo chuyên đề, áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, sắm vai, thảo luận, v…v…
- Đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm về hệ thông câu hỏi, cách soạn bài theo hướng đổi mới làm tăng hiệu quả của việc phát huy tính độc lập, tự chủ của học sinh v.v…
- Xem trọng việc bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng bằng cách trao đổi kinh nghiệm, học hỏi qua sách báo, cập nhật thông tin trên mạng v…v….
c) Đổi mới cách thức đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là một công việc tất yếu của người làm công tác quản lý nhằm thẩm định kết quả công việc hay xem xét quá trình tiến hành nhiệm vụ đƣợc giao phó.
Cho đến nay, việc đỏnh giỏ một tiết dạy cũn tỏ rừ nhiều khuyết điểm nhƣ: chƣa xỏc định rừ vai trũ trọng tõm của học sinh và bản chất hoạt động trong tiết học, mức độ tham gia bài giảng của học sinh còn sơ sài nhƣ giơ tay phát biểu, làm đƣợc bài tập, trả lời đúng.
Do vậy, song song với đổi mới PPDH, Hiệu trưởng cũng cần phải đổi mới việc đánh giá và kiểm tra; nó có thể đƣợc tiến hành theo nhiều cách thức:
- Lấy ý kiến và nhận xét của học sinh về mức độ hứng thú, kết quả tiếp thu đối với môn học, giáo viên đứng lớp để kiểm tra về nề nếp, kỷ cương dạy và học
- Lấy kết quả học tập của học sinh để tham khảo
- Dự họp tổ, dự tiết thao giảng và lắng nghe nội dung góp ý để đảm bảo rằng ý kiến được đề xuất trong buổi họp đi đúng hướng cả về nội dung lẫn yêu cầu đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh qua đó, Hiệu trưởng có thể đưa ra chỉ đạo, biện pháp khắc phục hay uốn nắn kịp thời hầu thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ.
- Hiệu trưởng cần phải tham khảo ý kiến của tổ trưởng tổ chuyên môn nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá tiết dạy. Trên cơ sở đó, các tiêu chuẩn cơ bản của tiết dạy nhất thiết phải bao gồm các yếu tố: nội dung giảng dạy, phương pháp truyền đạt, phương tiện sử dụng, cách thức tổ chức lớp học, kết quả thu được; ngoài ra, còn phải tính đến nét đặc thù của bộ môn.
- Nhà trường thống nhất sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, có thể bố trí vào tuần thứ hai và tuần thứ tƣ của tháng.
- Ban giám hiệu phân công chuyên môn từ cuối năm học trước để giáo viên có thời gian nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo có liên quan đến chuyên môn.
- Bên cạnh các nội dung sinh hoạt mang tính hành chính, nhƣ phổ biến các nghị quyết, qui định của cấp trên, bình xét thi đua, bàn kế hoạch tuần, tháng…Thì cần chú
trọng chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn thảo luận, thống nhất về mục tiêu, phương pháp;
lựa chọn và sừ dụng các phương tiện dạy học cho từng bài dạy. Đưa vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy vào nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn để có sự thảo luận thường xuyờn đối với từng kiểu bài, dạng bài cụ thể. Phõn tớch làm rừ những ưu, nhược điểm của các phương pháp đó khi áp dụng vào các dạng bài khác nhau và các đối tƣợng học sinh khác nhau. Tìm cách khắc phục nhƣợc điểm và đề xuất những cải tiến mới để khai thác triệt để các ưu điểm của các phương pháp khi sử dụng chúng trong dạy học.
- Để nâng cao khả năng thực hành, trong nội dung sinh hoạt chuyên môn phải bàn bạc, trao đổi các bài dạy khó, nghiên cứu việc sử dụng các thiết bị đƣợc cấp, trực tiếp làm thử các thí nghiệm thực hành để rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho tiết dạy.
- Tổ chức cho tổ chuyên môn thao giảng, thực hiện tiết dạy mẫu theo chuyên đề;
mời các chuyên gia trao đổi về phương pháp giảng dạy, giúp cho giáo viên thấy được những ưu nhược điểm của từng phương pháp để họ có cách lựa chọn phù hợp với từng nội dung bài dạy, với từng đối tƣợng học sinh.
- Chỉ đạo đẩy mạnh quản lý việc dự giờ, thăm lớp của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn có kế hoạch dự giờ giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới ra trường, giáo viên mới chuyển công tác về trừơng và những giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. Tổ chức rút kinh nghiệm và tư vấn cho người được dự giờ để họ không ngừng cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp, việc dự giờ giáo viên giúp cho hiệu trưởng, tổ chuyên môn bắt kịp thời chất lượng giờ dạy của giáo viên thông qua nội dung, kiến thức, thực trạng đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh và hiệu quả học tập của học sinh để có những biện pháp khắc phục hạn chế đồng thời phát huy những mặt tích cực, từ đó có cơ sở khoa học cho việc nhân rộng điển hình.
- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên. Nhà trường lên lịch kiểm tra định kỳ cho tổ chuyên môn; tổ trưởng, nhóm trưởng lên lịch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất. Trong từng bài soạn của giáo viên đều phải thể hiện phương pháp đổi mới; đảm bảo đúng mục tiêu bài dạy: Kiến thức, kỹ năng,
thái độ cần đạt đƣợc; thiết kế khâu hoạt động, khâu hoạt động của trị một cách cụ thể, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế hoạt động của trò;
hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Trong bài soạn, giỏo viờn cần nờu rừ việc chuẩn bị cho bài giảng về thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan hay thí nghiệm thực hành, mẫu vật, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ...
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh với yêu cầu: đánh giá sát, đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đáng giá năng lực của mình; thực hiện đúng qui chế đánh giá, xép loại học sinh THPT do Bộ GD-ĐT ban hành. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học; hướng dẫn, giúp đỡ học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập. Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng ), khắc phục tình trạng thiên về ghi nhớ kiến thức, tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp trí thức để giải quyết vấn đề. Tổ chức chuyên môn thống nhất các yêu cầu, hình thức kiểm tra và ra đề kiểm tra chung; tổ chức chấm chéo giữa các lớp để đảm bảo tính công bằng, khách quan.
- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích và trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân trong tổ với các tổ chuyên môn khác. Định hướng cho cán bộ giáo viên viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm có nội dung đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh như: kinh nghiệm giảng dạy khi sử dụng phương pháp dạy học hiện đại với các phương pháp dạy học khác nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp; kinh nghiệm quản lý tổ, nhóm chuyên môn trong việc thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Muốn tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn mang tính thiết thực, phục vụ tốt cho việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh, Hiệu trưởng phải tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như mua sắm phương tiện dạy hiện đại; mua mẫu vật thực hành để thực hành, thí nghiệm; mua thêm tài liệu tham khảo phục vụ giao viên nghiêm cứu
- Hiệu trưởng phân công cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyờn theo dừi, đụn đốc việc sinh hoạt chuyờn mụn của giỏo viờn trong cỏc nhúm,
trong các tổ. Hiệu trưởng cùng với Phó hiệu trưởng tham dự một số buổi họp tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình, đảm bảo việc sinh hoạt chuyên môn có chất lƣợng và hiệu quả.
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới đồng bộ PPDH và