Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦY SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG
2.3. Thực trạng đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG ở trường THPT Thủy Sơn
2.3.3. Nhận định chung về thực trạng quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập học sinh ở trường THPT Thủy Sơn - Thủy Nguyên - Hải Phòng
- Ban Giám Hiệu và toàn thể giáo viên nhà trường đều ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH hầu đem lại cho nội dung giảng dạy của mình một sức sống và tính chất thiết thực hơn nữa.
- Nội dung sinh hoạt về chuyên môn ngày càng đƣợc nhận thức về tầm quan trọng và ngày càng đƣợc đổi mới về nội dung thông qua các hoạt động.
- Hiệu trưởng đã có những chỉ đạo thật cụ thể để tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề, tổ chức thực tập thao giảng, rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH, bồi dƣỡng các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo viên, xây dựng các chuẩn đánh giá bao gồm các tiêu chí về đổi mới PPDH
của thầy lẫn trò. Nhờ vậy, việc đổi mới PPDH bước đầu đã có những định hình nhất định và tích cực.
- Hiệu trưởng đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng lao động sư phạm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời tạo động lực cho bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học: bồi dƣỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sử dụng thiết bị hiện đại, hỗ trợ giáo viên tham gia các khóa đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ và các đợt bồi dƣỡng ngắn hạn do chính Bộ Giáo dục hoặc liên kết với các tổ chức văn hóa nước ngoài triển khai.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học cũng là rào cản nhất định đối với giáo viên đã trên 25 năm tay nghề
- Dường như có sự cách biệt giữa hành động cụ thể và nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH; quá trình chuyển biến khá chậm do thói quen ngần ngại khi sử dụng thiết bị KHKT tiên tiến.
- Thiếu sự đồng bộ giữa các tổ bộ môn khi thực hiện đổi mới PPDH; ví dụ các tổ khoa học tự nhiên có điều kiện thuận tiện hơn các tổ Văn, Sử, Địa …. Thêm vào đó, các chuyên đề, các tiết thao giảng chưa xoáy sâu vào phương pháp tạo tình huống có vấn đề, phương pháp sắm vai, trao đổi nhóm, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Chƣa đặt yêu cầu đổi mới PPDH nơi giáo viên và thầy cô thành quy định thi đua, mang tính chất quy định nội bộ.
- Việc tạo động lực chỉ mới được quan tâm từ phía người làm công tác giảng dạy, trong khi cần phải xem trọng cả tạo động lực học tập của học sinh để tạo ra đƣợc sự phối hợp thiết thực và có chất lượng trong quá trình trang bị kiến thức của người thầy.
-
giá cho nên ra đề nhiều khi còn chiếu lệ, chƣa có chất lƣợng.
- Các em học sinh vẫn chƣa thực sự hoà nhập vào đổi mới kiểm tra đánh giá mà vẫn còn có tư tưởng học tủ, học vẹt.
-
suốt, đối phó với sự kiểm tra của lãnh đạo nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Thực trạng quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh ở Trường THPT Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã có những chuyển biến. Nhà trường đã đề ra các phương án cụ thể hay đề xuất các biện pháp để thực hiện đổi mới PPDH cùng với đổi mới nội dung, hình thức KTĐG kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh vẫn còn một số mặt hạn chế cơ bản: năng lực của giáo viên khi sử dụng công cụ thông ti
mới kiểm tra đánh giá cho nên ra đề nhiều khi còn chiếu lệ, chƣa có chất lƣợng, học sinh vẫn chƣa thực sự hoà nhập vào đổi mới..
Thực trạng cũng cho thấy, ban giám hiệu nhà trường đều quyết tâm cao, rất tâm huyết với việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh song về mặt quản lý vẫn cần các quy định, hướng dẫn cụ thể và cần thiết để có được tác động hiệu quả đến từng cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Biện pháp tiến hành ở các trường học, ở các cấp học chưa đồng bộ. Thực tế khi thực hiện việc quản lý một cách đồng bộ và toàn diện đối với hoạt động của tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, đoàn thể, việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, Hội cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội, đồng thời biết cách tạo động lực thích hợp cho các đối tƣợng sẽ tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong việc dạy và học. Đó là điều kiện thiết yếu cho việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.