Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG học sinh

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 103 - 107)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT THỦY SƠN, HUYỆN THỦY NGUYấN, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG học sinh

3.3.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG học sinh, chúng tôi đã đƣa ra 6 biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học cho giáo viên THPT. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chƣa có điều kiện thực nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến trưng cầu của giáo viên cốt cán, hiệu trưởng nhà trường và một số chuyên gia... Quá trình lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra

Với các biện pháp đã nêu chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 nội dung:

- Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần, cần, không cần.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra.

Chúng tôi tiến hành điều tra 12 cán bộ quản lý giáo dục và 54 giáo viên và một số chuyên gia...

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm, tính khả thi của các biện pháp quản lý chuyên môn Để đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý chuyên môn, chúng tôi quy ƣớc số điểm chấm nhƣ sau:

- Đánh giá tính cấp thiết:

+ Rất cấp thiết: 3 điểm + Cấp thiết: 2 điểm

+ Không cấp thiết: 1 điểm - Đánh giá tính khả thi:

+ Rất khả thi: 3 điểm

+ Khả thi: 2 điểm

+ Không khả thi: 1 điểm

Sau đó nhân số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ƣớc để tính điểm trung bình cộng của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu đƣợc phản ánh qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá của chuyên gia về các biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG HS

Số

TT Biện pháp quản lý

Cấp thiết Khả thi Tổng

điểm X

Thứ bậc

Tổng điểm X

Thứ bậc

1

Nâng cao nhận thức và tạo động lực đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh cho giáo viên

96 2,82 2 95 2,79 2

2 Tăng cường quản lý đổi mới thực hiện

các yếu tố của quá trình dạy học 98 2,88 1 96 2,85 1

3

Tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên đáp ứng yêu cầu của đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh

92 2,7 4 89 2,61 5

4

Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn về thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh

95 2,79 3 93 2,73 3

5

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh

88 2,58 5 92 2,7 4

6

Phối hợp tốt với các lực lƣợng giáo dục, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh… trong việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh

85 2,49 6 86 2,52 6

2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

Tính cần thiêt Tính khả thi

3.1.

Nhận xét: Qua kết quả điều tra: 100% ý kiến về các biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG HS cho thấy điểm trung bình cộng X đều có mức điểm tương đối cao 6/6 biện pháp đều có trung bình cộng X vượt 2,49. Điều đó khẳng định các biện pháp nêu ra ở đây đều có tính cấp thiết và tính khả thi tương đối cao phù hợp với đặc điểm giáo dục của trường THPT Thủy Sơn.

Để thấy đƣợc sự phù hợp giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý, chúng tôi dùng hệ số tương quan thứ bậc Spiêc-man để tính:

R = 1-

) 1 (

6

2 2

N N

D

Trong đó R: Hệ số tương quan thứ bậc

D: Hiệu số thứ bậc giữa hai đại lƣợng so sánh N: Số đơn vị

Kết quả tính toán cho thấy với hệ số tương quan thứ bậc R = 0,94 cho phép kết luận giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có tương quan thuận và chặt chẽ, tức là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có mức độ phù hợp cao, các biện pháp quản lý có mức độ cấp thiết nhƣ thế nào thì mức độ khả thi cũng tương ứng.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào yêu cầu chung của đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG HS; căn cứ vào đặc điểm hoạt động chỉ đạo của nhà trường THPT; căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong chỉ đạo đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG HS ở các nhà trường và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa có liên quan trực tiếp đến giáo dục ở trường THPT Thủy Sơn. Từ đó chúng tôi đề xuất các biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế.

Cần phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của công cuộc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.

Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đƣợc tham gia học tập, nghiên cứu, tham quan các mô hình trường đã thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh có hiệu quả. Sự chuyển biến trong nhận thức tất yếu dẫn đến có sự chuyển biến trong hành động. Cần kết hợp có hiệu quả giữa lý luận và thực tiễn.

Trong công tác chỉ đạo, người Hiệu trưởng cần tổ chức tốt các hoạt động; từ bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên đến công tác tự học, tự bồi dƣỡng một cách tự giác ở mỗi cá nhân; tạo ra các yếu tố tác động đến người dạy, người học; tăng cường kiểm tra đánh giá mức độ chuyển biến và hiệu quả đạt được trong công tác chỉ đạo. Đồng thời, để thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh có hiệu quả cần bổ sung và tăng cường các điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng với đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh nói riêng, giáo dục nói chung.

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao trong thực tiễn quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi hi vọng những biện pháp chúng tôi đƣa ra ở trên có thể góp phần vào việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh tại trường THPT Thủy Sơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)