Thực trạng quản lý đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG học sinh ở trường THPT Thủy Sơn,Thủy Nguyên, Hải Phòng

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 61 - 77)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦY SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG

2.3. Thực trạng đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG ở trường THPT Thủy Sơn

2.3.2. Thực trạng quản lý đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG học sinh ở trường THPT Thủy Sơn,Thủy Nguyên, Hải Phòng

2.3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học

a) Thực trạng hoạt động giảng dạy của GV

Khi khảo sát bằng phương pháp trương cầu ý kiến 62 GV (trong đó có 6 tổ trưởng bộ môn) của trường THPT Thủy Sơn về mức độ thường xuyên sử dụng đổi mới trong PPDH, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau.

Bảng 2.4. Mức độ thường xuyên sử dụng đổi mới PPDH giáo viên bộ môn Thầy (cô) thường sử dụng đổi mới các PPDH nào sau đây? Số ý

kiến Tỉ lệ

%

a. Phương pháp thuyết trình 48 77,4

b. Phương pháp vấn đáp 52 83,9

c. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 48 77,4

d.Phương pháp thảo luận nhóm 47 75,8

e. Phương pháp đóng vai và trò chơi 37 59,7

f. Phương pháp dự án 24 38,7

g. Phương pháp nghiên cứu tình huống 26 41,9

h. Phương pháp khác 27 43,5

i. Phương pháp thực hành 25 40,3

Trước hết, để tiến hành việc đổi mới PPDH ở trên lớp, khâu soạn bài vô cùng quan trọng và đòi hỏi người GV sự đầu tư, chọn lọc, sáng tạo, trong đó chú ý đến 4 kỹ năng sau đây:

- Kỹ năng thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống việc làm cho HS;

- Kỹ năng thiết kế bài học thực hành;

- Kỹ năng soạn bài theo kiểu trò chơi sƣ phạm;

- Kỹ năng phát huy tính độc lập, chủ động của HS.

Thực tế cho thấy, đa số GV tuy có ý thức về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, song trong nội dung của từng kỹ năng còn phải khắc phục những mặt hạn chế.

Cụ thể nhƣ sau:

- Do có thói quen diễn giảng, nên hệ thống câu hỏi GV đặt ra có lúc chỉ là những phát vấn về chi tiết, mà không làm bật lên đƣợc vấn đề cần quan tâm và giải quyết.

- Thêm vào đó, GV chƣa sáng tạo, còn lúng túng khi thiết kế việc làm cho học sinh, sao cho các công việc đó liên hoàn, bổ sung cho nhau và cuối cùng gặp nhau tại một điểm duy nhất là giải quyết vấn đề.

- Ngoài thực tế bị phân phối chương trình chi phối quỹ thời gian, cũng phải nói rằng GV rất cần đƣợc bồi dƣỡng, học hỏi thêm về kỹ năng soạn bài theo kiểu trò chơi sƣ phạm, đóng vai, trao đổi nhóm …

- Các kiểu sắm vai, trò chơi sƣ phạm còn quá lạ lẫm, đôi khi bị GV (và cả HS) cho rằng “phí thì giờ”. GV có vẻ nhƣ quá vội vàng trong việc “phải” truyền tải kiến thức đến HS, mà thiếu đi quan hệ hợp tác hai chiều: thầy tổ chức - hướng dẫn - cố vấn -trọng tài, trò là chủ thể hoạt động.

Về thực trạng của giờ dạy trên lớp, hầu hết các tiết dạy đều đi tuần tự đủ 5 bước một cách khá rập khuôn, tẻ nhạt; hoạt động của GV vẫn là chủ động và chủ đạo, hoạt động của trò nếu gọi là tích cực cũng chỉ đạt đến mức độ phát biểu sôi nổi hay phát huy tính tích cực của HS trong tiết học mà thôi.

Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy rằng, phương pháp thuyết giảng vẫn còn được sử dụng khá là phổ biến với tỷ lệ 77,4%, phương pháp thực hành được sử dụng nhiều ở môn Hóa, Lý, Sinh 40,3 % khi đó với tỷ lệ của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề tương đối nhiều (77,4%). Phương pháp dạy và học hợp tác theo nhóm chưa được GV quan tâm vì khả năng của bản thân còn hạn chế và lƣợng kiến thức còn nhiều so với thời gian của phân phối chương trình.

b) Thực trạng về vấn đề tự học của HS

Xuất phát từ thực tế và yêu cầu của thi cử hiện nay, quan điểm học để làm đƣợc bài, để thi đậu, để đạt điểm số cao đã khiến cho HS khó nhận thức rằng học chính là để tự trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực, hình thành

khả năng tƣ duy độc lập và khoa học làm hành trang cho cuộc sống, nên kết quả khảo sát HS về phương pháp học tập cho kết quả sau đây:

Bảng 2.5. Khảo sát phương pháp học tập của HS Phương pháp học tập Số

lƣợng Tốt Khá Trung

bình Yếu Phương pháp nghe giảng, ghi nhớ

và tái hiện 220 125

(56,8%)

61 (27,7%)

30 (13,6%)

04 (1,8%) Phương pháp tự học: phân tích,

tổng hợp, khái quát 220 43

(19,5%)

116 (52,7%)

57 (25,9%)

04 (1,8%)

Phương pháp thực hành 220 40

(18,2%)

16 (7,3%)

100

(45,5%) 00 Phương pháp đọc sách, nghiên cứu

tài liệu 220 62

(28,2%)

97 (44,1%)

50 (22,7%)

11 (5%) Phiếu điều tra đã đem lại những kết quả đáng cho chúng ta suy ngẫm. Thói quen học tập một cách thụ động, nhận những kiến thức GV truyền thụ nhƣ thế nào thì tái hiện như thế trong những tình huống tương tự đã chiếm một tỷ lệ cao: 56,8%.

Chính vì thế mà HS đã xem nhẹ thời gian dành cho việc tự học, thậm chí không quan tâm. Nhu cầu đọc thêm sách, nghiên cứu tài liệu, cũng nhƣ say mê thực hành hầu nhƣ chỉ là hoạt động thứ yếu. Nguyên nhân là do HS đã có thói quen học tập thụ động.

Bài kiểm tra, cho đến hiện nay, chủ yếu vẫn chỉ yêu cầu HS thể hiện khả năng ghi nhớ kiến thức mà chúng đã đƣợc truyền thụ. Tỉ lệ thống kê đã chỉ ra rằng 60,4% HS đƣợc hỏi khẳng định phải học thuộc bài theo sách giáo khoa hay bài giảng thì mới có điểm cao, trong khi đó phải vận dụng trí nhớ và suy nghĩ để trả lời chiếm 31,3% và tỉ lệ dành cho ý kiến phải sáng tạo để làm bài thật khiêm tốn 9,1%. Điều này thật hiển nhiên, một khi chúng ta chƣa thực hiện triệt để việc đổi mới PPDH.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát học sinh về yếu tố để đạt điểm giỏi

Số lƣợng Thuộc bài Biết vận dụng trí nhớ để

suy nghĩ cách làm bài Có phần sáng tạo và biết tƣ duy

SL % SL % SL %

220 133 60,5 69 31,4 18 8,1

c) Thực trạng về tình hình sử dụng TBDH và CNTT trong dạy học

Thực hiện Chỉ thị 29/2001/CT-BGD-ĐT ngày 30/07/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường THPT Thủy Sơn có các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho GV và hết sức tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị để thực hiện việc đem CNTT vào nhà trường.

Hiệu trưởng ở các trường trong thành phố đều chăm lo sao cho cơ sở vật chất, TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài điều:

- Do chủ quan hoặc khách quan, sự đầu tƣ cho phòng bộ môn mới chỉ là phòng LAB, phòng thí nghiệm - thực hành trong khi đó yêu cầu trang bị phòng bộ môn cho từng môn học cụ thể, một trong những yếu tố đáp ứng việc đổi mới PPDH đang bị bỏ ngỏ. Phải nói thêm rằng ở phòng thí nghiệm thực hành, số HS cho mỗi nhóm thực hành còn cao nên hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng thực hành bị hạn chế. Phòng tin học chỉ đƣợc dùng để dạy tin học phổ thông cho HS, chƣa có khả năng nâng lên thành phòng multimedia đáp ứng nhu cầu giảng dạy các bộ môn và kỹ năng tra cứu, tự học của học sinh qua mạng.

- Sĩ số HS trong mỗi lớp còn khá cao và cách thiết kế bàn ghế HS ở trong lớp học chƣa thỏa mãn yêu cầu đổi mới.

- Theo qui chế hiện nay, chỉ có 1 cán bộ chuyên trách thiết bị dạy học trong mỗi trường là chưa đủ để tác động các tổ chuyên môn sử dụng TBDH một cách thường xuyên, hiệu quả và cập nhật. Các kỹ năng sáng tạo đồ dùng dạy học, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vẫn còn dừng ở các cuộc hội thi hay thao giảng mà thực chất chƣa phát huy tác dụng.

- Thiết bị dạy học một mặt chƣa đƣợc GV sử dụng hết công suất; mặt khác chƣa đƣợc trang bị đồng bộ. Thêm vào đó, một số GV chƣa có năng lực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại còn yếu nên không những không đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn mà còn lãng phí thời gian. Lý do việc phổ cập tin học cho GV chƣa đƣợc xem là một nhu cầu thiết yếu từ phía quản lý, và bản thân GV e ngại do tuổi tác và trình độ ngoại ngữ hạn chế

Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong việc soạn giảng đã dạy phần lớn chỉ đạt mức độ trung bình.

Bảng 2.7. Hoạt động của tổ chuyên môn

Nội dung Tổng số

Kết quả thực hiện trên các tiết dạy

Tốt Khá Trung Bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Việc sử dụng các TBDH vào dạy học

120 20 16,7 30 25 52 43,3 08 6,7

Việc soạn giáo

án điện tử 120 17 14,2 35 29,2 57 47,5 11 9,2 Thực hiện các

chuyên đề đổi mới PPDH

120 12 10 44 36,7 60 50 04 3,3

Thực trạng về đổi mới PPDH tại trường THPT Thủy Sơn đã có những bước chuẩn bị cả về nhận thức lẫn hành động và trang bị cơ sở vật chất; và thực tế đó đã mang lại một số kết quả ban đầu với các tiết dạy sử dụng giáo án điện tử, các bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính, trang bị Internet cho thƣ viện và tại mỗi phòng học việc tự học của HS cũng có những cải tiến nhất định. Qua 5 năm triển khai, việc đổi mới PPDH đã đƣợc đội ngũ CBQL, GV nhận thức đúng mức. Nhiều GV tự nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, đầu tƣ nghiên cứu bài dạy khi lên lớp, vận dụng phương pháp dạy học tích cực khá linh hoạt, hầu hết các giờ lên lớp đều sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức thảo luận theo nhóm nhỏ giúp HS tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng. Đặc biệt, ở một số tiết dạy trên lớp, GV đã mạnh dạn sử dụng phương tiện hiện đại (máy chụp ảnh 3 chiều, máy chiếu đa phương tiện kết hợp vi tính) minh họa cho bài giảng thêm sinh động, kích thích hứng thú học tập của HS. Tuy nhiên, kết quả trên chƣa đều khắp và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới ngày càng cấp bách hiện nay.

d) Thực trạng quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng - Thực trạng về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn:

Nội dung hoạt động đặc thù của tổ chuyên môn là điều kiện hoàn toàn thuận lợi để hiệu trưởng có thể trao đổi, bàn bạc trực tiếp với giáo viên thông qua các buổi sinh

hoạt tổ. Chính trong thực tế này, quá trình đổi mới PPDH đƣợc triển khai rộng rãi thông qua các kế hoạch thực hiện chương trình trong từng tuần, tháng hay học kỳ, các kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cũng như các chuyên đề. Ở trường THPT Thủy Sơn hiện nay đều có những buổi học tập, thảo luận và nhất là trong buổi họp chuyên môn, buổi góp ý giờ dạy, việc đổi mới PPDH đã đƣợc tuyên truyền làm cho GV ý thức một cách cụ thể từng nội dung của quá trình đổi mới PPDH và quán triệt về sự cần thiết áp dụng một PPDH hữu hiệu hơn cho sự truyền đạt kiến thức và sự ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Ngoài ra, ở một mức độ nào đó, hiệu trưởng còn có thể kết hợp các yêu cầu đổi mới PPDH vào những tiêu chí thi đua thông qua các quy định liên quan đến hoạt động của tổ bộ môn.

Nhƣng trong thực tế, không phải toàn bộ GV đã nhất trí với việc soạn giáo án theo nhóm, việc rút kinh nghiệm giờ dạy trên tiêu chí đổi mới PPDH. Thêm vào đó, vai trò của tổ trưởng chuyên môn đôi khi chưa phát huy đúng mức do chưa đƣợc đào tạo bài bản, ngại làm phiền lòng đồng nghiệp khi góp ý, chỉ chú trọng đến hình thức nhƣ đủ giáo án, số tiết mà ít quan tâm đến chất lƣợng; không ít lần, chính tổ trưởng lại thỏa hiệp với GV để đối phó với sự kiểm tra của Ban giám hiệu. Về phía GV, các trường hợp bảo thủ, ngán ngại đổi mới, thiếu phục tùng đề xuất của tổ trưởng, chưa xem trọng sự tiến bộ của bản thân không phải là không phổ biến. Các buổi họp tổ chƣa đạt yêu cầu của nó, cơ bản chỉ để thống nhất với nhau về bài dạy, tiết dạy trên phân phối chương trình chứ chưa đề xuất các trường hợp giải phương trình lạ, một thông tin mới biết được trên mạng, v.v…, chưa tập trung cao vào việc đƣa ra các vấn đề thiết thực, những vấn đề mới của sách giáo khoa, PPDH vì thế mà tổ chuyên môn chƣa đóng vai trò tích cực trong đổi mới PPDH.

- Thực trạng về quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệm và các đoàn thể trong trường Việc quản lý hoạt động tổ chủ nhiệm và các đoàn thể trong trường là một việc làm cần thiết, rất cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm là người sâu sát với HS trên nhiều lĩnh vực và nhất là học tập, tổ chức Đoàn gần gũi với HS trong các hoạt động thanh niên và vì cộng đồng. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc quản lý giáo dục và giáo dƣỡng, chúng ta còn phải kể đến hoạt động của Đảng bộ, của Công đoàn - những tổ chức quan trọng trong bộ máy quản lý của nhà trường.

Ý thức về điều này, hiệu trưởng thông qua các quy định hiện hành về trường phổ thông mà xây dựng các quy định cụ thể về nề nếp hoạt động và trách nhiệm của từng tổ chức nói trên. Song trong thực tế, nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chức trên chƣa có sức thuyết phục cao: 21,7% cho rằng tốt trong khi đó đến 50% số GV đƣợc hỏi cho rằng chỉ đạt trung bỡnh, thậm chớ 3,3% khụng thấy một tỏc động rừ rệt.

Bảng 2.8. Hoạt động của tổ chủ nhiệm và các đoàn thể Nội dung Tổng

số

Kết quả thực hiện

Tốt Khá Tr Bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Việc quy định nề nếp hoạt động của các tổ chủ nhiệm và các đoàn thể

62 25 40,3 22 35,5 12 19,4 3 4,8

Nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chủ nhiệm và các đoàn thể

62 26 41,9 27 43,5 8 12,9 1 1,6

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng sự khảo sát này dành cho cả 4 tổ chức trên, nếu nhƣ nói riêng về sự hỗ trợ từ phía Công đoàn hay Đảng bộ cho hoạt động học tập và rèn luyện của HS, thì sự hỗ trợ ấy hoặc là gián tiếp hoặc là khá mờ nhạt.

Thực vậy, các tổ chức này chƣa phát huy đƣợc hoạt động của mình, một phần do kinh phí và quỹ thời gian, phần khác do chƣa đổi mới cung cách làm việc. Đi tìm hiểu về hoạt động của Đoàn thanh niên ở các trường, chúng tôi được biết công việc đƣợc đảm trách bao gồm các hoạt động phong trào, kết nạp Đoàn; tác động để thanh niên tìm tòi kiến thức qua sách vở, thí nghiệm, tranh luận, biết làm việc theo nhóm, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, gần nhƣ còn bỏ ngỏ trong khi đó công tác chủ nhiệm thiên về sự gò ép HS hơn là khơi dậy lòng ham mê và thích thú trong học tập, lưu tâm đến kết quả của việc học hơn là ứng dụng của kết quả ấy.

Để có đƣợc sự hỗ trợ thực sự từ phía các tổ chức nêu trên, ngoài kinh phí hoạt động hợp lý dành cho các tổ chức này, chúng ta còn cần hướng đến xây dựng cách làm việc linh hoạt và phong phú.

- Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy của GV

Dù bộ máy quản lý của trường học có sự phân công cho hiệu phó chuyên môn đảm trỏch theo dừi hoạt động dạy và học tuy vậy hiệu trưởng vẫn chịu trỏch nhiệm chính về việc đưa ra các quy định, hướng dẫn, rà soát việc thực hiện nề nếp, kỷ cương dạy học, từ khâu soạn bài đến việc giảng dạy trên lớp, ra đề và chấm bài kiểm tra, đánh giá HS và tất cả các hoạt động giáo dục khác liên quan. Hiệu trưởng trường THPT Thủy Sơn đã tổ chức các buổi nói chuyện để nâng cao nhận thức cho GV, tổ chức lớp bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết hay tay nghề sử dụng phương tiện kỹ thuật tiên tiến, mở các chuyên đề nhằm nâng cao kỹ năng học của trò và kỹ năng dạy của thầy. Thêm vào đó, hiệu trưởng cụ thể hóa các thông tư và văn bản chỉ đạo của ngành quản lý cấp trên thành quy định nội bộ, thành chỉ tiêu phấn đấu và thi đua.

Song trong thực tế, thật khó để hiệu trưởng quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của GV. Hiện tượng, ở các trường, “dạy chay” tức là không minh họa, không sử dụng đồ dùng dạy học vẫn còn khá phổ biến, đổ lỗi do chương trình quá tải, bài học thì dài nên GV phải chạy đua với thời gian. Các tiết thực hành thí nghiệm chƣa phát huy đúng chức năng của nó, chƣa thật sự tạo ra hứng thú có đƣợc khi trải qua thực nghiệm bởi lẽ tình hình các phòng thí nghiệm vẫn còn khá thiếu thốn về máy móc và dụng cụ, không thể đáp ứng đƣợc việc thực hành cho mỗi HS, vả lại thiếu nhân sự chuyên trách phòng thực hành cũng là lý do khiến GV ngán ngại các tiết thực hành vốn rất tốn thời gian và công sức cho phần chuẩn bị. Cho đến nay, tuy đại đa số GV nhận thức phải đổi mới PPDH nhƣng công việc đổi mới PPDH cụ thể ra sao vẫn còn ở mức độ thấp, chưa đại trà. Kết quả khảo sát ở trên cho thấy phương pháp thực hành cũng như phương pháp tạo tình huống có vấn đề được giáo viên sử dụng với một tỷ lệ thấp trong khi đó phương pháp thuyết giảng xen lẫn vấn đáp chiếm một tỷ lệ rất cao. Vấn đề hiện nay của chúng ta là thiếu hành lang pháp lý cho việc đổi mới PPDH trong trường phổ thụng với cỏc ràng buộc rừ ràng, cỏc quy định khiến mọi người phải tuõn thủ; về phía giáo viên, họ cần sự thuyết phục thông qua thực tế, sự hỗ trợ để nâng cao hiểu biết về chức năng các chương trình ứng dụng, cách sử dụng các phương tiên kỹ thuật tiên tiến, giới thiệu và giúp GV cập nhật các phần mềm chuyên dụng.

- Thực trạng về phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS và các lực lƣợng khác

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)