Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT THỦY SƠN, HUYỆN THỦY NGUYấN, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THPT Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh
3.2.5.1.Mục đích
Tiến hành đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh phải đƣợc thực hiện trong điều kiện nhất định về cơ sở vật chất ổn định về thiết bị để chuyển tải nội dung giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả và phát huy niềm say mê và tự giác học tập của học sinh. Xây dựng cơ sở vật chất tốt, trường lớp khang trang, sạch đẹp tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho giáo viên và học sinh, nó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Đồ dùng dạy học tốt, thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình được sử dụng có hiệu quả giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức sẽ rễ ràng, nhanh chóng và hứng thú hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển khả năng tƣ duy sáng tạo cho học sinh. Sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng của học sinh. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Qua thực hành, đức tính kiên trì cẩn thận, chính xác, kỷ luật đƣợc rèn luyện, tình yêu lao động đƣợc nảy nở. Trong quá trình thực hành thí nghiệm các kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được trên lớp thường ở dạng tĩnh và cô lập sẽ tác động tương hỗ làm cho chỳng trở lờn động, làm lộ rừ bản chất và khả năng của chỳng. Làm tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh, việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào nhà trường sẽ cho phép giói thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm cho nhiều học sinh hơn. Có điều kiện tối ƣu quá trình học tập, làm thay đổi phong cách tƣ duy và hành động.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là nội dung, phương tiện chuyền tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động tích cực, thiết bị dạy học là
“mắt xích” trong chỉnh thể mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.
- Cơ sở vật chất trong các nhà trường là thành phần không thể thiếu được trong quá trình dạy học và giáo dục, các trang thiết bị dạy học và hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thì cần phải tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho nhà trường.
- Xu hướng chung của việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THPT nước ta là “tích cực hoá, cá biệt hoá hoạt động của học sinh”, trong đó và trước hết là học sinh suy nghĩ nhiều hơn, là việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn so với thời gian qua nhằm tạo cơ sở quan trọng co việc đổi mới thực sự phương pháp dạy học. Quá trình này tuân theo định hướng đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức trong quá trình học tập thông qua thực hành thâm nhập thực tế và dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện định hướng đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh nêu ở trên liên quan chặt chẽ đến việc nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học ở trường THPT.
- Thực tế các trường THPT trong những năm qua cho thấy do những nguyên nhân khác nhau, mức độ trang bị và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế và có sự chênh lệch nhiều giữa các trường ở các vùng miền khác nhau.
* Xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng kế hoạch CSVC-TBDH phục vụ đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.
Để đạt mục tiêu đem khoa học kỹ thuật cao vào tiết dạy, tăng cường thí nghiệm thực hành, Hiệu trưởng phải có nhìn khái quát về thực trạng CSVC và TBDH tại trường của mình. Thông qua tổ bộ môn, Hiệu trưởng biết được yêu cầu và tình hình sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học của từng tổ bộ môn. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tài chính và có kế hoạch làm mới hay bổ sung một cách phù hợp nhất. Công việc này bao gồm:
- Xây dựng thƣ viện chuẩn có đủ tƣ liệu tham khảo và sách báo, đủ chỗ ngồi, thoáng - Xây dựng phòng đa chức năng với hệ thống máy móc, thiết bị phù hợp cho từng bộ môn
- Đảm bảo khuôn viên trường học là môi trường sư phạm
- Tăng cường máy vi tính, máy chiếu đa năng, nối mạng Internet để tạo điều kiện truy cập các thông tin khoa học, nghiệp vụ mới nhất
- Quan tâm đến hoạt động của phòng thiết bị, không chỉ là nơi lưu trữ đồ dùng dạy học mà còn là nơi giới thiệu và tƣ vấn cho giáo viên về các thiết bị, máy móc hiện đại
- Xây dựng phòng thể dục thể thao đa năng, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển về thể chất
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí, Hiệu trưởng có thể khai thác các nguồn tài trợ từ mạnh thường quân, cơ quan kinh tế trên địa bàn.
Song song, Hiệu trưởng cần có biện pháp để đảm bảo việc sử dụng thiết bị dạy học và phòng bộ môn đúng chức năng và phát huy tác dụng tích cực trong việc truyền tải kiến thức và mở mang sự hiểu biết của học sinh.
* Chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả CSVC-TBDH hiện có và tự làm.
Hiệu trưởng phải cú chỉ đạo rừ ràng việc sử dụng cú hiệu quả cao nhất cỏc phũng bộ môn, thƣ viện… trong điều kiện hiện có, đồng thời kêu gọi việc phát huy tính sáng tạo của giáo viên và học sinh trong việc tự tạo đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy.
* Hiệu trưởng có kế hoạch để tiến hành kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Thực hiện việc kiểm tra định kỳ để cập nhật tình trạng của đồ dùng dạy học để kịp thời sửa chữa những đồ dùng bị hỏng hóc, thiếu chính xác và bổ sung các thiết bị mới do đƣợc cấp hay tự làm vào danh mục quản lý. Phòng thiết bị phải có quyển sổ theo dừi việc giỏo viờn đăng ký mƣợn - trả để ghi nhận đƣợc việc sử dụng đồ dựng dạy học diễn tiến như thế nào. Ngoài ra, Hiệu trưởng nên chỉ đạo các đợt kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh việc không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các thiết bị dạy học.
3.2.6. Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh… trong việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh
3.2.6.1. Mục đích
- Hiệu trưởng tạo được mối quan hệ phối hợp tốt đối với các đoàn thể trong nhà trường như công Đoàn, Đoàn thanh niên nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, đặc biệt trong việc tạo động lực đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Gia đình là một môi trường giáo dục quan trọng, đặc biệt đối với học sinh bậc THPT, nó có tác động không nhỏ đến sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của các em.
Vì vậy, muốn đổi mới một quan niệm, một phương pháp giáo dục trong nhà trường, nhất thiết nhà trường phải phối hợp tốt với gia đình.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên vận động, động viên, giáo viên giao nhiệm vụ trong việc bồi dƣỡng giáo viên. Việc đánh giá đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ hay không phải đƣợc xem xét qua việc họ có tự giác học tập, rèn luyện để thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh hay không.
- Hiệu trưởng có chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh Niên để tổ chức hướng dẫn việc thực hiện phong trào thi đua dạy học theo hướng đổi mới;
xây dựng quy chế phối hợp với quản lý nề nếp học tập của học sinh. Ở đây chi đoàn giáo viên giữ vai trị nòng cốt trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các phong trào hoạt động Đoàn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tự học mà đoàn Thanh niên phát động; đồng thời chi đoàn giáo viên phải là lực lƣợng nòng cốt trong phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Các chi đoàn học sinh chủ động xây dựng kế hoạch học tập, xây dựng kế hoạch tự học, tự đánh giá kết quả học tập của chính mình.
- Hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên để làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong giáo viên và học sinh, tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho giáo viên tham gia các hội thi giáo viên giỏi, thi đồ dùng dạy học…, tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến trong việc nghiên cứu khoa học, có những tìm tòi sáng tạo và thực hiện thành công các phương pháp dạy học mới; có thành tích cao trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
- Hiệu trưởng phải lập kế hoạch cụ thể, trong đú nờu rừ những yờu cầu phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh. Trong kế hoạch chung của trường, Hiệu trưởng cần dự trù thời điểm thích hợp để tiến hành các buổi họp định kỳ, nội dung các buổi họp nhằm thông báo đến cha mẹ học sinh về đặc điểm của nhà trường, phương hướng và nhiệm vụ năm học; tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng, đủ về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Sổ liên lạc phải phản ánh đúng chức năng của nó: gửi thông tin 2 chiều, giáo viên thông báo kết quả học tập và rèn luyện cho học sinh; cha mẹ học sinh phản ánh việc học tập tại nhà và đề xuất kêu gọi hỗ trợ biện pháp giáo dục từ nhà trường; từ đó cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục học sinh.
- Nhà trường chủ động tổ chức buổi toạ đàm về phương pháp giúp học tốt, tìm hiểu tâm sinh lý học sinh hoặc tƣ vấn cho cha mẹ học sinh kiến thức cơ bản về giáo dục gia đình, giáo dục lứa tuổi vị thành niên. Trong các nội dung tuyên truyền đến cha mẹ học sinh về đổi mới phương pháp dạy học, cần đặc biệt chú trọng tới hình thành kỹ năng tự học cho học sinh. Từ đó tạo ra nhận thức đúng trong cha mẹ học sinh để họ tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, phương tiện học tập; phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em mình như; quản lý thời gian học tập ở nhà, nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập.
- Tận dụng những kinh nghiệm, tri thức của cha mẹ học sinh để hỗ trợ các hoạt động sư phạm của nhà trường. Vận động học tham gia vào các hoạt động huy động cộng đồng giúp đỡ nhà trường như: Vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ tài chính, trang bị thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
3.2.7. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- Hiệu trưởng là tấm gương về đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ. Phải củng cố hoạt động của chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, làm hạt nhân bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Hiệu trưởng có kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực hoạt động xã hội của mình, coi đó là điều kiện quan trọng để khai thác, phát huy sức mạnh của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Phải xây dựng đƣợc đội ngũ cốt cán ở các bộ môn làm nòng cốt cho công tác bồi dƣỡng.
, lợi ích tinh thần và đƣợc bố trí thời gian hợp lý cho để thực hiện hoạt động bồi dưỡng về đổi mới phương pháp. Mời các chuyên gia của các trường, của sở giáo dục tham mưu, cố vấn, tập huấn về đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Nội dung bồi dƣỡng phải ngắn gọn xúc tích, hết sức thiết thực và luôn cập nhật theo thời gian. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện và thời gian của các cán bộ chủ chốt, giáo viên, phụ huynh học sinh và của học sinh trong trường THPT.
- Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhƣ mua sắm phương tiện dạy hiện đại; mua mẫu vật thực hành để thực hành, thí nghiệm; mua thêm tài liệu tham khảo phục vụ giáo viên nghiên cứu.
- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường,các đoàn thể và chính quyền địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Tìm kiếm các nguồn tài trợ để bổ sung cho kinh phí khen thưởng học sinh.
- Phải tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong tập thể giáo viên. Phải có chế độ khen thưởng, kỷ luật rừ ràng và nghiờm minh. Cỏc qui chế, qui định phải bỏm sỏt tiờu chuẩn thi đua mà Điều lệ trường THPT đã ban hành. Đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tiễn của các nhà trường.
- Hiệu trưởng cần xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục; có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành một cách thống nhất để thực hiện tốt các biện pháp, có rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả công tác phối hợp hàng tháng.
- Mỗi biện pháp có một ƣu điểm và hạn chế nhất định mà chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong công tác quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG học sinh. Tuỳ theo từng giai đoạn có thể lựa chọn ƣu tiên một số biện pháp. Phải tuỳ hoàn cảnh công việc, điều kiện cụ thể mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý cho phù hợp.
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên đây là 6 biện pháp quản lý hoạt động đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG HS ở trường THPT Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Mỗi biện pháp có thế mạnh, có vị trí cần thiết trong quá trình quản lý dạy học của giáo viên và học sinh nhà trường. Chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Muốn đạt đƣợc hiệu quả cao nhất thì không thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà phải thực hiện một cách đồng bộ. Vì chúng có sự gắn kết, quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý nhà trường.