Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT THỦY SƠN, HUYỆN THỦY NGUYấN, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THPT Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
3.2.1. Nâng cao nhận thức và tạo động lực đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
3.2.1.1. Mục đích
- Xây dựng nhận thức đúng đắn về đổi mới động bộ PPDH, KTĐG. Để thay đổi bản thân mình, con người phải dựa vào tri thức. Xác định nhận thức đúng đắn là
một trong các phương pháp đặc thù của quản lý. Bởi suy cho cùng thất bại hay thành công đều có liên quan đến nhận thức. Nhận thức là cơ sở cho hành động, là ánh sáng mở đường cho mọi sự phát triển, và là vũ khí để đấu tranh với cái bảo thủ lạc hậu, phản tiến bộ.
- Tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho giáo viên. Đặc biệt là giúp cho giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải nâng cao năng lực, đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. Làm cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng đặc biệt của đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. Giáo viên phải thấy rừ yờu cầu bức xỳc của cụng cuộc đổi mới chương trỡnh giỏo dục phổ thụng núi chung và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện nay và tiến kịp với trào lưu chung của thế giới.
- Làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên phải nhận thức đƣợc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh giữ vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh ngày nay, nguồn nhân lực mà ngành Giáo dục và Đào tạo cung cấp cho xã hội còn phải có những phẩm chất và năng lực: tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật, quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của đất nước; tinh thần chủ động, tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề đặt ra, năng lực hợp tác và giao tiếp, nhạy cảm với cái mới, thích ứng với những thay đổi của nghề nghiệp và cuộc sống. Những năng lực này chỉ có thể hình thành và phát triển thuận lợi trong các hoạt động và bằng các hoạt động tự tìm tòi, chủ động khám phá, tích cực tham gia trong học tập, thông qua các hình thức tương thác giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Như vậy, đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh giữ then chốt để tạo chất lƣợng mới cho nguồn nhân lực.
- Người giáo viên phải biến nhận thức đúng đắn về đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh thành tình cảm, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vƣợt qua những khó khăn thử thách hiện có, đổi mới từ quan niệm đến nề nếp học tập.
- Hiệu trưởng phải tạo ra động lực đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh bằng cách tổ chức tốt công tác thi đua và khen thưởng. Lấy giáo dục tư tưởng chính trị để đẩy mạnh thi đua và lấy kết quả thi đua để động viên, tác động đến tinh thần và thái độ công tác của từng cá nhân cụ thể.
- Biện pháp nâng cao nhận thức là biện pháp mở đường cho các biện pháp khác. Bởi nó là cơ sở để tập hợp các lực lƣợng, phát huy tính chủ động tích cực, làm cho đối tƣợng hiểu mà dẫn đến tự nguyện, thống nhất trong hành động thực hiện mục tiêu chung. Đứng trước yêu cầu đổi mới, những khó khăn đặt ra, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ cùng chung ý tưởng với quan điểm và cách tiến hành. Điều này đòi hỏi những người lãnh đạo nhà trường phải nắm vững một cách sâu sắc về sự cần thiết và đúng đắn của sự đổi mới, kiên định với hướng đi đã chọn, kiên trì thuyết phục những người khác cùng làm theo. Yêu cầu đổi mới đòi hỏi đặt ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của giáo viên. Buộc họ phải điều chỉnh mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động chuyên môn. Điều đó có thể gây nên một số trở ngại cho giáo viên. Chính vì thế cần phải làm cho họ hiểu đúng, tạo dựng niềm tin làm cơ sở để dẫn đến thành công.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Bằng lý lẽ thuyết phục, giáo dục, tác động vào nhận thức làm cho đối tƣợng nhận thức đúng đắn và tự nguyện chấp hành yêu cầu của hiệu trưởng. Từ đó có hoạt động cụ thể, phù hợp để nâng cao năng lực. Cơ sở của biện pháp này là những qui luật tâm lý. Nhận thức là cơ sở của thái độ và hành vi. Cho nên tác động vào nhận thức là cơ sở dẫn đến hành vi đúng đắn. Từ đó chúng ta sẽ tạo ra những thói quen, bồi dƣỡng những phẩm chất tốt cho họ.
- Đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh đƣợc hay không cốt yếu ở mỗi giáo viên. Nếu giáo viên đam mê nghề, yêu quý học sinh, luôn trăn trở để tìm được con đường ngắn nhất dẫn tới giờ dạy học hiệu quả thì họ sẽ tìm được phương pháp phù hợp.
- Hiệu trưởng nhà trường phải quan tõm nghiờn cứu để hiểu rừ tường minh, sâu sắc về tính cấp thiết của đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh; những điều kiện thực hiện đổi mới, những thuận lợi, khó khăn; từ đó tuyên
truyền giải thích cho cán bộ - giáo viên hiểu, nắm đƣợc yêu cầu, tầm quan trọng của đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dƣỡng nhận thức, quy định và thực hiện nghiêm chỉnh thời gian học tập chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, hội họp, thông tin thời sự. Tùy đặc điểm của nhà trường, phải xác định cần nâng cao nhận thức cho giáo viên những gì, vào thời điểm nào. Niêm yết tất cả các loại văn bản, nghị quyết, hướng dẫn về đổi mới giáo dục THPT, trong đó có đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh nhƣ nội dung chính của Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội; Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ thị số 40- CT/TƯ của Ban Bí thư,... tại văn phòng nhà trường để tất cả giáo viên có thể tìm hiểu và trao đổi.
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, học tập tất cả các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo về đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Thống nhất hành động từ Chi ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
Nâng cao nhận thức thường xuyên trong các cuộc giao ban chuyên môn, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn cập nhật các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn mới, triển khai, quán triệt trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng.
Yêu cầu giáo viên thể hiện nhận thức của mình thông qua các loại hồ sơ, giáo án.
- Tổ chức kiểm tra nhận thức của giáo viên, những nội dung chính của các nghị quyết, chỉ thị về đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Tổ chức tốt công tác thi đua: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn đề xuất các hình thức thi đua đảm bảo đƣợc tính dân chủ, công bằng và khách quan. Các nội dung thi đua phải đƣợc bàn bạc, thảo luận và xây dựng nên bởi ý kiến của tập thể Hội đồng sƣ phạm. Hoạt động dạy học, đặc biệt là việc đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh phải đƣợc xem là trọng tâm trong các nội dung thi đua.
3.2.2. Tăng cường quản lý đổi mới thực hiện các yếu tố của quá trình dạy học