Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KTĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của HS ở trường THPT
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG
a) Trình độ, năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng
Sự đổi mới PPDH, KTĐG có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng.
Hiệu trưởng phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới PPDH, KTĐG ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện.
Ngoài ra, uy tín của hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
b) Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV
Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình, bằng nhân cách của chính mình, đó là đặc trưng của lao động sư phạm của người thầy giáo.
Trình độ, năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng quản lí hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG.
c) Phẩm chất và năng lực của HS
Phẩm chất và năng lực HS có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lí PPDH, KTĐG. Nếu HS chăm, ngoan, có động cơ và ý chí học tập tốt, lại thông minh, sắc sảo và được lựa chọn cẩn thận về trình độ học vấn như các trường chuyên, lớp chọn thì cách tổ chức, quản lí PPDH, KTĐG của hiệu trưởng phải khác hẳn các trường bình thường.
Việc xác định phẩm chất và năng lực HS là một công việc phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mặt sinh học, mặt xã hội, thành phần dân cƣ, bản sắc văn hóa địa phương... Vì vậy, hiệu trưởng và GV cần tiến hành điều tra khảo sát khá cẩn thận để nắm vững đối tƣợng các lớp đầu cấp học, đầu năm học, nhằm xây dựng kế hoạch dạy học đƣợc sát và đúng.
1.3.5.2. Các nhân tố khách quan
a) Chính sách, chủ trương về đổi mới PPDH, KTĐG
Nghị quyết của các đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc đổi mới PPDH, KTĐG; các văn bản, chỉ thị của ngành GDĐT đã đƣợc các cấp quản lí cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, KTĐG ở các trường phổ thông hiện nay.
b) Điều kiện dạy học thực tế của trường
Đổi mới PPDH, KTĐG gắn liền với những yêu cầu về TBDH, về thƣ viện, về các phương tiện kĩ thuật hiện đại, về CSVC nói chung, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động độc lập hoặc theo nhóm của học sinh. Vì vậy, hiệu trưởng cần có kế hoạch xây dựng CSVC, TBDH, có biện pháp huy động lực lƣợng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống CSVC, TBDH theo hướng đổi mới PPDH, KTĐG.
c) Gia đình, cộng đồng xã hội
HS không thể có phương pháp học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, giúp đỡ HS trong học tập. Truyền thống văn hóa, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng gần gũi với HS, có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ, phương pháp học tập của HS. Vì vậy tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn HS tự học là vô cùng cần thiết.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở hệ thống hóa các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý quá trình dạy học, PPDH, KTĐG và đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, Chương 1 luận văn đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm liên quan đến PPDH, KTĐG và quản lý đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG ở trường THPT. Đây chính là những nội dung định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý đổi mới PPDH, KTĐG và đề xuất biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG ở trường THPT Thuỷ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng được trình bày ở chương 2.
Đổi mới PPDH, KTĐG là một khâu quan trọng nhất trong quá trình đổi mới quá trình dạy học hiện nay theo định hướng tiếp cận năng lực người học. Để hoàn thành tốt công tác này người Hiệu trưởng cần nắm vững lý luận về quản lý đổi mới PPDH, KTĐG, vận dụng vào thực tiễn để xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ PPDH, KTDG ở trường THPT.