Những nhân tô ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 49 - 50)

Hmh2.1:SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

2.2.1. Những nhân tô ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ để tạo thành các đ(m vị cảnh quan khu vực trung du miền núi Hữu Lũng. Trong số đó, vị trí địa lý và kiến tạo địa mạo là các nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng gián tiếp đến các nhân tố khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và sinh vật.

Vị trí địa lý của một lãnh thổ phản ánh tính địa đới của các hiện tượng, thành phần tự nhiên và cảnh quan. Xét trong phạm vi khu vực nghiên cứu, sự phán hoá lãnh thổ theo vĩ độ địa lý để hình thành nên các đơn vị cảnh quan không thổ hiên rõ bằng ảnh hưởng của các nhân tô' phi địa đới. Do đó, kiến tạo - địa mạo được coi là nhân tổ' chủ đạo, ảnh hưởng đến sự phân hoá các hiện tượng, Ihành phần tự nhiên và cảnh quan theo đai cao và theo hướng sườn... Tron? lịch sử phát Iriổn, lãnh thổ chịu sự tác động lâu dài của quá trình san bằng nhưng lại đưực tân kiến lạo làm trỏ lại với các mức độ nâng không đồng đều. Kết hợp với xâm thực, bào mòn của quá trình ngoại sinh đã tạo nên ở đây các kiểu địa hình núi thấp, đồi cao, gò đổi thấp và thung lũng, ó lãnh thổ nghiên cứu chủ yếu có các hệ tầng c - Pị, p 2, Tị, T2 và Tj, troníỉ đó hệ tầng c - p, phần lớn tập trung ở phía Bắc. Do đó ở khu vực này có kiểu địa hình karst phát triển mạnh và kết quả là tạo ra nhiều núi đá vôi hiểm trở cùng với những thung lũng và cánh đồng karst. Tương tác giữa hoàn lưu khí quyển và địa hình đã tạo ra sự khác biệt về chế độ nhiột ẩm, thời kỳ mưa, thời kỳ khô hạn... Vào mùa hò, sự phân hoá vổ nền nhiệt theo lãnh thổ ở đây bị xoá đi, chỉ còn lại chứnti cứ một nền “nhiệt đới” chung. Tuy nhiên, trong các tháng mùa đông với ảnh hưởna của gió mùa Cực Đới lục địa Đông Bấc và sự tương tác hoàn lưu - địa hình đã tạo ra sự phân hoá về nền nhiệt một cách rõ rệt.

Có thể thấy rằng, mặc dù Hữu Lũne nằm ở vùne nhiệt đới, hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn nhưng do ảnh hưởng của độ cao địa hình mà có thế quan sát thấy ơ khu vực núi thấp với độ cao trên 300 m, vào mùa đỏng thường có 3 tháng nhiệt độ

trung bình dưới 15°c. ơ khu vực đồi và thung lũng với độ cao tuyêt đối dưới 150 m vào m ùa đông thường có 3 tháng nhiệt độ trung bình từ 15 - 18°c.

Chính sự tương tác giữa nển tảng vật chất rắn và địa hình với nền tảng nhiệt ẩm là nhân tố tiền đề chi phối đến quá trình hình thành thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Trong khu vực nghiên cứu, thực vật chủ yếu là các loại cây chịu lạnh và khô cùng một số loài thực vật sau nương rẫy. Hiện nay thảm thực vật tự nhiên ờ đây đang có nguy cơ suy thoái và đây là nguyên nhân cơ bản làm cho đất bị thoái hoá.

Như vậy, mỗi khu vực đặc trưng bởi một nền nhiệt - ẩm, một kiểu thảm thực vật và kiểu đất tương ứng. Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và cảnh quan huyện Hữu Lũng bị chi phối đồng thời của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Những quy luật trên tác động đổng thời, tổng hợp và quy định những nét đặc Ihù của cảnh quan lãnh thổ Hữu Lũng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)