Cơ sở khoa học của việc đánh giá:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 76)

- Cơ sở hạ tầng:

3.3.1.1 Cơ sở khoa học của việc đánh giá:

Việc quy hoạch, định hướne sử dụniỉ hợp lý lãnh thổ nhằm dạt được năng suất sinh học cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cần nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên một cách tổng hợp. Trước đáy, khi đánh giá lãnh thổ nhằm định hướng cho quy hoạch, thường dựa trên việc nghiên cứu các điều kiện, các hợp phần tự nhiên mộl cách độc lập, một sô' nghiên cứu một vài hợp phần với tư cách là nhân tố trội. Chẳnu hạn, phần lớn các quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triến nông

nghiệp thường dựa trên các kết quả nghiên cứu đất và thêm một số nghiên cứu phụ trợ như: địa hình, nguồn nước... Do đó, một số dự án, chương trình và mỏ hình phát triển mặc dù đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao thậm chí thất bại do thiếu sự nghiên cứu và đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện.

Đánh giá điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội đã được nghiên cứu và và áp dụng ở các nước tiên tiến, đăc biệt là Liên Xô cũ. Đó là các nghiên cứu tổng hợp về cảnh quan ứng dụng, các tác giả có nhiều công trình nghiên cứu điển hình vổ đánh giá cảnh quan như: N. F. Tiumentxev (1963), E. L. Raikh (1971) , L. I. Mukhina (1973), D. L. Armand (1975), E. M. Rakovskaia và I. R. Gorphman (1980)... Hiện nay ở Việt Nam hướng nghiên cứu “sinh thái cảnh quan” đang được sử dụng như một công cụ mạnh trong đánh giá, quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển kinh tế sinh thái bền vững dựa trên nguyên tác sứ dụng tối ưu các đăc điểm sinh thái cảnh quan và thiết lập các quan hệ hài hoà giữa con người và môi trường.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một hệ thống hoàn chinh, mỗi đơn vị lãnh thổ được thành tạo do các mối quan hệ tương hỗ rất phức tạp giữa hai khối vật chất sống và không sống cùa lớp vó địa lý được vận hành thông qua dòng vật chất và năng lượng. Mộl Irong những tính chất cơ bản của địa tổng thể tự nhiên (đơn vị cảnh

quan) là sự đồng nhất về nguồn gốc thành tạo, vổ cấu trúc bên trong và biểu hiện bèn ngoài. Tính đồng nhất của một đơn vị cảnh quan không phụ thuộc vào quy mô diện tích của đơn vị cảnh quan đó, điểu này có ý nghĩa quan trọng khi xác định tiềm năng tự nhiên cũng như khá năng khai thác kinh tế cùa từng đơn vị cảnh quan, đồng thời giúp cho việc định hướng qui hoạch sứ dụng hợp lý các đon vị cảnh quan.

Như vậy cảnh quan là đối tượng cơ sở của việc rmhiên cứu lãnh thổ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời là đon vị lãnh thổ phát triển kinh tế cũng như phương hướniỉ sử dụng hợp lý và tái tạo tài níỉuyên thiên thiên nhiên. Khi đánh giá tiềm năng tư nhiên phải xét Irong môi quan hệ với các Ihành phẩn khác, chúng phái dược đánh

giá trong phạm vi giới hạn về mặt lãnh thổ như một cấp đơn vị không gian làm đơn vị cơ sở cho việc đánh giá.

Đơn vị cảnh quan là đối tượng nghiên cứu tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng sinh thái bền vững. Công tác đánh giá phải dựa trên những phương pháp, nguyên tắc phù hợp với đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu. Việc đánh giá này ngoài việc xác định tiểm năng tài nguyên, còn xác định chức năng tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng đơn vị cảnh quan. Căn cứ vào mục tiêu, mức độ chi tiết của việc đánh giá mà xác định cấp cơ sở đánh giá. Với đăc thù phân hoá của lãnh thổ và để phục vụ cho việc phát triển cây ăn quả (vải, na) nên đơn vị được lựa chọn để đánh giá là dạng cảnh

quan. Các bản đồ đánh giá, phân hạng và định hướng phát triển sản xuất lãnh thổ được

thể hiện ở tỷ lệ là 1 : 50.000.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)