Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi sinh tháicủa cácdạng cdnh quan đôi vói cây vải và cây na

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 86)

VI. Nhiêtđô TB các 1 Lạnh: từ 15 18°c Twl

3.3.3 Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi sinh tháicủa cácdạng cdnh quan đôi vói cây vải và cây na

đôi vói cây vải và cây na

Đ ánh giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ phù hợp của các địa tổng thể đối với đối tượng cụ thể của quy hoạch. Các dữ liêu đầu vào cho bước đánh giá bao gổm đặc tính của các địa tổng thể (mà ở đây là các dạng cảnh quan), nhu cầu sinh thái cùa loại hình sử dụng tài nguyên, còn đầu ra là kết quả phân bậc tính thích nghi sinh thái của các địa tổng thể dưới dạng cho điểm hoặc phân cấp. Điểm đánh giá có thể được tính theo tổng hoặc trung bình cộng (N. c. Huần, 1992) hoăc trung bình nhân của các điểm thành phần. Để phân chia các mức thích nghi (hoặc mức độ thuận lợi) của các địa tổng thể các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, đặc biệt hiện nay trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã và đang áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1986).

B ảng 3.4: Phân cấp nhu cầu sinh thái đối với cây na ở khu vực Hữu Lũng

Mức độ thích nghi

Chỉ tiêu Rất thích nghi Thích nghi ít thích nghi Khổng thích nghi

(S l) (S2) (S3) (N)

1. Loại đất Dv, Fv Fs, Fa, p Fq, D, Fp Pb, F1

2. Độ dốc 0 - 8 ° (SL1) 8 - 15°(SL2) 15 - 25°(SL3) >25°(S L 4)

3. Tầng dày (cm) > 1 0 0 (D l) 50 - 100 (D2) < 50 (D3) -

4. Độ phì của đất Khá (OC1) T.bình (OC2) Thấp (OC3) -

5. Khả năng Tốt T.bình Kém Rất kém thoát nước (T n l) (Tn2) (Tn3) (Tn4) 6. Nhiệt độ tháng m , IV, V Mát (T sl) Hơi nóng (Ts2) - 7. Lượng mưa 1 .500- 1.600 1.400- 1.500 TB năm (m m) (P l) (P2) 8. Vị trí Rất thuận lợi (L l) Thuận lợi (L2) ít thuận lợi (L3)

Không thuận lợi (L4)

Đánh giá thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan phục vụ quy hoạch các mô hình kinh tế sinh thái với đối tượníỉ là mô hình trồng cây ăn quả (vái, na) thực chất

là quá trình so sánh giữa khả nãng, tiềm năng của các dạng cảnh quan (lãnh thổ) và nhu cầu sinh thái của cây trồng. Việc đánh giá được thực hiện theo phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu sinh thái của các dạng cảnh quan tuỳ Ihuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu sinh thái đối với cây vải, cây na (bảng 3.3 và 3.4). ở đây mức độ thích nghi được đánh giá theo 4 mức: rất thích nghi - 3 điểm; thích nghi - 2 điểm; ít thích nshi - 1 điểm; khồng thích nghi - 0 điểm.

Để làm cơ sở cho việc phân hạng thích nghi sinh thái cùa các dạng cảnh quan đối với cây vải, cây na tiến hành đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu sinh thái, việc áp dụng bài toán trung bình nhân sẽ cho kết quả đánh giá với điểm tổng hợp trong từng dạng cảnh quan của khu vực nghiên cứu:

M 0 = !ya1.a2 .a 3 ...an M0: Điểm đánh giá tổng hợp

a,, a2, a3, ... a,,: Điểm số cùa các chỉ tiêu đánh giá n: số chỉ tiêu dùng đánh giá

Ưu điểm của bài toán trung bình nhân theo D. L Armand (1975), các chi tiỏu đều bình đẳng trong đánh giá, vì vậy nếu trong số n chi tiêu đưực đánh giá chi cần chí xuất hiện 1 chỉ tiêu giới hạn mà cây trồng không thể vượt qua được coi là yếu tô' khỏng thích nghi (có điểm tương ứng là 0 điểm). Nếu một dạng cảnh quan nào đó có một hoăc vài chỉ tiêu được đánh giá là khôn? thích nghi thì bài toán trung bình nhân sẽ cho kết quả là 0 điểm. Trong trường hợp này dạng cảnh quan đó sẽ không cần lập bảng đánh giá mà xếp luôn vào hạng không thích nghi (N).

Như vậy, mỏi một dạng cảnh quan sẽ được đánh giá theo 8 chỉ tiêu cho từng loại hình sử dụng riêng. Đối chiếu đặc điểm của từng dạng cảnh quan (bảng 3 phần phụ lục) với nhu cầu sinh thái của cây vải và cây na (bảng 3.3 và 3.4), sẽ có 8 điếm số tương ứng. Đem nhân các điểm sô này lại với nhau, sau đỏ lấy uiá trị trung hình nhãn của tích đó thì sẽ được kết quả đánh giá thích ntỉhi cùa lừng dạng cảnh quan. Cháng hạn: dạng cảnh quan sô' 4 có đặc điếm là thuộc loại đất phù sa khổng được bồi (P), độ

dày tầng đất trên 100 cm (D l), độ dốc từ 3 - 8° (SL1), độ phì trung bình (OC2), khả năng thoát nước trung bình (Tn2), nhiệt độ trung bình các tháng XII, I và II là 15,8°c (T w l), độ ẩm không khí trung bình tháng XII, I và II là 79% (W w l) và ờ vị trí rất thuận lợi cho sản xuất (L l). Khi so sánh, đánh giá mức độ thích nghi của dạng cảnh quan này cho phát triển cây vải, ở bảng 3.3 cho thấy: loại đất phù sa không được bồi là rất thích nghi cho cây vải (3 điểm), độ dày tầng đất trên 100 cm là rất thích nghi (3 điểm), độ dốc từ 0 - 8° là ít thích nghi (3 điểm), độ phì trung bình thuộc mức thích nghi (2 điểm), thoát nước trung bình (2 điểm), nhiệt độ trung bình các tháng XII, I và II là rất thích nghi (3 điểm), độ ẩm không khí trung bình tháng XII, I và II là rất thích nghi (3 điểm) và ở vị trí rất thuận lợi cho sản xuất (3 điểm) Như vậy, điểm trung bình nhân (Mo) của dạng cảnh quan số 4 là:

8__________________

M o = V3 . 3. 3 . 2. 2 . 3 . 3 . 3 = 2,71

Với phương pháp như trên có thể tính toán cụ thể cho tất cá các dạng cảnh quan ở lãnh thổ nghiên cứu. Giá trị trung bình nhân 8 chỉ tiêu là kết quá cuối cùng của đánh giá thích nghi. Trong lãnh thổ nghiên cứu, các dạng cảnh quan có điểm số trung bình nhân bằng 0 thì chúng được xếp vào hạng không thích nghi. Các dạng cảnh quan có kết quả tính trung bình nhãn khác 0 thì được phân hạng theo các mức độ thích nghi.

Khi thực hiện đánh giá mức độ thích nghi của từng loại cảnh quan cho phát triển cây vải và cây na ở huyện Hữu Lũng, có đến 32 dạng cảnh quan được xếp hạng không thích nghi cho cây và cây na. Sô' còn lại đưa vào đánh giá và phân hạng ờ lãnh thổ nghiên cứu chỉ còn lại 34 dạng cảnh quan. Áp dụng công thức do Aivasian (1983) đề nghị sẽ tính toán được khoảng cách điểm của mỗi hạng, ở đáy, điểm trung bình nhân tối đa (Smax) là 3 điểm, điểm trung bình nhân tối thiểu (Smin) là 1 điểm và số lượng dạng cảnh quan được đưa vào đánh giá (H) là 34. Từ công thức:

Smax - Smin

s = --- thay các thông số vào sẽ được giá trị:

3 - 1

s = --- --- -— *0,79.

1 + lg34

Như vậy, 0,79 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chi số này thì trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu có thể phân hoá thành 4 hạng:

- Hạng không thích nghi (N): có điểm trung bình nhân là 0. - Hạng ít thích nghi (S3): có điểm đánh giá 1,00 - 1,79. - Hạng thích nghi (S2): có điểm đánh giá từ 1,80 - 2,59. - Hạng rất thích nghi (S I): có điểm đánh giá từ 2,60 - 3.00.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)