KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 98 - 100)

III, IV ,V VỊ trí Điểm đánh Phân hạng

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

A. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan phục vụ cho việc định hướng phát triển cây ăn quả huyện Hữu Lũng, để tài rút ra những kết luận sau:

1. Góp phần khẳng định phương pháp nghiên cứu và đánh giá cảnh quan có tính ứng dụng cao, phục vụ cho việc quy hoạch phát triển nông, lâm nghiộp nói chung và phát triển cây ăn quả nói riêng.

2. Trên cơ sở nghiên cứu đạc điểm eác nhân tố hình thành cảnh quan, đề tài đã tìm ra quy luật phân hoá đa dạng và độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu. Với hộ thống phân loại cảnh quan gồm 6 cấp cùng các chỉ tiêu cụ thể xác định cho từng cấp, huyện Hữu Lũng nằm trong 4 phụ lớp cảnh quan, thuộc kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa mùa có mùa đông lạnh và khô trung bình. Từ các đặc trưng cực đoan của khí hậu địa phương đã chia lãnh thổ ra 2 phụ kiểu cảnh quan. Sự tương tác giữa hoàn lưu khí quydn và địa hình đã phân hóa lãnh thổ thành 6 hạng cảnh quan với 19 nhóm dạng và 66 dạng cảnh quan. Kốt quả đó được thê hiện trên bản đồ cảnh quan huyện Hữu Lũng lỷ lộ 1/ 50.000.

3. Lãnh thổ nghiên cứu có diện tích rộng và mật độ dân sỏ' không cao, điều kiổn khí hậu và đất đai thuận lợi cho việc xáy dựng các mô hình nông - lâm kết hợp theo hướng sản xuất hàng hoá, trong đó cần ưu tiên phát triển các cây ăn quả như vải và na.

4. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái với 2 loại cây ăn quả chú yếu ở Hữu Lũng trên các dạng cảnh quan cho thấy: đối với cây vải có diện tích rất thích nghi (S l) là 2.552,17 ha, thích nghi (S2) là 15.549,34 ha, ít thích nghi (S3) là 786,90 ha và khổng thích nghi (N) là 60.672,59 ha. Diện tích rất thích nghi cho trồng na (S l) là 515,17 ha, thích nghi (S2) 16.204,58 ha, ít thích nghi (S3) 4.244,72 ha và không thích nghi (N) là 58.596,53 ha.

5. Trên cơ sở kết quả đánh giá và phân tích hiện trạng sử dụng đất, đề tài đã định hướng quy hoạch trồng vải và na đến năm 2010 như sau: diện tích trồng vải là 9.251,32 ha (trên các dạng cảnh quan 4, 11, 12, 14, 19, 20, 21, 22, 24, 26, 28, 30, 32, 37, 38) và diện tích trồng na là 1.482,33 ha (trên các dạng cảnh quan 55. 61, 62). Những định hưởng này đã được thể hiện một cách cụ thể trên bản đồ đc xuất sử dụng dát tý lệ 1/50.OCX).

B. KIẾN NGHỊ

Đ ể phát triển bển vững các loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả ở huyện Hữu Lũng cần phải thực hiện một cách đổng bộ các vấn đề sau:

1. Ngoài việc đánh giá thích nghi, cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động môi trường của từng loại hình trồng cây ăn quả một cách cụ thể. 2. Đẩy mạnh phát triển cây ăn quả theo hướng trang trại, xây dựng các vùng cây

ăn quả mang tính chất sản xuất hàng hoá.

3. Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo mạng lưới cán bộ kỹ thuật kết hợp với tuyên truyền phổ cập những tri thức về khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc trổng cây ăn quả cho người dân địa phương.

4. Cần phải có chính sách về vốn như: cho vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi, kêu gọi các dự án đầu tư ,.. .đồng thời kết hợp với viộc nâng cấp cơ sở hạ tầng trong đó chú trọng về công tác thuỷ lợi.

5. Xây dựng trung tâm thu mua, chế biến sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)