Thảm thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 46)

Hmh2.1:SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

2.1.4.2 Thảm thực vật

Thảm thực vật là một họp phần quan trọnR của tổng hợp thể lãnh thổ, đồng thời nó cũng là họp phần rất nhạy cảm và biến đổi nhanh chóng trước nhữnti tác động cùa con người. Việc nghiên cứu các hợp phần cảnh quan nói chung và nghiên cứu diễn thế của lớp phủ thực vật nói riêng giúp ta biết được động thái phát triển của các đơn vị cảnh quan và có ý nghĩa to lớn trong việc định hướne quv hoạch khai thác, sử đụng hợp lý tài nguyên trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bển.

Sự hình thành một thảm phủ thực vật được dựa trên các nhóm nhán tố phát sinh gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và con người. Vì vậy, đối với một khu vực khá đăc biệt của vùng Đông Bắc Bắc Bộ có chê độ khí hậu được xếp vào

loại hơi ẩm đến ẩm như Hữu Lũng (Thái Vãn Trừng 1970) thì ngoài việc nghiên cứu các nhân tố như đã trình bày ờ trên còn phải nghiên cứu sự dặc thù của lãnh thổ trong mối quan hẹ với khu hệ động, thực vật mới có thể giải thích được sự khác biệt về thành phần loài trong khu vực nghiên cứu.

Do giới hạn vể vị trí địa lý, huyện Hữu Lũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố bản địa với các loại đặc hữu như: Lim (Erythrophleum fordii), Gội (Aglaia gigantea), Lát... Ngoài ra khu vực nghiên cứu cõn nằm trong khu vực giao lưu của nhiều luồng thực vật di cư như:

- Luồng Indo - Malaysia: với các cây họ dầu như Chò nâu (Dipterophleum tonkinensis), Chò chỉ (Parashorea stellata), Táu lá nhỏ (Vaticatonkinensis), Táu măt quỷ (Vatica astrotricha)...

- Luồng Him alaya - Vân Nam - Quý Châu: với họ Dẻ (Fagaceae) như Dè gai (Castanopsis boisii).

- Luồng An Độ - Miến Điện: Họ Săng lẻ như Bầng lăng, Tếch (Tectona grandis). Do sự xâm nhập và đan xen từ nhiều luồng thực vật di cư đã tạo cho Hữu Lũng sự đa dạng, phức tạp về thành phần loài, trong đó các loài thực vật từ phía Bắc xuống là chủ yếu. Với nhiều nhóm quần hợp thực vật khác nhau phân bô' trong một khu vực không lớn và sự phân hoá không rõ rệt đã gây nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên, trên cơ sở k ế thừa những kết quả nghiên cứu của Thái Văn Trừng, Vũ Đức Minh và cục điều tra (Tổng cục Lâm nghiệp) cùng với quá trình khảo sát thực địa, thảm thực vật khu vực nghiên cứu được phân ra các quần hợp sau:

la) Rừng thứ sinh (nhóm quần hợp: Lim, Trám, Ngát, Ngội, De, Dẻ)

Ib) Rừng non tái sinh (nhóm quần hợp: Trám, Ngát, De, Dẻ, Bời lời, Sau sau) Ic) Trảng cây bụi tạp (nhóm quần hợp: Sau sau, Thành níỉạch, Thầu táu, Găng gai, Ba bét, Mua).

Id) Trảng cây bụi thưa cộng cỏ non (nhóm quần hợp: Thầu táu, Thành ngạch. Găng gai, Guột, c ò lào).

Ilb) Rừng non tái sinh (nhóm quần hợp: Trám Ngát, Kháo, Dẻ, Sau sau). IIc) Trảng cây bụi tạp (nhóm quần hợp: Ba bét, Hu đay, Bời lời, Ba chẽ, Hu me, Thầu táu).

Illa) Rừng trồng ( quần hợp: Mỡ). Illb) Rừng trồng (quần hợp: Bạch đàn). IIIc) Rừng trồng (quần hợp: Sau sau). Illd) Rừng trổng (quần hợp: Vầu). Ille) Rừng trồng (quần hợp: Thông).

IVa) Rừng trên núi đá vôi (nhóm quần hợp: Nghiến, Mạy tèo, Ô rô). IVb) Trảng cây bụi thưa trên núi đá vôi.

Va) Cây màu và cây công nghiệp hàng năm (Ngô lạc, Khoai lang, Thuốc lá, Mía, Dứa, Đậu đỗ, Rau xanh...).

Vb) Lúa (hai vụ lúa, một vụ lúa - một vụ màu, một vụ lúa - một vụ bỏ hoang). Vc) Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (Chè, Vải, Na, Nhãn, Cà phê, Quýt...).

Vd) Nương rẫy.

VI) Ruộng nương hoang hoá.

Qua khảo sát bắt gặp quần họp rừng trồne với ưu hợp tếch (Tectona Grandis) nhưng do diện tích rất hạn chế, phát triển chậm nên không xếp vào các quần hợp của khu vực nghiên cứu. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên đồi núi đấl phía Đông và Đông Nam của Hữu Lũng phát triển chủ yếu các quần hợp: la, Ib, Ic và lia, Ilb với diện tích không rộng lớn ở các khu vực cao, xa dân cư. Mặc dù được bảo vệ nhưng tình trạng khai thác trái phép các loại gỗ quý vẫn diễn ra nèn tình trạne rừna ngày càne xấu đi theo thời gian. Những khu vực bị tàn phá nặng nể chú yếu là các quần hợp: Id và IIc. Trong những năm eần đây, thực hiện các chương trình trồng rừng, mà trọng điếm là chương trình 327 nên đã phủ xanh đáng kể diện tích đất trống đổi núi trọc và đã xuất hiện các quần hợp Ilỉa, Illb, IIIc, Illd, IIIc phát triển tốt ở khắp địa bàn nghiên cứu.

Khu vực phía Bắc Hữu Lũng trên các núi đá vôi, phát triển chủ yếu hai nhóm quần hợp: IV a tập trung ờ các xã Hữu Liên, Yên Vượng, Hoà Bình, Tân Lập và quần hợp IVb tập trung ở các xã Thiên Kỵ, Yên Bình, Cai Kinh... Các khu vực địa hình thấp như thung lũng dốc tụ, sườn đồi thoải, chủ yếu phát triển các nhóm quần hợp: Va, Vb, Vc, Vd, VI.

Quá trình khai thác lãnh thổ dựa trên phương thức sản xuất lạc hậu là nguyên nhân chính làm suy thoái tài nguyên rừng đặc biệt đối với các quần hợp có chu kỳ phát triển dài và đòi hói điều kiện sống phức tạp, khác nhau ở những độ tuổi khác nhau như: Lim, Sến, Táu, Chò, Ngát,...V ì vậy, cần phải bảo vệ và khoanh nuôi các diện tích rừníi và các thảm rừng tái sinh nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thè' thứ sinh của thảm thực vật rừng cúa khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)