Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 33 - 38)

Hmh2.1:SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

2.1.3.1 Khí hậu

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng Đông Bấc Bác Bộ, mang đầy đù tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa với tổng tích ôn trung bình hàng năm từ 7.500 - 8.500°c. ở đây có mùa hè nóng và mưa nhiều, có mùa đông lạnh và ít mưa [41 ]. Với vị trí chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc Ninh, Bắc Giang lên vùng đồi núi cực Nam tinh Lạng Son nên Hữu Lũng có ch ế độ khí hậu khác biệt với các khu vực phụ cận. Vồ mùa hè (tháng VI, VII và VIII) và cả năm ở đây hầu như bị xoá đi sự phân hoá khí hậu theo lãnh thổ mà chỉ còn lại chứng cứ một nền “nhiệt đới” chung, kể cả Lạng S(m. Nhưng với các tháng nhiệt độ thấp trong mùa đông (tháng XII, I và II) với ảnh hưởng của gió mùa cực đới lục địa Đône Bắc từ vị trí địa lý và sự tương tác hoàn lưu - địa hình đã tạo ra sự phân hoá vể nển nhiệt rõ nét. Nếu Lạng Sơn (đầu đón gió) và Bắc Sơn (hút gió) nền nhiệt mùa đông khá thấp 13,7 - 14,7° c vào loại rét thì Hữu Lũng mức trung bình là 15,8° thấp hơn Lục Ngạn, Bắc Giang, Hà Nội và Thái Nguyên [2]. Hữu Lũng nhận nền nhiệt độ mùa đông tương đối ôn hoà, mùa hè chế độ nhiệt thuộc cao nhất so với các khu vực phụ cận xung quanh và có biên độ dao động nhiệt trong năm lên đến 8,3° c phản ánh tính khuất kín của khu vực nghiên cứu (xem bảng 2.2).

Kết quả của sự tương tác giữa hoàn lưu khí quyển với các yếu tố địa hình, nén nham và vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu đã tạo ra sự phán hoá và hình thành nên hai tiểu vùng khí hậu:

- Phía Bắc bao gồm các xã Thiện Ky, Quyết Thắng, Hoà Bình, Yên Bình, Yên 1 Thịnh Yên Vượng và Cai Kinh. Đây là những dải đá vói cuối cùng của cánh cung Bắc

- Phía Nam là khu vực đồi núi thấp chuyển tiếp từ đồng bằng Hà Bắc có chế độ ộ nhiệt ẩm mang nét đặc thù của khu vực Hữu Lũng [15].

Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình của các tháng mùa đòng và mùa hè ở một sô trạm

Nền nhiệt (°C) Các tháng mùa đông Các tháng mùa hè

Trạm khí tượng XII I II TB VI VII VIII TB

Hữu Lũng 16,5 15,0 16,1 15,8 28,1 28,5 27,7 28,1 Đình Lập 15,1 13,8 15,1 14,7 26,8 27,1 26,4 26,7 Bắc Sơn 14,2 12,8 14,1 13,7 26,4 26,7 26,1 26,4 Thái Nguyên 17,3 15,5 16,8 16,5 28,3 28,5 27,9 28,2 Lục Ngạn 17,4 15,4 16,7 16,5 28,4 28,8 28,0 28,4 Bắc Giang 17,7 15,9 17,1 16,9 . 28,7 20,9 28,3 28,7 Lạng Sơn 14,8 13,3 14,3 14,1 26,9 27,0 26,6 26,8

Nguồn : Sô'liệu Khí tượng, Tliuỷ vân ì 'iệt Nam 1151.

a. Đặc diêm khí hậu của khu vực phía Bấc lãnh th ổ nghiên cứu:

Do ảnh hưởng của địa hình đá vôi nên vào mùa hè khu vực này thường mát hơn và có nhiệt độ thấp hơn khu vực phía Nam từ 1,0 - 1,5 °c. Các thánỉỉ nóng nhất tập trung vào m ùa hè, tức là từ tháng VI đến tháng VIII trong năm. Mùa lạnh kéo dài từ tháng XII đến tháng II, lạnh nhất vào tháng I với nhiệt độ khôns khí trung bình 12,8 ° c thấp hơn khu vực phía Nam từ 2 - 2,5 °c.

Lượng mưa ở đây phân bố khôn? đều giữa các tháng trone năm. Tổng lượng mưa trung bình năm của khu vực này đạt 1.540,9 mm, trong đó 907r lượng mưa tập trung từ tháng IV đến tháng IX trong năm. Số ngày mưa phùn ở khu vực này nhiều hơn khu vực phía Nam và tập trung vào các tháng I, II và in . Nếu áp dụng phương pháp tính hệ số khô hạn của Gaussen - W alter [33] và theo tác giả Vũ Tự Lập thì khu vực phía Bắc có mùa mưa trung bình kéo dài 6 tháng (từ tháng IV đến tháng IX). Khu vực này khổng có tháng hạn, trone năm chỉ có một tháng khô (P/2T < 1) là tháng XII (xem báng 2.3).

B ảng 2.3: M ột số đặc trưng của khí hậu khu vực phía Bác Hữu Lũng. Chỉ tiêu Tháng Nãm I II m IV V VI v n VIII IX X XI XII Nhiêt đô ( Q 12,8 14,1 17,6 21,6 25,1 26,4 26,7 26,1 24,8 22,1 17,9 14,2 20,8 Lượng mưa TB(mm) 35,5 30,3 51,6 122,8 199,8 232,6 262,8 279,1 265,5 79,9 46,6 23,6 1540,9 Số ngày mưa phùn 4,3 6,8 7,9 3,8 0,2 0,1 0,1 0,0 0,0 0,2 1,0 2,4 26,8 Đô ẩm (%) 80 83 85 84 81 82 83 85 83 80 80 78 82 2T (°C) 25,6 28,2 35,2 43,2 50,2 52,8 53,4 52,4 29,6 44,1 35,8 28,4 P/2T 1,39 1,07 1,47 2,84 3,98 4,40 4,92 5,33 8,87 1,82 1,30 0,83

Nguồn : Sô'liệu Khí tượng, Thuỷ văn Việt N am iI 5 l.

b. Đặc điểm khí hậu của khu vực phía Nơm lãnh thổ nghiên cứu:

Đặc trưng của khu vực là địa hình đồi núi thấp có nguồn gốc xâm thực, bào mòn và rửa trôi, được che chắn bởi các khối núi đá vôi ở khu vực phía Bắc. Vì vậy, về mùa đông nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 15,9°c, cao hơn khu vực phía Bắc từ 1,5 - 2,0°c. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình ờ khu vực này đạt 2 8 ,l° c , cao hơn khu vực phía Bắc từ 1,5 - 2,0°c.

Về ch ế độ mưa ẩm, sử dụng chí số Gaussen kết hợp phương pháp tính tháng mưa của Vũ Tự Lập [33] thì khu vực phía Nam có mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng IV đến tháng X (P > 100 mm) và được xếp vào kiểu khí hậu có mùa mưa dài. Tổng lượng mưa ở đáy đạt 1345,6 mm, chiếm đến 90,42% tổng lượng mưa nãm. Tổng số ngày mưa phùn trung bình trong nãm là 17,1 ngày và có 5 tháng hầu như không có mưa phùn (từ tháng VI đến tháng X). Ớ đây có 4 tháng khỏ là các tháng XI, I, II, III (P/2T < 1) và có 1 tháne hạn là tháng XII (P < T) nên được xếp vào kieu khí hậu có mùa khô trung bình. Các đạc trưng khí hậu ỏ khu vực phía Nam của huyện Hữu Lũng được thể hiện ở bảng 2.4.

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm đạt 827f tương đương vơi khu vực phía Bấc nhưng lại có sự khác biệt về biến trình độ ẩin không khí giữa các mùa. v ề

mùa hè, ở đây có độ ẩm không khí cao hơn và về mùa đông lại thấp hơn khu vực phía Bắc.

B ảng 2.4: M ột sô đặc trưng của khí hậu khu vực phía Nam Hưu Lung.

Chỉ tiêu Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Nhiêtđô (°Q 15 16,1 19,5 23,5 27,1 28,1 28,5 27,7 24,7 23,9 20,0 16,5 22,5 Lượng mưa TB(mm) 24,0 25,0 36,9 133,3 182,4 233,1 237,7 283,5 172,8 106,8 37,4 15,3 488, Số ngày mưaphùn 3,2 4,2 6,0 2,6 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,4 0,6 17,1 Độ ẩm (%) 79 80 84 85 81 83 84 86 84 82 79 78 82 2T (°C) 30,0 32,2 39,0 47,0 54,2 56,2 57,0 55,4 49,4 47,8 40,0 33,0 P/2T 0,8 0,78 0,95 2,84 3,36 4,15 4,10 5,12 3,50 2,23 0,93 0,46

Nguồn : Sô'liệu K hí tượng, Thuỷ văn \ 'iệt N am ị 1 5 !.

Nhìn chung, Hữu Lũng có chế độ gió tương đối ổn định trong năm. Tốc độ gió trung bình là 0,94m /s với ba hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (các tháng XI, XII, I, II, III), gió Nam và Đông Nam (các tháng IV, V, VI, VII, VIII, IX, X). Vào mùa đông tốc độ gió thường cao hon đạt tốc độ trung bình là 1,1 m/s. Hữu Lũng là một khu vực có cường độ gió nhỏ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trổng. Vào mùa mưa bão, khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió hơn so với các vùng lán cận đã thổ hiện được tính khuất kín của khu vực nghiên cứu. v ề m ùa Đỏng, không khí trở nên khô, lạnh và ít mưa phùn là điểu kiện thuận lợi đối với việc ra hoa, đậu quả đối với cây trồng dài ngày, đãc biệt là các cây ăn quả.

2.1.3.2 Thuỷ văn:

Nhân tỏ' thuỷ văn có vai trò quan trọne trone vận chuyển và phán bô' lại vật chất và năng lượnR giữa các đơn vị cảnh quan, đặc biệt là các dom vị cảnh quan có nguồn

gốc dòng chảy. Khu vực nghiên cứu có hai đứt gãy, đã hình thành nên hai hệ thống sông là: sông Hoá và sông Trung. Đây là hai con sông chính của Hữu Lũng có tổng chiều đài trên địa bàn nghiên cứu là 32 km.

Sông Trung bắt nguồn từ khu vực núi đá vôi có hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy qua địa phận các xã Quyết Thắng, Yên Bình, Đồng Tân, Nhật Tiến, Thị trấn Mẹt với chiều dài khoảng 17 km, lưu lượng bình quân đạt 1,5 - 32,6 m J/s, do bắt nguồn từ khu vực núi đá vôi, thảm thực vật đầu nguồn bị tàn phá vì vậy khả năng điều tiết dòng chảy kém, mùa lũ có thể lên tới 768m Vs.

Sông Hoá có hướng Đông Bắc - Tây Nam, chảy qua địa phận các xã Hoà Lạc, Cai Kinh, Hồ Sơn, Hoà Thắng, Đồng Tân, Minh Hoà và hội lưu với sông Trung tại thôn Na Hoa xã Hồ Sơn... Con sông có tổng chiều dài chảy qua địa bàn nghiên cứu là 15 km, lưu lượng thấp nhất là 0,28 m3/s, lưu lượng cao nhất về mùa lũ đạt 279 m 3/s.

Cùng với hai con sông chính, khu vực nghiên cứu hê thống các dòng khe, dòng suối góp phần cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất trong huyện.

Các hệ thống khe, suối bắt nguồn trên sườn xâm thực bóc mòn rửa trôi phân bỏ' ở các xã phía Nam của khu vực nghiên cứu và hình thành nên hai dạng dòng chảy:

- Dòng chảy thường xuyên gồm các suối, khe có nước chảy quanh nãm, bát nguồn trên địa hình dốc với thảm thực vật rừng tư nhiên có độ che phủ lớn khoảng 70 -75 7 f.

- Dòng chảy tạm thời gồm các suối, khe chi có nước chảy vào m ùa mưa,bắt

nguồn trên địa hình dốc nhưng độ che phủ của thảm thực vật còn rất thấp (30 - 40CÁ)

khả năng giữ nước kém.

Các hệ thống khe, suối bắt nguồn trên địa hình karst, hình thành dòng chảy tạm thời theo mùa, phân bô' ở phía Bấc khu vực nehiên cứu. Do đặc thù của địa hình karst nên các khe, suối ở đây thường ngắn, dốc và dễ trở nên khô cạn.

Ngoài hộ thống dòng chảy sông suối, Hữu Lũng còn có một hệ thống ao hồ tương đối dày đặc như các hồ Khuôn Bình, hồ Cai Hiên, hồ Cốc Lùng... góp phần điểu hoà và cấp nước cho khu vực nghiên cứu.

Qua khảo sát nhiểu nãm cho thấy khu vực nghiên cứu có nguồn nước ngẩm tương đối phong phú, vể mùa mưa khu vực phía Nam có mực nước ngầm sâu từ 2 - 4m, khu vực phía Bắc do ở trên địa hình núi đá vôi nên có mực nước ngầm sâu hơn, dao động từ 4 - 6m. v ể mùa khô khu vực phía Bắc có độ sâu mực nước ngầm là 10 - 12m trong khi khu vực phía Nam là 6 - lOm.

Như vậy, qua những phân tích trên cho thấy khu vực nghiên cứu có chế độ nhiệt ẩm, vừa mang tính chất chung của khí hậu miền Đông Bắc Bấc Bộ, vừa có những nốt đặc thù riẽng của khu vực trung du, miền núi Hữu Lũng. Đây là những tiền đẻ quan trọng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)