ĐẶC ĐIEM CAC NHAN TO HINH THANH CẢNH QUAN HUYỆN HỮU LŨNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 25 - 26)

CẢNH QUAN HUYỆN HỮU LŨNG

2.1. CÁC YẾU T ố HÌNH THÀNH CẢNH QUAN2.1.1. Vị trí địa lý. 2.1.1. Vị trí địa lý.

Hữu Lũng là huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn và nằm cách Hà Nội khoảng 85 km về phía Bấc, dọc theo quốc lộ 1A. v ề vị trí địa lý, huyên Hữu Lũng được giới hạn ở tọa độ từ 21°32’0 0 ” đến 21°45’0 0 ” Vĩ Bác và từ 106°10’0 0 ” đến 106°34’0 0 ” Kinh Đông. Với tọa độ địa lý này nên khu vực nghiên cứu mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Là khu vực chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc Ninh, Bắc Giang lên vùng đổi núi cực Nam tỉnh Lạng Sơn nên Hữu Lũng có chế độ khí hậu khác biệt với các khu vực phụ cận. v ề mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa cực đới lục địa Đông Bấc kết hợp với sự tương tác hoàn lưu - địa hình nên đã tạo ra ở đây một nền nhiệt tương đối ôn hòa. v ề mùa hè, chế độ nhiệt ở đây cao hơn so với các khu vực phụ cận và có biên độ dao động nhiệt trong năm lên đến 8,3° c phản ánh tính khuất kín của khu vực nghiên cứu.

Là một huyện có diện tích tự nhiên rộne lớn, Hữu Lũng có đường ranh giới dài và tiếp giáp với rất nhiều lãnh thổ khác. Ngoài việc tiếp giáp với một sô' huyện trong tỉnh như: Bắc Sơn, Văn Quan ở phía Bấc và Chi Lăng ở phía Đông Bấc, thì toàn bộ đường ranh giới của lãnh thổ Hữu Lũng ở phía Tây và Tây Nam giáp với với tinh Thái Nguyên và ở phía Đông Nam giáp với tỉnh Bắc Giang (xem hình 2.1).

Ngoài ra, do khu vực nghiên cứu nằm trên tuyến giao thông đường bộ và đườntỉ sắt kéo dài từ Hà Nội đến Trung Quốc nên sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)