Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 38)

Hmh2.1:SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

2.1.4.1. Thổ nhưỡng

Đất là hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng của cảnh quan. Thồng qua tính chất lý học, hoá học và sinh học, đất tham gia duy trì sự sống trong cảnh quan, v ổ quy luật thành tạo, đất vừa mang tính địa đới, vừa là thành tạo mang tính phi địa đới và được xem như nền tảng để diễn ra trên đó các quan hệ tương tác chặt chẽ, theo nhiều chiều giữa các thành phần tự nhiên với quy mô và tính chất khác nhau. Trong hệ thống phân loại cảnh quan, đất tham gia vào cấu trúc cảnh quan. Ở những cấp lớn của hệ thống phân loại cảnh quan thường là lớp đất hoặc nhóm đất. Những cấp nhu kiểu, hạng và loại cảnh quan, đất tham gia cấu thành cảnh quan thường là kiểu đất, nhóm loại hay loại đất. Trong các đơn vị cấu trúc hình thái của cảnh quan thì dấu hiệu phân loại ở cấp dạng là tiểu tổ hợp đất (là tập hợp các biến chủng đất). Các khoanh đất trong tổ hợp đất có mối quan hệ phát sinh rõ rệt và chúne thườne được lặp lại một cách đều đặn có quy luật. Việc nghiên cứu đặc điểm lớp vỏ thổ nhưỡne có ý nuhĩa quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đổ cánh quan.

Quá trình tươníỉ tác giữa nền tảníỉ vật chất rán, địa hình, neuồn dinh dưỡnu từ đá mẹ với đặc điểm sinh khí hậu địa phươnu và các tác nhân xã hội dã tạo nên sự đa dạnu

cho lớp vỏ thổ nhưỡng. Trong khu vực nghiên cứu gồm có 10 loại đất với tổng diện tích là 51.889,78 ha, chiếm 64,78% diên tích tự nhiên của toàn huyện.

Kết quả nghiên cứu quy luật phân bố và quy mô diện tích của các loại đất từ bản đồ thổ nhưỡng huyên Hữu Lũng tỷ lệ 1 : 50 000, kết hợp với kết quả khảo sát thực địa và đào trên 126 phẫu diện đất (phẫu diên chính, phụ và thãm dò), trong đó có 65 mẫu phân tích đặc tính lý hoá của đất nằm trên các dạng cảnh quan khác nhau để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tiềm nãng đất đai trên các đơn vị cảnh quan.

- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs):

Với diện tích 17235,4 ha, chiếm 2 1 ,4 ^ tổng diện tích tự nhiên, loại đất này phân bố trên các kiểu địa hình đồi núi thấp thuộc các xã Minh Sơn, Thiện Kỵ, Đô Lương, Nhật Tiến, Hoà Thắng, tập trung ở hai cấp độ dốc: 8 - 15° chiếm 35,3f/r và trên 25° chiếm 38,29% diên tích loại đất. Độ dày tầng đất còn tương đối khá với 72,5r/r

diện tích loại đất có tầng dày dao động từ 50 - 100 cm, trừ một số nơi khai thác bất hợp lý (chặt phá rừng, trổng cây nông nghiệp ngắn ngày liên tục trên đất dốc...) có tầng đất mỏng dưới 50 cm, chiếm 12,3% diện tích loại đất (xem bảng 2.5). Qua kếl quả phân tích các đặc tính lý, hoá học của đất ở một sô' phẫu diện trong khu vực nghiên cứu cho thấy đây là loại đất có tiềm năng lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp của huyCn với thành phần cơ giới dao động từ thịt trung đến thịt nặng hơi pha sét và có phản ứng chua (pHKCI từ 3,9 - 4,9). Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt phần lớn ở mức trung bình cho đến khá (OM từ 1,98 - 3,9%) trừ một số nơi đất có tầng dày mỏng dưới 50 cm, không có tầng thảm mục và thường nghèo chất hữu cơ (OM < 1 c7(). Cùng với kết quả phân tích cấp hạt sét và độ no bazơ ở tầng mặt cũne chứng tổ ràng loại đất này có khả nãng hấp phụ thuộc loại trung bình khá (CEC từ 8 - 17 me/lOOg đất) và đói kiềm(V < 5017(). Chính vì vậy, tuỳ theo đặc điểm sinh thái của từna loại cây trổng có thế bón thêm vôi để khử chua cho đất. Hàm lượne các chất tổng số hầu như đều « mức nghèo đến trung bình, trừ Kali tổng sô' ở mức giàu (xem báng3phần phụ lục).

B ảng 2.5: T hống kê diện tích các loại đất theo độ dốc và tầng dày khu vực Hưu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Su 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ix>ai đất Pb p Fv Fs Fa Fq Fp FL Dv D X 516,34 2420,53 1087,44 - - - 437,45 - Y - - - 3561,79 4080,99 1343,62 0 - 8° X - - - 78,98 25,09 - - 3141,27 - - I 516,34 2420,53 1087,44 78,98 25,09 - - 6703,06 4518,44 1343,62 % 100 100 29,00 0,46 0,41 - 100 100 100 X - - - 2523,25 - 502,47 - - - Y - - 1887,44 110,26 4630,13 70,96 - - - 8 - 1 5" z - - 1275,24 1674,59 - - - - I - - 1275,24 6085,28 110,26 5132,60 70,96 - - - </< - - 34,01 35,30 1,81 55,43 100 - - X - - - 171,40 - - - - Y - 1 386,79 4019,67 521,81 830,26 - - 13 - 25" / - 4.50,65 - - - s - 1 386,79 4470,32 521,81 1001,66 - - - - <7, - - 33,99 25,93 8.56 10,82 - - - - X - - - - - - - - - - Y - 6600,82 3X57,81 - > 25" z - - - - 1587,19 3124,83 - - - - V - 6600,82 544.5,0 3124,83 - - <7< - - 38,29 89,36 33,79 - - - - Tổng 516,34 2420,53 3749,47 17235,40 6102,16 9259,09 70,96 6307,06 4518,44 1343,62 '/< 0,64 3,0 4,66 21,42 7.58 11,51 0,9 7,84 5,62 1,67

- Đ ất vàng dỏ trên Riolit (Fa):

Loại đất này có diện tích là 6.102,07 ha, chiếm 7,58% tổng diện tích tự nhiên toàn huyên và tập trung trên kiểu địa hình núi thấp thuộc các xã Đô Lương, Nhật Tiến, Thiện Kỵ, M inh Sơn, Hoà Sơn. Với 8 9 ,3 6 ^ diện tích loại đất này có độ dốc trên 25° và ở những nơi có thảm thực vật là trảng cỏ, cây bụi hoặc đất trống đồi núi trọc thì độ dày tầng đất rất m ỏng, chỉ dưới 50 cm. Kết quả phân tích đặc tính lý, hoá cho thấy loại đất này có thành phần cơ giới dao động từ thịt trung đến đất thịt nạng, có phản ứng chua đến rất chua (pHKCL tầng mãt từ 3,85 - 4,4), hàm lượng chất hữu cơ ờ tầng mặt đạt mức trung bình khá (OM 2,24 - 3,75%), khả năng hấp phụ của đất đạt ờ mức trung bình (CEC từ 8 - 16 me/lOOg đất) và đất thuộc loại đói kiềm. Hàm lượng các chất tổng số đều ở mức trung bình khá trừ Kali tổng số đạt mức giàu. Nhìn chung loại đất này có độ phì ở mức trung bình khá, thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp.

- Đ ất vàng nhạt trên cát bột kết (Fq):

Loại đất này phân bố trên các kiểu địa hình đồi núi thấp thuộc các xã ở phía Nam của khu vực nghiên cứu. Với diện tích 9.259,09 ha, chiếm 11,50% tổng diCn tích tự nhiên toàn huyện, loại đất này phần lớn có độ dốc từ 8 - 15° (chiếm 55,4.Wr diện tích loại đất) và chỉ có 33,79$ diện tích loại đất có độ dốc trên 25°. Lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đã chịu sự tác động mạnh mẽ của con người trong một thời kỳ dài và thảm thực vậl rừng tự nhiên đã được thay thế bởi trảng cỏ cây bụi nên diện tích đất có tầng dày m ỏng dưới 50 cm ngày càng tăng lên và hiện chiếm 33,749; so với tổng diện tích của loại đất. Độ dàv tầne đất từ 50 - 100 cm chiếm khoảng 58,977r diện tích của loại đất. Kết quả phân tích đặc tính lý, hoá học cho thấy do đất hình thành trên sản phẩm phong hoá có tỷ lệ cát cao nên thành phần cơ giới của đất dao động từ thịt nhẹ đến thịt trung. Đất có phán ứng từ chua đến ít chua (pHKCL từ 4 - 6,5), hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mậl phần lớn ở mức từ nghèo đến trung bình và dung tích hấp phụ của từ loại thấp đến trung bình (CEC của tầng đất mạt từ 5 - 12 m e/l()0g dát). Độ no bazơ trên loại đất này dao động mạnh và phụ thuộc vào phản ứng cùa mỏi trường đất, các chất tổng SỐ đều ở mức nehèo đến trunu bình (trừ Kali tổng sô' đạt mức giàu). Đáy

là loại đất có độ phì từ thấp đến trung bình nhưng ở những khu vực địa hình thấp và thoải có thể đầu tư phát triển các loại cây trồng lâu năm.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv):

Loại đất này có diện tích không đáng kể và phán bô' chủ yếu trên kiểu địa hình núi thấp karst, ở các xã thuộc khu vực phía Bắc huyện Hữu Lũng. Đây là loại đất phát triển trẻn các sườn, chân sườn tích tụ sản phẩm đổ lở đá vôi với diện tích là 3.749,47 ha, chiếm 4,66% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.

- N hóm đất phù sa (P b, P):

Trong khu vực nghiên cứu, nhóm đất phù sa gồm có hai loại: đất phù sa được bổi hàng năm và đất phù sa không được bồi, không có tầng giây và loang lổ. Với tổng diện tích là 2.936,87 ha, chiếm 3,65% diện tích tự nhiên, hai loại đất này phân bô' dọc theo hệ thống sông chính thuộc các xã Quyết Thắng, Yên Bình, Hoà Bình, Minh Tiến, Nhật Tiến, Cai Kinh, Hồ Sơn, Minh Hoà và thị Trấn Mẹt. Loại đâì phù sa được bồi hàng năm chủ yếu có cấp độ dốc từ 0 - 3° (chiếm 0 ,6 4 ^ diện tích tự nhiên), loại đất phù sa không được bồi, không có tầng giây và loang lổ phân bố ở cấp độ dốc từ 3 - x° (chiếm 3,01% diện tích tự nhiên). Qua kết quả phân tích đặc tính lý, hoá học của đất (bảng phụ lục) cho thấy đất có thành phần cơ eiới chủ yếu từ cát pha đến thịt nhẹ (tý lệ các cấp hạt ở tầng mặt: cát chiếm 70 - 75c/c, limon 10 - 20c/c, sét 15 - 20l/( ). Đối với

loại đất phù sa được bồi hàng năm ở đây thường có phản ứng ít chua (pHKư dao động từ 5,7 - 6,0), dung tích hấp phụ ở mức trun£ bình (CEC dao động từ 10 - 13 mc/lOOg đất) và độ no bazơ nằm ở mức no kiểm ( \ ĨC7c dao động từ 91 - 937(). Hàm lượng OM có xu hướng giảm theo chiều sâu và đạt ở mức thấp (OM7f dao động từ 0,9 - 1,27 f), các chất tổng số ở mức từ trung bình đến giàu, dạne dễ tiêu ở mức khá đến giàu. Đối với loại đất phù sa khône được bồi, không có tầng slây và loang lổ thì đất thường có phản ứng chua (pHKCL dao động từ 4,06 - 4,10), dung tích hấp phụ ở mức rất thấp (dao động trong khoảne từ 5,3 - 6,2), độ no bazơ rất thấp (V7( dao độniz từ 14 - 42 c/ f) đất thường đói kiềm, hàm lượng OM ở mức rất thấp (dao động từ 0,38 - 0,97), các chất tổng số ờ mức trung bình đến nehèo (trừ Kali ở mức eiàu), các chất dỗ tiêu đều ở mức

từ nghèo đến rất nghèo. Loại đất này trong khu vực nghiên cứu thường sử dụng vào

việc trổng lúa, màu và cây ăn quả.

- Đất dỏ vàng biến đổi do trổng lúa nước <F l):

Trong khu vực nghiên cứu, loại đất này tập trung chủ yếu ờ các chân sườn và các máng trũng tích tụ có độ dốc 3 - 8°, với diện tích 6.703,06 ha, chiếm 8,337r tổng diện tích tự nhiên. Trong quá trình canh tác, kết cấu của đất bị phá vỡ và hiện tượng giây xuất hiện trong một số phẩu diện. Sự phân tầng của đất khá rõ, lớp mặt tầng đất canh tác dày từ 15 - 20cm có màu xám trắng và thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Càng xuống sâu, thành phần cơ giới càng tăng, đất thường chua, nghèo chất hữu cơ (OM < 1,0%), các chất tổng sô' và dễ tiêu đều ở mức từ nghèo đến trung bình. Đối với loại đất này, để đạt năng suấl cao trong sản xuất cần phải tăng cường bón phân hữu cơ và bón vôi khử chua cho đất.

- N hóm đất dốc tụ (D. Dv):

Nhóm đất này được hình thành trên sản phẩm dốc tụ, dọc các thung lũng vcn chân đồi và núi thấp với diện lích 5.862,06 ha, chiếm 7,29c/( tổng diủn tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ dốc nhỏ, từ 0 - 3° với tầng dày tập trung chủ yếu từ 50 - 100 cm. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ phì dao động từ nghèo đến trung bình khá. Nhóm đất này hiện đang được sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh và định hướng qui hoạch cây ăn quả phục vụ phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)