Kinh nghiệm của một số địa phương về cải thiện chỉ số PCI

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 44)

Năng lực điều hành được coi là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các địa phương và vùng

miền. Điều này đã được minh chứng rõ rệt qua nhiều năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ xây dựng và thực hiện

Theo PCI, cùng một khuôn khổ hệ thống chính sách, pháp luật, nhưng trên thực

tế, cách vận dụng tại các địa phương không phải lúc nào cũng tương đồng , dẫn đến

những kết quả khác nhau. Đơn giản như cùng quy định về cấp giấy phép đăng kí kinh

doanh cho doanh nghiệp, có nơi chỉ mất trung bình 2 đến 3 ngày, song nhiều nơi lại

mất tới gần một tuần. Tương tự, cùng các điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên hay các nguồn lực như nhau, nhưng trình độ phát triển hay thu hút đầu tư giữa các tỉnh

lại không giống nhau. Sự khác biệt này được lý giải là do mức độ năng động, sáng tạo và tiên phong trong công tác điều hành, quản lý của chính quyền các tỉnh, thành phố.

Kể từ khi công bố chỉ số PCI lần đầu tiên năm 2005, bên cạnh việc đánh giá, đo lường công tác điều hành của 63 tỉnh, thành phố, tác giả đã quan sát và tổng kết được

nhiều thực tiễn, sáng kiến tốt mà các địa phương đang áp dụng để đạt được những kết

quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau đây là tập hợp và giới thiệu một số kinh nghiệm, thực tiễn tốt về cải thiện công tác điều hành, quản lý kinh tế, cải cách môi trường đầu tư và kinh doanh mà các địa phương đã triển khai thực hiện. Đây sẽ là tham chiếu tốt để tỉnh Nghệ An học hỏi

và áp dụng , nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tiến tới tạo dựng một môi trường

thân thiện và thuận lợi vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Tác giả lấy 4 tỉnh đó là tỉnh Lào Cai - một tỉnh miền núi khó khăn hơn ta nhiều -

nhưng họ đã làm thế nào mà lại vươn lên đứng thứ nhất toàn Quốc và chúng ta xem lại

hai tỉnh bạn là Thanh Hóa và Hà Tĩnh 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh

- Bài học lớn tỉnh nghèo miền núi Lào Cai:

Những nỗ lực phấn đấu không ngừng, đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành

động, từ chỉ đạo đến điều hành nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư

nhân, góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Những

cố gắng, nỗ lực đó đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá và phản ánh

thông qua Chỉ số PCI hàng năm của tỉnh Lào Cai. Hai năm liên tục (2010 - 2011), Chỉ

số PCI của Lào Cai được đánh giá, xếp trong nhóm dẫn đầu toàn quốc.

Phát biểu tại lễ công bố, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ

tịch UBND tỉnh đã đưa ra 8 giải pháp để Lào Cai duy trì Chỉ số PCI trong những năm

tới, đó là: Chú trọng công tác thông tin truyền thông để khẳng định quyết tâm của

chính quyền tỉnh trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện hiệu quả các TTHC đã được rà soát; tăng cường giám sát việc thực

hiện các quy trình, thủ tục tại đơn vị để không gây cản trở cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung thực hiện hải quan điện tử trên địa bàn; phổ biến, công khai các văn bản pháp quy trên Cổng giao tiếp điện tử, đặc biệt trên Website “Cơ sở dữ liệu điện tử PCI tỉnh Lào Cai”. Cơ sở dữ liệu điện

tử PCI tỉnh Lào Cai bước đầu đã được cộng đồng doanh nghiệp và nhiều người dân trên địa bàn quan tâm truy cập, tra cứu thông tin và đánh giá là có tính khoa học và chính xác cao. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn; phát huy vai trò Hội Doanh nghiệp tỉnh; xây dựng và thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thông tin, từng bước nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu

hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục duy trì các hội nghị, hội thảo giữa lãnh đạo chính

quyền địa phương và các doanh nghiệp nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đồng

thời có giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn

nhân lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2020 được cấp thẩm quyền phê duyệt, tiến

hành ký kết và tổ chức các chương trình phối hợp đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở cả 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề với

nhiều ngành nghề khác nhau, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề hơn. Tiếp tục

nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nâng cao lòng tin của doanh nghiệp, người dân đối với hoạt động của hệ thống tư pháp. Tạo thuận lợi

nhất trong việc tiếp cận đất đai, duy trì tính ổn định trong việc sử dụng đất, vận dụng

hài hòa, linh hoạt và chính xác chính sách đền bù GPMB. (Theo báo Lào Cai )

- Thanh - Nghệ - Tĩnh ba tỉnh láng giềng gần và hiểu nhau hơn.

Thanh - Nghệ - Tĩnh là 3 tỉnh láng giềng cùng chung giải đất khu vực Bắc miền Trung. Điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau nhưng diện tích cũng như dân số của Thanh Hóa và Nghệ An vượt xa Hà Tĩnh. Ba địa phương này cho đến nay vẫn đang có chung "cảnh ngộ” là chưa ra khỏi tỉnh nghèo. Quá trình phát triển kinh tế của mỗi địa phương cũng như khu vực Bắc miền Trung được đánh giá trên nhiều mặt, trong đó có năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI).

Các loại tài nguyên "trời cho” thuộc về lợi thế khách quan (đất đai, khoáng sản...) CPI thì ngược lại, đó là yếu tố hoàn toàn phụ thuộc chủ quan. Thanh - Nghệ - Tĩnh có thứ hạng rất khác biệt về chỉ số CPI. Theo thứ bậc từ cao xuống thấp, Hà Tĩnh đứng hàng đầu, tiếp đó là Thanh Hóa, còn Nghệ An ở hàng thấp nhất trong 3 địa phương. Hà Tĩnh đứng hàng thứ 7 trong cả nước và nằm trong tốp 10 địa phương có

CPI cao nhất. Thanh Hóa xếp thứ 24, đứng sau Hà Tĩnh 17 bậc. Hà Tĩnh đứng ở vị trí hàng đầu thuộc tốp thứ 2. Thanh Hóa có tên ở tốp thứ 2 nhưng lại nằm trong nhóm sau

cùng. So với Hà Tĩnh và Thanh Hóa, chỉ số CPI của Nghệ An thua xa về thứ bậc. Đứng ở vị trí 49/63 đơn vị cấp tỉnh, Nghệ An nằm ở tốp gần cuối bảng. Nghệ An đứng

sau Hà Tĩnh đến 43 bậc và thua Thanh Hóa 25 bậc.

Về địa giới hành chính, Thanh - Nghệ - Tĩnh nằm kề nhau, đó là vị trí muôn đời không thay đổi và do... trời định. Thứ bậc CPI của 3 địa phương này không nằm kề

nhau, có khoảng cách quá lớn. Cụ thể xếp hạng của Nghệ An so với các tỉnh được thể

Bảng 1.2: Bảng điểm của 4 tỉnh từ năm 2006 - 2011 STT Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011[4] 1 Lào Cai 64,11 66,95 61,22 70,47 67,97 73,53 2 Hà Tĩnh 42,36 45,56 47,44 55,26 57,22 65,97 3 Thanh Hóa 45,30 52,82 46,22 57,32 55,68 60,62 4 Nghệ An 54,43 49,76 48,46 52,56 52,38 55,46 Soi để tự sửa mình

- Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự cho rằng, để giữ vững và tăng cao

chỉ số PCI về cả lượng và chất, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc từ công tác GPMB, CCHC đến các vấn đề khác. Tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành quản lý nhà nước để rút ngắn hơn nữa thủ tục hành chính và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, giảm tối đa sự phiền hà cho DN và nhân dân. Cùng với đó, tỉnh coi trọng việc đảm bảo an ninh và các dịch vụ công cho DN

như: điện nước, môi trường, hạ tầng kỹ thuật; xây dựng nhiều công trình phúc lợi cho gia đình, con em ở các khu kinh tế, khu công nghiệp… nhằm thu hút nhân tài. Một điều quan trọng nữa mà tỉnh đã và sẽ tiếp tục thực hiện là đảm bảo đối xử bình đẳng,

công khai, minh bạch giữa các loại hình DN, không phân biệt DN ngoài nước với trong nước, ngoài tỉnh với trong tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, DN luôn quan tâm đến hai yếu tố, một là nhanh về

thời gian, nhưng phải giảm tối đa chi phí không minh bạch, mà cái này phụ thuộc hoàn

toàn vào con người. Bởi vậy, điều quan trọng là đội ngũ cán bộ, công chức phải có thái độ văn hóa, văn minh, tận tâm trong phục vụ, coi DN, nhà đầu tư như người nhà của

mình.

Coi mục tiêu giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh là động lực và cũng là áp lực đối với cả hệ thống chính trị, tỉnh đang xây dựng chương

trình hành động tiếp tục phát triển PCI thời gian tới. Theo ông Phan Cao Thanh - Giám

đốc Sở KH&ĐT, cùng với việc triển khai các giải pháp cụ thể để khắc phục những tiêu chí chúng ta còn yếu thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tục qui hoạch TP Hà Tĩnh; bổ sung, sửa đổi và điều chỉnh qui hoạch các vùng kinh tế,

các khu kinh tế, khu công nghiệp và các vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh; hoàn chỉnh

qui hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020. Tập trung vốn đầu tư cho sản xuất, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng có tính quyết định đến sự phát triển KT-XH của

tỉnh; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Coi phát triển DN và HTX là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, là khâu đột phá để phát triển KT-XH. Tiếp tục đầu tư phát triển

DN với đa dạng thành phần, loại hình, đa dạng hình thức sở hữu trong đó ưu tiên phát triển DN ngoài quốc doanh.

Cũng theo Giám đốc Sở KH&ĐT, tỉnh đang tiến hành việc rà soát, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, hỗ trợ phát triển DN theo hướng vừa

khuyến khích thu hút đầu tư, vừa khuyến khích DN mở rộng qui mô, nâng cao năng

lực quản trị, tăng chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính một cách toàn diện từ thể chế, tổ chức bộ máy; xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy, trách nhiệm cao với

công việc; công khai tính minh bạch về thủ tục hành chính của các cơ quan công

quyền, giảm hơn nữa các chi phí gia nhập thị trường, tạo thuận lợi cho DN quản lý được rủi ro của việc mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Trong một cuộc trả lời PV báo chí, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự khẳng định: “Những nỗ lực của Hà Tĩnh không chỉ là để vượt lên khẳng định mình ở chỉ số

PCI, mà quan trọng hơn, tỉnh xác định việc cải thiện môi trường kinh doanh là phải

làm và phải thực hiện một cách quyết liệt. Bởi, đây là yêu cầu của sự phát triển, yêu cầu của nhân dân, yêu cầu của chính cuộc sống của mình. Mình phải tự đổi mới, phải

tạo môi trường thật tốt thì lúc đó mới khơi dậy được nguồn lực trong từng người dân,

từng DN, họ mới yên tâm đầu tư, lúc đó đất nước nói chung và địa phương nói riêng

mới phát triển được”. Xin mượn lời tâm huyết của đồng chí Chủ tịch tỉnh để nhìn tới

triển vọng về sự hấp dẫn và đổi mới không ngừng của môi trường kinh doanh Hà Tĩnh

- nền tảng cho kinh tế tỉnh nhà cất cánh bằng động lực và niềm tin mới.

Thành công này là kết quả tất yếu của sự đoàn kết, đồng thuận, nhất trí cao

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 44)