Thiết chế pháp lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 77)

Chỉ số này của Nghệ An năm 2013 đạt 4.89 điểm/xếp thứ 50; tăng 10 bậc so với năm 2012; và xếp thứ 4 Khu vực Bắc Trung bộ.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát chỉ số thiết chế pháp lý năm 2013

Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất

Tỉ lệ % nguyên đơn không thuộc nhà nước trên

Số lượng vụ việc tranh chấp của các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp

tỉnh thụ lý trên 100 doanh nghiệp

0,18 0,00 2,11 14,83

Doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của

pháp luật (bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý)

82,26 63,16 86,36 96,34

Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố

cáo hành vi tham nhũng của các công chức (%

luôn luôn hoặc thường xuyên).

40,00 12,86 36,67 70,13

Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế

pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%) 12,50 0,00 22,22 66,67

% Chi phí (chính thức và không chính thức) để

giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh

chấp

24,38 1,00 14,79 32,74

Nguồn:Tổng hợp từ kết quả Báo cáo PCI của VCCI năm 2013

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm

Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Nghệ An và Kế hoạch triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Chức năng của

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ

giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp

luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

Ngoài Trung tâm trợ giúp pháp lý trợ giúp cho các đối tượng chính sách, trên địa

bàn tỉnh đã có Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, là cầu nối giữa pháp luật với nhân dân. Mô

hình hoạt động của Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý đã có những tác động tích cực nâng cao

kiến thức pháp luật cho người dân, là địa chỉ tin cậy, gần gũi mà người dân khi có nhu

cầu trợ giúp pháp lý và cũng chính Câu lạc bộ là nơi tư vấn, chuyển tải nhanh nhất các

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống,

góp phần không nhỏ trong việc xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh và phát triển.

- Công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh còn yếu; các quy định liên quan đến

tố cáo, kiến tụng khá rõ ràng tuy nhiên việc người dân và doanh nghiệp dựa vào thiết

chế pháp lý đó để bảo vệ quyền lợi của mình là việc làm rất khó khăn.

- Mọi vướng mắc, tranh chấp đều phải được giải quyết trên cơ sở quy định của

pháp luật. Tuy nhiên, các cơ quan, doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng vai trò của

pháp luật. Thể hiện:

+ Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp và ở các sở, ngành chưa được kiện toàn, củng cố. Nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chưa có bộ phận này;

+ Doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng việc sử dụng tư vấn pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ khi xảy ra tranh chấp mới “cầu cứu” cơ quan tư vấn pháp lý.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành chưa thực sự phát huy

hiệu quả, chưa phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp

luật quy định không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu, hoặc không có sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm dẫn đến việc giải quyết triệt để, rốt ráo các vụ

việc tranh chấp còn nhiều hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)