0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 -87 )

Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ lãnh đạo các cấp, ngành, cán bộ

công chức nhất là các cơ quan liên quan đến chỉ số PCI; đưa nội dung về cải thiện chỉ

số PCI nói riêng và môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, của các sở, ngành, địa phương vào sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề sinh hoạt chi bộ, đảng bộ để nâng

cao nhận thức, tư duy và cách làm của cán bộ công chức và doanh nghiệp.

+ Quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức đầy đủ cho các cấp uỷ, chính quyền,

các tổ chức đoàn thể, toàn thể nhân dân và công đồng doanh nghiệp về môi trường đầu tư và sự cần thiết phải tiến hành cải thiện chỉ số PCI đối với việc thu hút đầu tư phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua tiếp xúc, gặp gỡ, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của các cấp các ngành, các

doanh nghiệp và đặc biệt là nhân dân trong vùng dự án.

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, thông thoáng và nhất quán trước sau với nhà đầu tư, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển của Nghệ An, lợi nhuận của doanh

nghiệp và lợi ích của cộng đồng. Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

+ Phối hợp với VCCI nhằm mục tiêu cung cấp, làm rõ và tư vấn các cách thức cải

thiện chỉ số PCI của tỉnh trong các năm tiếp theo. Hàng năm, tổ chức các cuộc tiếp xúc,

làm việc với VCCI để nắm bắt được nhu cầu, thông tin và kiến nghị, đề xuất của

doanh nghiệp để có giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Nghệ

An. Mời các chuyên gia trao đổi, tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức về chỉ

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho các sở, ban, ngành và địa phương để từ đó có những

giải pháp đồng bộ và hiệu quả trong cải thiện môi trường đầu tư Nghệ An.

Thứ hai, Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và sâu rộng công tác cải cách hành chính (từ tư duy, nhận thức cho đến hành động); triển khai cơ chế một cửa liên thông nhằm giúp nhà đầu tư giảm trừ thời gian trong giải quyết các thủ tục đầu tư; nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Cùng vấn đề này, tiếp tục rà soát, bồi dưỡng và đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, nhất là về trách nhiệm, kỹ năng trong công tác gắn với chính sách tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp; Đồng thời, có chế tài xử lý vi phạm thật nghiêm đối với cán bộ, công chức vi

phạm. Cụ thể như sau:

- Triển khai thực hiện tốt và giám sát việc thực hiện Luật đầu tư, Luật doanh

nghiệp, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật môi trường… tích cực cải thiện môi trường

pháp lý bằng cách nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong qua trình thực thi luật và các văn bản hướng dẫn liên quan, nhất là các quy định còn thiếu, chưa rõ ràng và

chưa nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng

tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, phù hợp với khả năng của tỉnh nhưng không trái các quy định của pháp luật. Các cơ chế, chính sách trong quá trình xây dựng cần

có sự tham gia rộng rãi hơn nữa của các đối tượng bị tác động (đặc biệt là các doanh nghiệp).

khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư. Tạo sự phối

hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành có liên quan nhằm rút ngắn thời gian đi lại quan hệ

công việc của nhà đầu tư, thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh, quy trình giải tỏa, bồi thường, cho thuê đất, đánh giá tác động môi trường, đăng ký phòng cháy chữa cháy, vay vốn tín dụng ngân hàng … được sớm hơn

so với quy định chung, quy trình thủ tục phải thực sự đơn giản nhất, thời gian đi lại ít

nhất, thời gian xử lý nhanh nhất nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Tiếp tục

làm tốt hơn nữa cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bằng cách tăng cường đầu tư cho cán bộ công chức, viên chức (nâng cao kiến

thức, kỹ năng và thái độ ứng xử…), đầu tư thiết bị đồng bộ (đặc biệt là hệ thống mạng

và phần mềm) và duy trì dự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan; xây dựng

và triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đầu tư; tích cực tuyên truyền,

phổ biến rộng rãi để tổ chức và cá nhân có những hiểu biết cơ bản nhất về thủ tục, quy

trình, cơ quan giải quyết, áp dụng công nghệ thông tin bằng cách: Thực hiện thủ tục

đăng ký kinh doanh qua mạng, cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp qua các phương tiện thông tin đặc biệt là qua các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và địa phương; đầu tư chiều sâu cho công nghệ thông tin, phần mềm quản lý.

- Nâng cao năng lực xử lý và giải quyết công việc của cán bộ các cơ quan có liên quan, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giao dịch tại trung tâm một cửa, cán bộ tham mưu, xử

lý hồ sơ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về cán bộ, công chức, viên chức như: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng hành chính với phương châm hiểu sâu một việc, biết nhiều việc, tận tụy, công tâm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc; đổi mới trong tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán

bộ; xây dựng cơ chế tạo động lực cho cán bộ làm việc, khen thưởng và kỷ luật; tăng cường công tác thành tra, kiểm xử lý kịp thời các hành vi sách nhiễu, tiêu cực, gây

phiền hà. Và một điều quan trọng nữa là tăng cường trách nhiệm người đứng đầu đầu

trong công tác cải cách hành chính để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo có kết quả và hiệu

quả.

- Thực hiện quyết liệt việc tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện

bàn giao “mặt bằng sạch” cho các nhà đầu tư. Cơ quan có liên quan đến thủ tục thu hồi đất, giao đất phải chịu trách nhiệm về việc tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quyết định thu hồi, giao đất không đúng hiện trạng, chủ động tự hoàn chỉnh lại hồ sơ và hoàn

tất thủ tục về thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tư trong thời hạn quy định. Đặc biệt, là tổ chức giải phóng nhanh mặt bằng trong khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về việc bồi thường giải phóng mặt

bằng diện tích đất bị thu hồi của dự án, giải quyết các tồn tại vướng mắc với các hộ

dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch được giải phóng

mặt bằng cho chủ đầu tư. Do vậy, phải chú trọng tăng cường năng lực, vai trò hơn nữa

của Hội đồng đền bù, GPMB cấp huyện cũng như đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng và các địa phương… để

tạo nhiều quỹ đất sạch, nhà xưởng có sẵn để cho thuê.

- Giảm chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước:

+ Ngoài việc niêm yết, cung cấp công khai các quy trình, thủ tục hành chính, các

cơ quan cần công khai các biểu mẫu theo quy định và có bộ phận hướng dẫn thủ tục để

tổ chức và cá nhân không phải mất thời gian tự tìm hiểu, tự hoàn thành hồ sơ, nhiều

khi không chuẩn phải chỉnh sửa và đi lại nhiều lần.

+ Thực hiện nghiêm túc cơ chế làm việc “một cửa”, tích cực đổi mới phương

pháp làm việc khoa học, hiệu quả. Chuẩn hóa đội ngũ CBCC, tập huấn nâng cao trình

độ và thái độ ứng xử đối với người dân và doanh nghiệp.

+ Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cần xem xét kỹ lưỡng và có sự phối hợp trước khi quyết định thành lập đoàn thanh tra. Nên kết hợp thanh tra liên ngành, có kế

hoạch; tập trung vào những đối tượng có nghi vấn, đơn thư tố cáo, hạn chế việc đến tất

cả các doanh nghiệp; thay vào đó là các cuộc tiếp xúc tập trung các doanh nghiệp để

nghe và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cần rút ngắn tối đa thời gian các cuộc

thanh tra, kiểm tra.

- Hạn chế chi phí không chính thức:

+ Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp

gắn với việc đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương chủ động công tác xúc tiến, vận động đầu tư. Xử lý nghiêm các tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh

thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc ở các cơ quan quản lý nhà nước.

+ Có hình thức thanh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất Bộ phận một cửa trong việc

thực hiện thủ tục hành chính với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư, kịp thời khắc phục

các sai sót, xoá bỏ các quy định không phù hợp, đơn giản hoá thủ tục cũng như có giải

Bộ phận một cửa.

+ Cần có những hình phạt nghiêm khắc, công khai đối với những trường hợp lợi

dụng vị trí làm việc gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và công khai kịp thời các cơ chế, chính

sách, các loại quy hoạch của tỉnh (quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử

dụng đất, quy hoạch địa điểm xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực,..) nhằm tạo điều

kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và các cơ hội đầu tư,

kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Việc lập quy hoạch cần đảm bảo tính lâu dài, nhất quán,

phục vụ lợi ích cho cộng đồng và mang tính bền vững.

- Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải

phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững; Các

quy hoạch cần được công khai bằng nhiều hình thức (trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên các trang thông tin điện tử) trong thời gian sớm nhất có thể từ

khâu lập quy hoạch đến khâu công bố quy hoạch để người dân dễ dàng tiếp cận, tham

gia và thực hiện. Chậm nhất sau 02 ngày kể từ ngày ký ban hành, cơ chế, chính sách đó phải được đăng tải trên trang web công báo của tỉnh.

Thứ tư, chủ động gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe các phản hồi, phản ánh từ cơ sở,

doanh nghịêp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp

và hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh. Các doanh nghiệp cũng có thể phản ánh, đối

thoại, trao đổi cởi mở và nêu câu hỏi để được giải đáp qua trang web Cổng thông tin

doanh nghiệp và đầu tư tại Nghệ An tại địa chỉ www.khdt.nghean.gov.vn.

Thứ năm, Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn

và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo tỉnh để khác phục

những hạn chế, yếu kém trong môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của tỉnh;

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư kinh

doanh và các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh, tạo sự đồng thuận cao trong phát triển

kinh tế - xã hội bằng nhiều hình thức phong phú, nhất là trong chỉ số PCI và các chỉ số

thành phần cấu thành nên chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Thứ bảy, đầu tư nâng cấp, cải thịên hệ thống cơ sở hạ tầng bằng cách tập trung

các KCN trên địa bàn tỉnh; vận động các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT và BTO,…Cụ thể:

- Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết

cấu hạ tầng đến năm 2020 làm; ưu tiên đầu tư hạ tầng khu kinh tế, các khu khu công

nghiệp tập trung, các lĩnh vực cảng biển, sân bay, đường giao thông, cấp, thoát nước,

vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải,...); nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

- Cần điều chỉnh chính sách phân bổ vốn đầu tư của ngân sách. Việc bố trí các

nguồn vốn đầu tư ngân sách của Nghệ An cho phát triển hạ tầng trên địa bàn cân tập

trung vào những khâu, những công trình then chốt mà các thành phần kinh tế khác

không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư vì đòi hỏi vốn lớn hoặc thời gian

hoàn vốn dài. Bên cạnh đó, tập trung vào công tác khảo sát, thiết kế, lập kế hoạch tổng

thể và quy hoạch chi tiết các công trình, bố trí vốn đối ứng cho các công trình đã cam kết với phía nước ngoài để đảm bảo tốc độ giải ngân, vốn cho giải phóng mặt bằng.

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sử dụng hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân

trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (PPP). Cần đẩy mạnh xã hội hoá trong khu vực cung ứng dịch vụ công nhằm gia tăng sự tham gia của của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở

hạ tầng bằng việc xây dựng những định chế ổn định và khuôn khổ pháp lý thích hợp.

Nghệ An cần khuyến khích việc đầu tư theo hình thức BT, BOT, BTO... để gia tăng sự

tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Muốn vậy, Nghệ An cần cải thiện khuôn khổ quy định và giá cả. Khuôn khổ đó phải thật rõ ràng và thông

thoáng, trong đó các nhà đầu tư có quyền định đoạt giá phí để thu hồi vốn trên cơ sở

thoả thuận với UBND tỉnh theo nguyên tắc nhà đầu tư chấp nhận được.

Thứ tám, nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật cho các doanh nghiệp cũng như chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh thông qua các cuộc tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho bộ

phận doanh nghiệp mới thành lập; liên kết đào tạo nghề, tổ chức các hội chợ việc làm gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 -87 )

×