2.4.1. Chi phí gia nhập thị trường:
Chỉ số này của Nghệ An năm 2013 đạt 8.09 điểm/xếp thứ 11, tăng 2.41 điểm và
tăng 22 bậc so với năm 2012, xếp thứ 2/6 so với các tỉnh Bắc Trung Bộ, tăng 0.61 điểm, 17 bậc so với năm 2009. Đây là chỉ số có thứ tự xếp hạng tốt nhất của Nghệ An.
Cụ thể: 14,06% số doanh nghiệp phải chờ hơn 03 tháng để hoàn thành các thủ
tục để bắt đầu hoạt động (so với 6% năm 2009 và 22,73% năm 2012) và mất 7 ngày
để có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (năm 2011 là 08 ngày, 2012 là 10 ngày) với 01 giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động.
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát chỉ số chi phí gia nhập thị trường năm 2013
Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất
% doanh nghiệp gặp khó khăn để có đủ các
loại giấy phép cần thiết
4,69 0,00 3,33 14,81
% doanh nghiệp phải chờ hơn ba tháng để
hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động
Thời gian đăng ký kinh doanh - số ngày (Giá trị trung vị)
7,00 7,00 8,50 15,00
Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung - số
ngày (Giá trị trung vị)
7,00 3,00 7,00 14,50
Số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để
chính thức hoạt động (Giá trị trung vị)
12,12 0,00 12,90 37,21
Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng
nhận Quyền sử dụng đất (Giá trị trung vị)
1,10 1,00 1,05 1,34
% DN phải mất hơn một tháng để khởi sự
kinh doanh
30,00 15,00 30,00 90,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Báo cáo PCI của VCCI năm 2013
Mặc dù sự thay đổi chính sách ở cấp quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp trong việc đăng ký kinh doanh (ĐKKD) như việc ban hành Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thay thế
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và việc triển khai thực hiện ĐKKD qua mạng đăng ký
kinh doanh toàn quốc theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH đã có tác dụng đáng kể làm giảm thời gian doanh nghiệp phải chờ để chính thức hoạt động. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn có sự sụt giảm đáng kể.
Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số này liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay, Sở Kế hoạch Đầu tư đã thực hiện nâng cấp Cổng thông tin điện tử đặt tại Sở và triển khai áp dụng hình thức hỗ trợ đăng ký kinh doanh,
hỏi đáp trực tuyến nhằm tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, công dân nhằm rút ngắn
thời gian hoàn thành hồ sơ. Đây được coi là bước tiến trong việc áp dụng công nghệ
thông tin và trợ giúp pháp lý, giúp tổ chức và cá nhân giảm chi phí gia nhập thị trường.
Hiện nay, việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh được thực tại hai cơ quan đầu mối. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam
Nghệ An thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư trong khu công
nghiệp, khu kinh tế. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho các dự án ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế.
Ngày 31/12/2010, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 100/2010/QĐ-UBND triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo cơ chế Một cửa liên thông nhằm tạo điều
kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hiện tại, UBND
tỉnh đang lấy ý kiến các ngành về các phương án triển khai.
Đối với việc cấp GCNĐT hiện nay, có đến 80% trường hợp được cấp trước thời
hạn (từ 5-7 ngày, theo quy định là 15 ngày). Các trường hợp còn lại hầu hết là dự án thuộc
diện thẩm tra, các cơ quan trên phải đợi ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan.
Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 vào công tác quản lý nhà nước đã góp phần cải thiện Chỉ số chi phí gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, việc tiếp cận đất đai trên địa bàn tỉnh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Doanh nghiệp phải mất 90 ngày để có được Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
* Một số hạn chế, tồn tại:
- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục đăng ký đầu tư còn chưa được quy định cụ thể (chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể nhiều quy định trong Nghị định và việc sửa đổi Nghị định thay thế mặc dù lấy ý kiến đã gần 02 năm nhưng vẫn chưa được ban hành) khiến các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn lúng túng trong việc hướng dẫn các nhà đầu tư và triển khai thực hiện.
- Nhiều cá nhân và tổ chức chưa tìm hiểu kỹ hoặc chưa được hướng dẫn chi tiết
về quy trình làm thủ tục, chưa thành thạo trong áp dụng công nghệ thông tin (ví dụ trường hợp nhiều người không biết tận dụng sự tiện lợi của việc tim hiểu các thủ tục ĐKKD qua Cổng thông tin doanh nghiệp).
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất còn rườm rà, nhiều giấy tờ.
- Nhiều loại hình kinh doanh phải có điều kiện nên tổ chức và cá nhân mất thêm thời gian để có "giấy phép con".
2.4.2. Tiếp cận đất đai
Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất phản ánh hai khía cạnh
về đất đai mà doanh nghiệp quan tâm đó là việc tiếp cận đất đai có dễ dàng hay không và sự bảo đảm về tính ổn định trong quá trình sử dụng đất. Mặc dù chỉ số này không có trọng số cao nhưng đây là chỉ số quan trọng trong việc cạnh tranh và thu hút đầu tư.
Năm 2013, chỉ số này của Nghệ An xếp thứ 51/6.26 điểm; tăng 01 bậc so với năm 2012, tăng 07 bậc so với năm 2009; và xếp thứ 5 Khu vực Bắc Trung bộ; Mặc dù
có cải thiện về điểm số và thứ bậc so với năm 2012 nhưng có thể thấy mức độ cải thiện
là rất ít, đây là chỉ số đánh giá rất thấp của Nghệ An trong bảng xếp hạng.
Sau khi PCI 2012 công bố, nhiều doanh nghiệp tỉnh Nghệ An cũng nêu ra những
hạn chế trong cơ chế chính sách, tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp cần
phải được cải thiện như: tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất vẫn là vấn đề
cản trở trong kinh doanh, sự thay đổi khung giá đất chưa phản ánh đúng mức giá đất
của thị trường, hay các chi phí không chính thức trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh còn cao.
68,85% số lượng doanh nghiệp được hỏi cho rằng sự thay đổi khung giá đất của
Chính phủ phản ánh sự thay đổi mức giá thị trường; 30,77% doanh nghiệp nhận được
bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất và có 66,67% doanh nghiệp sở hữu Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (con số này theo thứ tự năm 2010 là 70,25%, 32,54% và 47,25% ).
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất năm 2013 Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất DN không đánh dấu ô nào trong danh mục
lựa chọn cản trở về mặt bằng kinh doanh 23,60 12,22 30,00 68,51
Sự thay đổi khung giá đất của chính phủ phản
ánh sự thay đổi mức giá thị trường (% đồng
ý)
68,85 41,89 68,00 86,17
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường
thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên) 30,77 14,77 35,82 61,82
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao
đến 5: rất thấp) 2,86 1,86 2,90 3,35
Tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có GCNQSD đất
chính thức 63,27 42,83 79,24 98,03
% DN sở hữu GCNQSD đất 66,67 34,04 77,55 97,06
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Báo cáo PCI của VCCI năm 2013 * Một số hạn chế, tồn tại:
- Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được từ quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch
chung xây dựng, quy hoạch lĩnh vực, ngành nghề.
- DN phải mất rất nhiều thời gian, đi lại nhiều lần, phải gặp nhiều cấp, nhiều cán
bộ nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và ngay cả cấp xã cho việc thỏa thuận địa điểm.
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng không được đẩy mạnh, tiến độ giải
phóng mặt bằng chậm, chi phí lớn, công tác tái định cư để giao đất còn lúng túng. Việc điều chỉnh giá bồi thường về đất và các loại tài sản khác chưa kịp thời, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị thu hồi đất bức xúc dẫn đến khiếu kiện. Cơ quan
GPMB không thực hiện đúng thời gian cam kết trong hợp đồng với chủ đầu tư.
- Mặc dù giá cho thuê đất, thuê hạ tầng trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thấp hơn so với các địa phương nhưng số lượng doanh nghiệp vào đầu tư lại rất ít. Điều này nói lên rằng việc doanh nghiệp quyết định chọn địa điểm để đầu tư không chỉ
phụ thuộc vào giá cho thuê mà còn phụ thuộc nhiều vào lợi thế kinh tế do vị trí đó
mang lại.
* Nguyên nhân:
- Chính sách và hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai của trung ương nói
chung và của địa phương thiếu ổn định và chưa theo kịp thực tiễn phát triển của thị trường (giá đất bồi thường chưa sát thị thường, giá thỏa thuận giữa các bên thường khó
thống nhất, thực hiện..).
- Chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch (đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất)
còn hạn chế. Việc công bố công khai quy hoạch đất chưa được thực hiện đúng quy định.
- Do thiếu nguồn đất sạch, việc giới thiệu địa điểm phải thực hiện theo quy trình lấy ý kiến thỏa thuận từ địa phương nên kéo dài thời gian. Mặt khác, nhiều khi ý kiến
của chủ đầu tư và cơ quan quản lý các cấp không thống nhất nên địa điểm phải giới
thiệu nhiều lần, ảnh hưởng đến thời cơ đầu tư
- Thực hiện các dự án, quy hoạch ngành chưa đồng bộ, thống nhất theo quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm dẫn đến khó khăn trong quản lý, việc giới thiệu quỹ đất để đầu tư cho tổ
chức, cá nhân sẽ không chuẩn xác.
- Một số cấp chính quyền địa phương khi thỏa thuận quy hoạch không xem xét kỹ
nối hạ tầng, các khu công cộng phục vụ chung cho dự án và cả khu vực mà phó mặc cho
Chủ đầu tư và tư vấn, dẫn đến quy hoạch phải chỉnh sửa kéo dài thời gian.
- Tỉnh chưa có quỹ đất sạch có sẵn để cho thuê. Chưa có bộ phận chuyên trách
để hướng dẫn tiếp cận đất đai. Chưa thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất tại các địa phương trong tỉnh.
2.4.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Chỉ số này của Nghệ An năm 2013 đạt 5.42 điểm/xếp thứ 44; tụt 11 bậc so với năm 2012; thấp nhất trong Khu vực Bắc Trung bộ.
Có 83,69% số doanh nghiệp cho rằng cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh. Đáng lo ngại hơn, 52,48% số lượng doanh nghiệp cho rằng thương lượng
với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; chỉ có 12,09% số lượng
doanh nghiệp cho rằng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh và 34,72% doanh nghiệp cho rằng các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh.
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin năm 2013
Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất
Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch 2,43 2,29 2,52 2,98 Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như
Quyết định, Nghị định 2,94 2,58 3,03 3,83
Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu
kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc
quan trọng)
83,69 41,18 75,00 93,33
Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết
yếu trong hoạt động kinh doanh (% hoàn toàn
đồng ý hoặc đồng ý)
52,48 7,69 41,10 62,67
Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi
pháp luật của tỉnh (% luôn luôn hoặc thường
xuyên)
12,09 0,00 8,57 29,49
Độ mở của trang web của tỉnh 13,00 9,00 15,00 20,00 Các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan
sách của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan
trọng)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Báo cáo PCI của VCCI năm 2013
Chỉ số này hầu như liên quan đến công việc của tất cả các sở, ban ngành và Văn
phòng UBND tỉnh.
Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp, người dân trên địa bàn thành phố được cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt
nhất thông qua những kênh thông tin: website, báo đài. Hầu hết các sở, ngành, địa phương đã xây dựng và triển khai ứng dụng trang thông tin điện tử của ngành. Cơ bản
hiện tại trên các website của hầu hết các sở, ban ngành các quy trình thủ tục, văn bản
pháp luật đã được niêm yết công khai.
Nhiều đơn vị như Cục thuế, Cục Hải quan đã công khai số điện thoại đường dây
nóng, hòm thư góp ý tại cơ quan để công dân, doanh nghiệp có thể phản hồi khi cần thiết. Từ năm 2009, tỉnh Nghệ An đã chính thức đưa trang web Công báo của tỉnh vào hoạt động với một lượng thông tin khá lớn và bài bản, bao gồm: Các cơ chế, chính sách
của tỉnh,của Chính phủ… Đây thực sự là một bước ngoặt lớn trong việc cải thiện tính
minh bạch và tiếp cận thông tin, vốn là một trong những điểm yếu của tỉnh trong thời gian trước đó.
Bên cạnh đó, hiện nay một số cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đã áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2000, 9001-2008 vào công tác quản lý Nhà nước.
* Một số hạn chế, tồn tại:
- Việc tiếp cận các văn bản, thông tin của người dân còn gặp khó khăn. Phần thông tin về cơ chế chính sách trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh nói chung và trên các trang web của các cơ quan hành chính trong tỉnh nói riêng chưa được cập nhật một cách đầy đủ, thường xuyên.
- Việc ban hành danh mục thủ tục hành chính kèm với đó là thời gian giải quyết
của các cơ quan hành chính trong tỉnh khá công phu, chặt chẽ nhưng việc áp dụng ở
nhiều nơi còn chưa nghiêm túc. Tương tự với đó là việc áp dụng ISO tại nhiều cơ quan
còn mang tính hình thức. Việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng nhất, chặt chẽ về quy trình thủ tục; phân cấp trách nhiệm giữa các ngành, địa phương còn chồng chéo.
- Nhiều chậm trễ trong giải quyết thủ tục cho người dân không được giải thích
một cách thỏa đáng.
- Việc tiếp cận các văn bản, thông tin của người dân còn gặp khó khăn.
- Phần thông tin về cơ chế chính sách trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh nói
chung và trên các trang web của các cơ quan hành chính trong tỉnh nói riêng chưa được
cập nhật một cách đầy đủ, thường xuyên.
2.4.4. Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước:
Chỉ số Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước đề cập đến thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Chỉ số này liên quan đến công việc của tất cả các sở, ban
ngành và các UBND huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
Chỉ số này của Nghệ An năm 2013 tiếp tục có xu hướng giảm cả về điểm số và