Nhóm các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 41)

Nhân tố khách quan là tập hợp những nhân tố mà chính quyền tỉnh không có

khả năng hoặc rất ít khả năng tác động làm thay đổi được. Một số vùng có điều kiện

kinh tế, tự nhiên xã hôi, phong tục tập quán khác nhau thì có sức hấp dẫn riêng đối với

tầng nhà đầu tư khác nhau.

Trong phạm vi một tỉnh, những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số năng

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mỗi địa phương: Các tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hóa tập quán khác nhau. Có những tỉnh được ưu đãi lớn về điều kiện tự nhiên có thể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như

du lịch dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiêp…ngược lại có những tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán…Về văn

hóa, có những tỉnh người dân có trình độ dân trí cao, ngược lại có những tỉnh người

dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn…Về mặt cơ cấu dân số có những tỉnh dân cư chủ yếu là dân cư là người dân địa phương thường trú lâu năm nên phong tục tập quán thói quen tiêu dùng của người dân

ít có sự thay đổi, ngược lại một số tỉnh thì chủ yếu dân cư là dân ngoại tỉnh nên trình

độ dân trí cũng không đồng đều, tình hình an ninh có nhiều diễn biến phức tạp … Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vói xu hướng

hội nhập và toàn cầu hóa.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế “mở” và nó sẽ càng mở hơn dưới tác động của

hội nhập và toàn cầu hóa, góp phần giải phóng mọi nguồn lực sản xuất, kích thích khả năng phát triển của mọi thành phần kinh tế. Nếu biết khai thác tốt các yếu tố tích cực

của nền kinh tế thị trường thì sẽ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế. Cùng với sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống chính sách, pháp luật của trung ương, có sự tương đồng về lợi thế, tiềm năng thì địa phương biết khai thác tốt tối đa lợi thế tự nhiên, kinh tế xã hội và các thế mạnh kinh tế thị trường của mình thì địa phương đó sẽ thu hút được sự đầu tư tốt hơn, sản xuất kinh doanh phát triển hơn, nền

kinh tế phát triển nhanh hơn. Mặt khác, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế

xã hội. Bản thân mỗi công chức nhà nước cũng như chính quyền cấp tỉnh không nằm ngoài tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường, khi nó là nguyên nhân chính dẫn tới

tình trạng tham nhũng và những tệ nạn khác, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội không

chỉ một tỉnh mà cả một quốc gia.

Tác động của cách mạng khoa học công nghệ mà ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát

triển của lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông.

Những phương thức mới trong việc xử lý và truyền dẫn thông tin có thể cho

phép chính quyền tỉnh làm việc tốt hơn (tăng năng suât, chất lượng và hiệu qủa quản

phương và công dân, tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm làm cho bộ

máy chính quyền gần gủi với người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông

tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư doanh nghiệp như công tác quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất của chính quyền đối với doanh

nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian mà hiệu quả và tính chính xác minh bạch sẽ cao hơn bên

cạnh đó về phía doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được những rủi ro do việc tiếp cận thông

tin từ các chính sách của chính quyền cũng như tăng thêm cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp khi không phải mất thời gian vào các việc như tiếp xúc với cơ quan công

quyền nhiều hơn vào các hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính của doanh

nghiệp. Vì vậy chính quyền cấp tỉnh cần phải khai thác tối đa ý nghĩa quan trọng của

nhân tố này.

Các nhân tố trên đều có tác động nhất định đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của một địa phương.Để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện vị trí xếp hạng, mỗi tỉnh cần phải xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng và từ đó có những giải pháp tác động hiệu quả hợp

lý kịp thời.

Để có định hướng và giải pháp thiết thực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh ngoài việc xác định rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh cấp tỉnh

thì cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh đại diện ở cả ba miền đặc biệt là những tỉnh có nét tương đồng nhau về điều kiện tự nhiên văn hóa cũng như vị trí địa lý cơ sở hạ tầng với địa phương mình, những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao có sự tăng tiến của chỉ số năng lực cạnh tranh trong thời gian qua và từ đó sẽ có những bài học kinh nghiệm phong phú hơn để bổ sung cho tỉnh mình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)