Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI):

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 35)

Việc xây dựng chỉ số PCI và xếp hạng chỉ số PCI được tiến hành theo ba bước

đó là: (1) Thu thập dữ liệu; (2) Xử lý dữ liệu để xây dựng các chỉ số thành phần; (3) Xây dựng chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI). Cụ thể phương pháp như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu:

Quá trình thu thập số liệu PCI gồm có: thứ nhất, các chuyên gia nghiên cứu tiến

hành điều tra các doanh nghiệp trong nước đảm bảo mẫu đủ lớn có thể đại diện cho tổng thể các doanh nghiệp. Thứ hai, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập các nguồn số

liệu chính thống đã được công bốở địa phương. Mục tiêu là kết hợp các số liệu khách quan (số liệu “cứng”) và số liệu chủ quan ( số liệu “mềm”: thể hiện cảm nhận đánh giá

của các doanh nghiệp được điều tra), để có thể cho những kết quả đáng tin cậy hơn so

với chỉ sử dụng một trong hai nguồn số liệu trên.

Số liệu “mềm”: chọn mẫu các doanh nghiệp để tiến hành khảo sát

- Chọn mẫu: nhóm nghiên cứu lập danh sách doanh nghiệp điều tra từ danh sách các doanh nghiệp nộp thuế của cơ quan thuế, tiến hành phân tổ điều tra. Do không có

điều kiện điều tra toàn bộ các doanh nghiệp ở địa bàn mỗi tỉnh trên cả nước, nên mẫu

điều tra theo hình thức phân tổ được lập ra để đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp.

Để tiến hành chọn mẫu, danh sách doanh nghiệp được chia thành 24 nhóm, theo ba tiêu chí: (1) Loại hình của doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. (2) Ngành nghề của doanh nghiệp: Công nghệ/sản xuất, dịch vụ/thương mại, nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản), tài nguyên thiên nhiên (khai khoáng). (3) Tuổi của doanh nghiệp: thành lập trước năm 2000 (năm Luật Doanh Nghiệp có hiệu lực) và thành lập từ sau năm 2000.

Phân nhóm doanh nghiệp: VCCI tiến hành phân nhóm, chọn mẫu một cách ngẫu nhiên và lập ra danh sách doanh nghiệp sẽ gửi phiếu điều tra. Số lượng doanh nghiệp

và số lượng gửi phiếu phản hồi ở các năm trước đó. Đối với các tỉnh có số lượng DN

dân doanh dưới 500 doanh nghiệp thì tất cả các doanh nghiệp ở tỉnh đó đều được gửi phiếu điều tra.

- Công cụ thu thập: phiếu điều tra gồm các câu hỏi về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đánh giá của các doanh nghiệp về các khía cạnh khác nhau trong hoạt động quản lý và điều hành kinh tế của địa phương.

- Phương pháp điều tra: VCCI gửi phiếu điều tra cho doanh nghiệp trong mẫu đã chọn. Để đạt được tỉ lệ phản hồi cao, VCCI đã tuyển chọn và huấn luyện cộng tác viên

để gọi điện thoại đến các doanh nghiệp xác nhận phiếu điều tra đã được gửi đến đúng địa chỉ và thuyết phục doanh nghiệp trả lời. Đối với các doanh nghiệp chưa nhận được phiếu điều tra thì VCCI tiến hành gửi lại một lần nữa. Đối với các doanh nghiệp trả

lời, VCCI gửi tặng một cuốn sách mà doanh nghiệp lựa chọn kèm theo thư cảm ơn của VCCI.

Số liệu “cứng”: Các phương pháp được cơ quan nghiên cứu sử dụng và thu thập số liệu như: lấy ý kiến chuyên gia, và số liệu thống kê.

Lấy ý kiến chuyên gia: thu thập ý kiến của các chuyên gia về chất lượng quản lý

và điều hành đối với từng tỉnh để hiệu chỉnh những sai lệch trong đánh giá của các doanh nghiệp trong tính toán chỉ số cuối cùng.

Số liệu thống kê: tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn công bố chính thức và bên thứ ba như: niên giám thống kê của tổng cục thống kê, kết quả của các cuộc điều tra, các báo cáo, ấn phẩm của ngân hàng thế giới, các công ty.

Bước 2: Xử lý dữ liệu để xây dựng các chỉ số thành phần:

Như đã trình bày, một trong những cách tiếp cận quan trọng của PCI là so sánh chất lượng điều hành kinh tế giữa mỗi tỉnh với thực tiễn tốt nhất về điều hành kinh tếở

Việt Nam, chứ không phải so sánh với một chuẩn mực lý tưởng nào đó. Vì vậy để có

cơ sở so sánh, đánh giá giữa các tỉnh thành, chúng ta cần một đơn vị thống nhất, nên mỗi chỉ tiêu sẽ được chuẩn hóa theo thang 10 điểm như sau:

 Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành tốt thì sử dụng công

thức sau đây để chuẩn hóa điểm: 9*[

Minimum Maximum Minimum ovincei   Pr ]+1 (CT1)

 Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành không tốt thì lấy 11 trừ đi công thức ở trên: 11-{9*[Pr ]

Minimum Maximum Minimum ovincei   +1} (CT2)

Như vậy, tỉnh có thực tiễn tốt nhất sẽ tương ứng với điểm 10, tỉnh có thực tiễn kém nhất tương ứng với điểm 1. Các tỉnh còn lại sẽ tương ứng với điểm nằm giữa 1 và 10. Tiếp theo, tất cả các chỉ tiêu được tổng hợp thành điểm chỉ số thành phần với mục

tiêu đặt ra là điểm các chỉ số này phải phản ánh được tương đối đầy đủ những trở ngại

đối với việc thành lập mới và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Vì vậy, sau khi đã chuẩn hóa, VCCI đã tính trung bình các chỉ tiêu và sau đó cũng áp

dụng lại qui trình tính điểm chỉ tiêu như trên để tạo ra từng chỉ số thành phần cho mỗi tỉnh. Sau khi chuẩn hóa, toàn bộ các chỉ số của một tỉnh sẽ được thể hiện trên một sơ đồ hình sao. Hình 1.1 dưới đây thể hiện ví dụ điểm cụ thể của 9 chỉ số thành phần của một vài tỉnh, thành. Độ dài của mỗi đường gân của ngôi sao thể hiện điểm của từng chỉ

số thành phần với thang điểm tuyệt đối là 10.

Hình 1.1: Biểu đồ “hình sao” thể hiện kết quả điều hành của từng tỉnh theo chỉ số thành phần năm 2009

Nguồn: [7].

Bước 3: Xây dựng chỉ số tổng hợp PCI:

Nếu lấy điểm của tất cả các chỉ số thành phần cộng lại với nhau, tổng điểm sẽ là chỉ số PCI tổng hợp chưa có trọng số. Mặc dù đây là phương pháp dễ dàng nhất để

công cụ chính sách. Lý do là vì trong các chỉ số thành phần, có những chỉ số quan trọng hơn những chỉ số còn lại khi lí giải sự khác biệt về kết quả phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Do đó mỗi chỉ số thành phần cần được tính toán trọng số tương ứng với mức độ đóng góp thực sự của từng chỉ số đối với việc phát triển khu vực kinh tế tư

nhân.

Để làm được việc này, trong giai đoạn 2005-2009, VCCI sử dụng phương pháp

hồi quy đa biến để đo lường tác động của từng chỉ số thành phần tới một nhóm chỉ số được coi là có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân (tỉ

lệ doanh nghiệp dân doanh, vốn đầu tư dài hạn của khu vực tư nhân tính trên bình

quân đầu người, lợi nhuận bình quân trên một doanh nghiệp tính theo triệu đồng). Cách tính này có loại trừảnh hưởng mà các điều kiện truyền thống (khoảng cách tới thị trường tính bằng số km từ trung tâm tỉnh lị tới Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh, chất

lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng ban đầu) đem lại cho sự phát triển kinh tế tư

nhân. Từ đó tính ra mức độ đóng góp tương đối (hay còn gọi là trọng số) của chúng

đối với các chỉ số thành phần.

Nhưng từ năm 2009 về sau VCCI sử dụng phương pháp tính trọng số mới bằng cách cũng chọn ra ba biến kết quả quan trọng thể hiện sự phát triển khu vực kinh tế tư

nhân (doanh nghiệp tư nhân trên 1000 dân, mức đầu tư trên đầu người, lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp). Các biến số này được hồi quy theo từng chỉ số thành phần, trong

đó loại trừ tác động của các nhân tố cấu trúc (mật độ dân số, diện tích, khoảng cách từ

Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh theo km), cơ sở hạ tầng (đo bằng tỉ lệ đường được rải nhựa trong tỉnh) và sử dụng thêm các biến giả cho 7 vùng ở Việt Nam để tính ra trọng số cho mỗi chỉ số thành phần. Những trọng số này được làm tròn tới 5% gần nhất để

Bảng 1.1: Trọng số của các chỉ số thành phần Chỉ số Trọng số thực tế (%) Trọng số làm tròn (%) Loại trọng số

1 Gia nhập thị trường 9,61 10 Trung bình

2 Tiếp cận đất đai 2,37 5 Thấp

3 Tính minh bạch 19,77 20 Cao

4 Chi phí thời gian 14,12 15 Trung bình

5 Chi phí không chính thức 9,00 10 Trung bình

6 Tính năng động 12,36 10 Trung bình

7 Dịch vụ hỗ trợ DN 6,71 5 Thấp

8 Đào tạo lao động 20,03 20 Cao

9 Thiết chế pháp lý 6,04 5 Thấp

10 Cạnh tranh bình đẳng 4,87 5 Trung bình

Nguồn: Báo cáo Nghiên Cứu Chính Sách-VCCI, xem [7].

Những trọng số này được gắn vào các chỉ số thành phần tương ứng để tính ra chỉ

số PCI tổng hợp cuối cùng.

Hình 1.2: Mô hình phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 35)