Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 40)

Nhóm nhân tố chủ quan là nhóm nhân tố có thể tác động trực tiếp đến việc cải thiện PCI theo ý chí của mình. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động của bộ máy quản lý, chất lượng, trình độ của bộ máy công chức cấp tỉnh, hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác làm việc của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh có ảnh

hưởng toàn diện và sâu sắc tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Năng lực của bộ máy quản lý, khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ

của bộ máy hành chính gồm: hệ thống tổ chức các cơ quan, hệ thống thể chế, thủ tục

hành chính, đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất trình độ, kỹ năng hành chính với

cơ cấu, chức danh nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của từng công việc,

điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả. Năng lực hoạt

động sẽ phụ thuộc vào các yếu tố này.

Hiệu lực hoạt động thể hiện ở việc thực hiện thực hiện đúng, có kết quả chức

năng của bộ máy để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn, gắn với tính khả thi hiệu lực thể hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trương triệt để của tổ chức công dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước trên phạm vi của toàn xã hội. Nó phụ thuộc vào năng lực, chất lượng của nền hành chính. Hiệu quả của hoạt

động biểu hiện ở những kết quả đạt được của bộ máy trong sự tương quan về mức độ

chi phí các nguồn lực trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Trong những nội dung trên thì năng lực quyết định hiệu quả và hiệu lực hoạt

động. Hiệu lực, hiệu quả là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực. Các nguyên tắc hoạt động chủ yếu của bộ máy thể hiện ở nôi dung: Phục vụ, công khai, phối hợp trong

hoạt động quản lý theo vùng, ngành, lãnh thổ, hiệu lực, hiệu quả, hiện đại khoa học,

phân định rõ theo chức năng.

Giải quyết các yếu tố cấu thành, hoàn thiện các điều kiện, môi trường để các cơ quan có năng lực hoạt động, thực hiện có hiệu lực hiệu quả chức năng quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Thuật ngữ “khách hàng là thượng đế” không chỉ được áp dụng trong kinh doanh mà còn được nhiều cơ quan công quyền áp dụng trong mối quan hệ giữa chính quyền và người dân.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đòi hỏi cải cách hành chính phải tiếp cận một cách có hệ thống. Theo cách tiếp cận này thì phải có hai nhóm vấn đề liên quan bao gồm: cải cách những vấn đề gắn liền với chính nội bộ của cơ quan nhà nước, và cải cách những vấn đề gắn với hoạt động mà các cơ quan nhà nước hành chính nhà

nước tác động bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. Hai nhóm vấn đề này, công việc này về nguyên tắc cơ bản, gắn liền chặt chẽ với nhau. Bộ máy hành chính mạnh mới có thể thực hiện tốt được những công việc quản lý nhà nước do pháp luật quy định

cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đồng thời đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, của xã hội và gia tăng mức độ hài lòng của công dân của nhà đầu tư, nhà

quản trị doanh nghiệp.

Tác động ra bên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội, công dân không chỉ phụ thuộc vào thể chế, thủ tục hành chính mà còn phụ thuộc rất nhiều

vào năng lực, kiến thức, cách tư duy của những người làm việc trong các cơ quan ấy. Một bộ máy chỉ hoạt động hiệu quả khi bộ máy ấy có hệ thống nhân lực đảm bảo về

chất lượng trình độ cũng như về số lượng. Nếu những người tham mưu cho nhà nước

ấy thụ động, vô cảm, duy ý chí, không tư duy theo nguyên tắc sáng tạo, đổi mới, thì cải cách sẽ chỉ làm xấu hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với chính quyền.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 40)