Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 36)

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là một chủ đề nghiên cứu truyền thống của chuyên ngành quản trị kinh doanh. Hiện có nhiều luận văn ở bậc thạc sỹ đã nghiên cứu về chủ đề này. Ở đây, tác giả lược khảo một số công trình tiêu biểu sau:

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hường với đề tài “nâng cao

năng lực cạnh tranh của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2009-2014”. Tác giả đề

tài này đã sử dụng phương pháp phỏng vấn khách hàng nội địa và khách hàng ngoại quốc. Đồng thời tác giả này cũng sử dụng phương pháp ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của khách sạn Hương Giang từ đó đưa ra kết luận về năng lực cạnh tranh của khách sạn. Ưu điểm nổi bật trong đề tài này là đã sử dụng bảng câu hỏi bằng tiếng Anh và tiếng Pháp để phỏng vấn số lượng đông đảo khách hàng ngoại quốc. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của đề tài này là không sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh – một công cụ rất hữu ích để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời tác giả này cũng chưa có sự đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn hương Giang trong tương quan cạnh tranh với các khách sạn khác trên địa bàn.

Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các

khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế” của các tác giả Trần Bảo An, Nguyễn

Việt Anh và Dương Bá vũ Thi đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Huế số 3 năm 2012. Trong đề tài này, nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế gồm 4 nhóm nhân tố tác động: (i) Uy tín và hình ảnh, (ii) các phối thức Marketing, (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, (iv) trình độ tổ chức và phục vụ khách hàng. Nhóm tác giả này đã sử dụng phương pháp hồi quy để kiểm định mức độ ảnh hưởng của 4 nhân tố này đối với năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao trên địa bàn, kết quả cho thấy cả 4 nhân tố đều có tác động thuận chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc.

Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Khách sạn Mường Thanh Vinh” của tác giả Phạm Thị Tuyết (2009), đây cũng là đề tài liên quan đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Tác giả đã xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của Khách sạn Mường Thanh Vinh với 1 đối thủ cạnh tranh trực

tiếp là khách sạn MEDIA cũng tọa lạc tại Thành phố Vinh. Ưu điểm của công trình này so với công trình của Nguyễn Thị Hường là tác giả đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn Mường Thanh trong mối tương quan cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh là khách sạn MEDIA trên cùng địa bàn. Tuy nhiên hạn chế quan trọng ở đây là tác giả chỉ so sánh với duy nhất 1 đối thủ cạnh tranh trong ma trận hình ảnh cạnh tranh đồng thời bộ tiêu chí đánh giá của tác giả này chưa thực sự tốt và chưa sát với tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, do đó những giải giáp và kết luận đưa ra chưa cụ thể và chưa thực sự khả thi. Thêm vào đó là một hạn chế khá nổi bật trong đề tài này là tác giả chưa có sự phỏng vấn sâu khách hàng để họ đánh giá chi tiết hơn về chất lượng dịch vụ của khách sạn bởi vì trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn thì chất lượng dịch vụ là xương sống của năng lực cạnh tranh của khách sạn và chỉ có khách hàng mới cảm nhận sâu sắc và đánh giá sát thực nhất về chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Bảng 1.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của khách sạn Mường Thanh so với khách sạn MEDIA Khách sạn MƯỜNG THANH VINH Khách sạn MEDIA STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Hoạt động Marketing 0,05 3 0,15 3 0,15 2 Chất lượng sản phẩm 0,15 3 0,45 3 0.45

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 0.1 2 0,2 2 0,2

4 Khả năng tài chính 0,1 4 0,4 3 0,3 5 Trình độ tay nghề cán bộ- CNV 0,12 3 0,36 3 0,36 6 Trang thiết bị 0,1 2 0,2 3 0,3 7 Lợi thế vị trí 0,15 3 0.45 4 0,6 8 Uy tín sản phẩm công ty 0,1 3 0,3 3 0,3

9 Khả năng cạnh tranh về giá 0,1 1 0,1 2 0,2

Tổng cộng 1 2,73 2,86

Bài báo với nội dung “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn” của tác giả Hoàng Thị Phương Thanh đăng trên Tạp chí Tài chính số 3 năm 2014. Với công trình này, tác giả Hoàng Thị Phương Thanh đã xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Cụ thể, tác giả công trình này đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn Hòn Ngư so với khách sạn Xanh Cửa Lò và khách sạn Thái Bình Dương. Hạn chế của đề tài này theo đánh giá chủ quan của tác giả là một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cũng chưa thực sự tốt với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn – khác rất nhiều so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Chẳng hạn, với tiêu chí thị phần đối với lĩnh vực kinh doanh khác (chẳng hạn xăng dầu) thì rất dễ dàng để tính toán, nhưng đối với kinh doanh khách sạn thì rất khó để xác định vì khó có thể xác định thị phần chính xác của khách sạn đó chiếm bao nhiêu % khách hàng ở thị trường Trung Quốc hay Thái Lan chẳng hạn, nếu có xác định thì độ tin cậy của thông tin cũng không cao.

Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các khách sạn tại Cửa Lò

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về khách sạn và kinh doanh khách sạn cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Tác giả cũng trình bày khái quát các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh cũng như công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn Hữu Nghị. Đây là các công cụ được áp dụng để đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách sạn Hữu Nghị thuộc Công ty CP Hữu Nghị Nghệ An mà tác giả sẽ trình bày ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HỮU NGHỊ NGHỆ AN

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 36)