Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 26)

chung và các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng

1.3.2.1. Trình độ quản lý điều hành

Trình độ quản lý điều hành được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng. Nó được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý: người quản lý cần phải có kiến thức chuyên môn qua trường lớp đồng thời cần phải có càng nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn càng tốt. Ngoài ra, họ phải thường xuyên trao dồi phát triển thêm kiến thức qua sách báo, tích lũy kinh nghiệm về khả năng giao tiếp, nắm vững các khía cạnh pháp lý liên quan đến lĩnh vực của mình, am hiểu về tình hình chính trị xã hội, và có khả năng dự đoán tình hình tương lai.

- Khả năng tổ chức-quản lý bộ máy và nhân lực của doanh nghiệp: bộ máy tổ

chức và con người luôn vận động theo kế hoạch đề ra và luôn chịu sự tác động chi phối bởi các mối quan hệ bên trong cũng các yếu tố bên ngoài. Mỗi con người đều có đặc điểm sinh học và tâm lý khác nhau, quan niệm, trình độ, kinh nghiệm khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Vì vậy, công tác quản trị đòi hỏi phải luôn luôn cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của doanh nghiệp, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi cho từng bộ phận cụ thể, cho mỗi cá nhân, tạo mối quan hệ làm việc gắn kết, trách nhiệm, hài hòa giữa các tập thể và giữa các cá thể. Có quy định rõ ràng cụ thể về những tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc cho nhân viên đồng thời phải có thưởng phạt công minh. Yêu cầu quan trọng nhất là khơi gợi niềm đam mê làm việc, mọi người đều đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân nhưng nhà quản trị cũng phải đảm bảo tối đa quyền lợi cá nhân hài hòa với tập thể. Chi phí để tổ chức quản lý bộ máy và nhân lực càng thấp thì càng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.3.2.2. Nguồn nhân lực

Mọi việc thành bại đều do ở con người. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, nhân lực quyết định mọi hoạt động cho nên chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất tạo thành năng lực cạnh tranh của tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành khách sạn. Muốn khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực thì doanh nghiệp phải có công tác quản trị tốt, từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động để tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh.

Công tác quản trị nguồn nhân lực là việc làm thường xuyên nhưng mang tính lâu dài, nó gắn liền với từng hoạt động của nhân viên. Vì vậy nó đòi hỏi tính chuyên nghiệp, thể hiện qua các chính sách liên quan đến quyền lợi của nhân viên về vật chất cũng như tinh thần: chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, khích lệ tinh thần, đãi ngộ về vật chất, bình đẳng về cơ hội thăng tiến, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, xây dựng văn hóa tổ chức…v.v.

1.3.2.3. Năng lực tài chính

Khả năng tài chính là yếu tố quyết định đến mọi hoạt động và hình ảnh doanh nghiệp đối với bên ngoài. Tất cả hoạt động phát triển quy mô sản xuất - kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, nghiên cứu – phát triển…đều phụ thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bộ phận tài chính có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo các nguồn tài chính để doanh nghiệp sử dụng kịp thời và hiệu quả.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng, qua quy mô vốn tự có, khả năng huy động, sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp ...v.v. Trước hết, năng lực tài chính gắn với tiền vốn, là một yếu tố đầu vào rất quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, nếu sử dụng tiền vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tiền vay rất lớn, từ đó làm giảm chi phí chung, giảm giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh.

Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng. Vì vậy, để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải quay tiền vốn thật nhanh, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định, kiểm soát chặt chẽ, tránh thất thoát, tích lũy và tăng vốn tự có, giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để huy động tiền kịp thời cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.2.4. Năng lực Marketing và dịch vụ bán hàng

Năng lực Marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Products, Place, Price, Promotion) trong hoạt động Marketing. Khả năng Marketing tác động trực tiếp tới tạo nguồn và tiêu thụ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mặt khác, các công cụ khác như khuyến mãi, nghiên cứu thị trường, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trò quan trọng đến năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp dịch vụ.

1.3.2.5. Hệ thống thông tin

Thông tin nội bộ: các thông tin liên quan đến các hoạt động của các bộ phận chức năng cũng như những cá nhân trong tổ chức cung cấp là cơ sở và nền tảng rất quan trọng cho tất cả các quyết định trong quản lý, điều hành. Thông tin phải được thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích chính xác và kịp thời để giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn.

Thông tin bên ngoài: bao gồm tất cả thông tin liên quan đến môi trường bên ngoài (kinh tế - xã hội, chính phủ - pháp luật, đối thủ, khách hàng, nhà cung cấp, cung cầu giá cả thị trường dịch vụ, quy hoạch phát triển du lịch, các lễ hội và sự kiện du lịch trong tỉnh cũng như ở các địa phương lân cận…)

1.3.2.6. Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Trong ngành kinh doanh khách sạn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, các khách sạn đều hướng đến việc quản lý chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất. Mục tiêu của các khách sạn là cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa sự mong đợi và sự cảm nhận thực tế của khách hàng sau khi tiêu dùng dịch vụ. Đối với một khách sạn lớn, các dịch vụ phục vụ du khách rất nhiều, lại phát sinh thường xuyên, do đó, nhiều tập đoàn khách sạn lớn đã thiết lập hệ thống kiểm tra và quản lý chất lượng rất chặt chẽ, bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu của du khách để thiết lập tiêu chuẩn dịch vụ, nâng cao chất lượng lao động đến việc thiết lập quy trình kiểm tra đều đặn, thường xuyên trong quá trình cung cấp dịch vụ; giải quyết khiếu nại của du khách...

1.3.2.7. Giá trị vô hình của doanh nghiệp

Giá trị vô hình là tiêu chí mang tính tổng hợp, giá trị này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, hợp đạo, hợp lý của doanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến.

Giá trị vô hình của doanh nghiệp gồm hai bộ phận:

- Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp: được phản ánh chủ yếu ở “văn hoá doanh nghiệp”, bao gồm trang phục, văn hoá ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch...

- Giá trị của tài sản thương hiệu: những thương hiệu, nhãn hiệu lâu đời, có uy tín thì có giá trị càng cao. Muốn có được giá trị thương hiệu cao doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về sản phẩm và chất lượng...

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 26)