2.3.1. Về vốn
Tổng nguồn vốn: 35.000.000.000 vnđ (năm 2013)
2.3.2. Về lao động
Nguồn nhân lực của khách sạn là vốn quý nhất, trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ tay nghề của nhân viên, trình độ văn hoá của mọi thành viên. Nếu trình độ nguồn nhân lực cao thì sẽ tạo ra nhiều các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của du khách.
Ở số liệu bảng 2.2, ta thấy rằng số lượng lao động của khách sạn tăng rất chậm qua 3 năm giai đoạn 2011 đến 2013, trung bình một năm chỉ tăng 3 người. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của khách sạn trong thời gian qua không được mở rộng nhiều.
Phân theo giới tính thì tỷ lệ lao động nữ cao hơn lao động nam (trung bình nữ chiếm khoảng 65% trong các năm theo dõi; trong đó nam chỉ chiếm khoảng 35%). Đây là một đặc trưng không chỉ tại khách sạn Hữu Nghị mà chính là đặc trưng của ngành kinh doanh khách sạn nói chung. Đây là ngành nghề kinh doanh đòi hỏi người lao động phải có sự kiên nhận, khéo léo trong cả giao tiếp lẫn các công việc cụ thể. Vi vậy nó phù hợp hơn đối với nữ giới. Trong khách sạn, những công việc nặng nhọc tại các bộ phận như kỹ thuật, bảo trì điện, bảo vệ... rất cần các yếu tố ở nam giới như sức khoẻ, độ dẻo dai, nhanh nhẹn, tính kỹ thuật cao... Còn lao động nữ thì lại tập trung nhiều ở các bộ phận như lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bếp...các công việc này đòi hỏi ở lao động nữ tính uyển chuyển, nhẹ nhàng, cẩn trọng, trẻ trung, tính thu hút và lôi cuốn...những yếu tố này của lao động nữ rất phù hợp với ngành nghề phục vụ khách sạn, nhà hàng.
Đối với ngành nghề kinh doanh khách sạn thì việc thường xuyên tiếp xúc với khách để phục vụ và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của khách sạn là điều rất cần thiết. Vì vậy lao động trực tiếp tại khách sạn Hữu Nghị chiếm tỷ lệ cao (trung bình trên 60%, còn lại là lao động gián tiếp). Lực lượng lao động gián tiếp tại khách sạn thường ở các bộ phận như kinh doanh hoặc phục vụ theo mùa vụ.
Bảng 2.2: Tình hình lao động của khách sạn Hữu Nghị
Đơn vị tính: người
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2013/2011 CHỈ TIÊU Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ tăng (%) Tổng lao động 74 100 80 100 80 100 6 108,11
I. Phân theo giới tính:
1. Nam 25 33,78 28 35,00 28 35,00 3 112,00 2. Nữ 49 66,22 52 65,00 52 65,00 3 106,12
II. Phân theo tính chất lao động:
1. Lao động trực tiếp 62 83,78 67 83,75 67 83,75 5 108,06 2. Lao động gián tiếp 12 16,22 13 16,25 13 16,25 1 108,33
III. Phân theo trình độ chuyên môn:
1. Đại học 10 13,51 11 13,75 11 13,75 1 110,00 2. Trung cấp 41 55,40 41 51,25 41 51,25 0 100,00 3. Nghiệp vụ 18 24,32 22 27,50 22 27,50 4 122,22 4. Phổ thông 5 6,77 6 7,50 6 7,50 1 120,00
Nguồn: Phòng Hành Chính, khách sạn Hữu Nghị
Chất lượng lao động rất quan trọng trong mọi hoạt động của khách sạn, để có những sản phẩm dịch vụ tốt nhất phục vụ du khách, làm thỏa mãn nhu cầu của khách. Năm 2011, khách sạn có 10 người đạt trình độ đại học chiếm 13,51%, đến năm 2013 thì con số này cũng chỉ có tăng thêm 1 người lên 11 người (tương ứng tăng 10%). Tương tự, ta nhận thấy rằng lao động có trình độ trung cấp, nghiệp vụ, và lao động phổ thông cũng không tăng đáng kể. Điều này đặt ra cho Ban lãnh đạo khách sạn trong thời gian tới cần có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh cùng với đó là tăng thêm số lượng nhân viên cũng như chất lượng của họ đặc biệt là trình độ ngoại ngữ để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh trong lĩnh vực ngày càng khốc liệt trên địa bàn, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn để nâng hạng sao cho khách sạn trong thời gian sớm nhất. Mặt khác, khách sạn cần quan tâm đến việc bố trí lao động một cách hợp lý cho từng bộ phận, tạo nên sự thống nhất cao, sự phối kết hợp hoàn hảo giữa các bộ phận, đáp ứng đầy đủ kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cho khách sạn.
2.3.3.Cơ sở vật chất của khách sạn
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, cở vật chất đóng vai trò rất quan trọng bao gồm tất cả các phương tiện vật chất tham gia vào quá trình thực hiện các dịch vụ, khai thác các tiềm năng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Du lịch là một nhu cầu cao cấp vì vậy đòi hỏi rất nhiều về tiện nghi của khách sạn. Muốn khách sạn tồn tại và phát triển thì việc nâng cao, hoàn thiện cơ sở vật chất rất cần thiết. Cơ sở vật chất là tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng “sao” cho khách sạn. Tình hình cơ sở vật chất của khách sạn được thể hiện ở bảng 2.3.
Hiện tại, khách sạn có 75 phòng với 162 giường với trang thiết bị trong phòng rất tiện nghi, hiện đại và trang nhã. Hệ thống nhà hàng, quầy bar được mở rộng, nâng cấp có thể phục vụ hơn 300 lượt khách, khách sạn có 02 phòng họp phòng dành cho hội nghị lớn. Hội trường lớn có sức chứa 300 đại biểu, được trang bị các phương tiện hiện đại như máy ghi âm, máy chiếu LCD.... Có các phòng họp vệ tinh, cung cấp đầy đủ các dịch vụ và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Có 2 bãi đỗ xe và một diện tích sân vườn phía trước và phía sau rộng rãi và thoáng mát, một bể bơi với các dịch vụ nằm kề nó như quầy bar, phòng tập thể dục, dịch vụ massage tiện nghi, đáp ứng các nhu cầu của khách lưu trú như: vui chơi, giải trí và tập luyện thể thao. Để phục vụ tốt hơn trong việc đón tiễn khách, đưa khách đến những điểm tham quan, các trung tâm mua sắm... khách sạn đã đầu tư mạnh đến các phương tiện vận chuyển. Hiện tại khách sạn có 8 xe ô tô dùng để kinh doanh vận chuyển cũng như phục vụ cho khách sạn, trong đó có: 2 xe loại 24 chỗ, 1 xe loại 12 chỗ, 4 xe loại 4 chỗ và 1 xe tải nhỏ chuyên chở hàng hoá, hành lý. Trong thời gian tới, công ty đã quyết định đầu tư mạnh vào dịch vụ cho thuê xe bằng cách mua thêm những loại xe đời mới, chất lượng cao để khai thác vào lĩnh vực này.
Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Hữu Nghị STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng số phòng phòng 75 75 75 2 Tổng số giường giường 162 162 162 3 Số nhà hàng cái 2 2 2
4 Số quầy bar quầy 1 1 1
5 Số phòng họp - Hội nghị phòng 2 2 2
6 Số phòng Massage phòng 2 4 6
7 Bể bơi cái 1 1 1
8 Phòng tập thể dục cái 1 1 1
9 Máy phát điện máy 1 1 1
10 Bếp chế biến cái 12 12 12
11 Bãi đậu xe bãi 2 2 2
12
Phương tiện vận chuyển, cho
thuê (ô tô) chiếc 5 7 8
Nguồn: khách sạn Hữu Nghị
Nhìn chung, cơ sở vật chất của khách sạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty, lãnh đạo khách sạn trong việc hoàn thiện và củng cố các dịch vụ trong khách sạn, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao năng lực kinh doanh, bổ sung thêm cơ sở vật chất đặc biêt là cơ sở vật chất phục vụ cho các dịch vụ bổ sung như phòng Massage và dịch vụ cho thuê xe tăng lên.
2.3.4. Về nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của khách sạn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển khách sạn. Bên cạnh đó, vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của khách sạn , vì vậy việc bảo toàn và phát triển vốn là mục tiêu lớn nhất của khách sạn. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn được thể hiện ở bảng 2.4.
Xét ở phần tài sản, ta nhận thấy rằng tình hình tài sản của khách sạn qua 3 năm từ 2011 đến 2013 có sự biến động theo xu hướng tăng lên, trong đó năm 2013 tăng
mạnh so với năm 2011 là 3.712 triệu đồng, tương ứng tăng 13,04%. Sự biến động của tổng tài sản là do khách sạn có sự biến động lớn tài sản cố định (TSCĐ). Đối với TSLĐ ta thấy khoản phải thu của khách sạn năm 2013 tăng nhiều so với năm 2011, điều này có thể do khách sạn chưa làm tốt công tác thu hồi nợ. Qua bảng 2.4 ta thấy TSCĐ tăng đều qua các năm, nguyên nhân là Công ty đã đầu tư mua sắm mới một số xe ô tô đời mới và xây dựng bổ sung thêm một số phòng phục vụ dịch vụ masage. Bên cạnh đó, tiếp tục cải tạo hệ thống nhà hàng, cảnh quan sân vườn, mua sắm thiêm một số thiết bị cho phòng khách sạn và các dịch vụ khác,...
Trong kinh doanh khách sạn, việc hoàn thiện về hạ tầng cơ sở, phát triển các sản phẩm mang tính khác biệt đối với các đơn vị khác trong ngành, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách, nâng cao lợi thế cạnh tranh là rất cần thiết. Cùng với sự biến động của tài sản thì nguồn vốn cũng có sự biến động qua các năm. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân chiếm trên 80% trong tổng nguồn vốn, điều này phản ánh sự lành mạnh về tài chính của khách sạn.
Tuy nhiên, nợ phải trả của khách sạn có xu hướng tắng lên qua các năm. Theo xu hướng biến động thì năm 2013 tăng so với 2011 là 548 triệu đồng tương ứng tăng 12,76%. Mặc dù chỉ tiêu nợ dài hạn đã giảm xuống hơn 5% năm 2013 so với năm 2011 (tương ứng giảm 174 triệu đồng), nhưng nợ ngắn hạn của khách sạn lại tăng mạnh hơn làm cho chỉ tiêu nợ phải trả của khách sạn tăng lên. So với năm 2011, năm 2013 nợ ngắn hạn của khách sạn tăng 92% tương ứng tăng lên 747 triệu đồng.
Bảng 2.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Hữu Nghị
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2013/2011
STT CHỈ TIÊU Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
A TỔNG TÀI SẢN 28.469 100 30.907 100 32.181 100 3.712
113.04
I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.369 11,83 3.224 10,43 3.793 11,78 424
112.59
Tiền mặt 2.500
74,21 1.800 55,83 1.755 46,27 - 745 70.20
Các khoản phải thu 350
10,39 456 14,14 762 20,09 412 217.71
Hàng tồn kho 316
9,38 456 14,14 493 13,00 177 156.01
Tài sản lưu động khác 203
6,03 512 15,88 783 20,64 580 385.71
II Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 25.098 88,17 27.683 89,57 28.388 88,22 3.290
113.11
Tài sản cố định 20.507
81,71 21.102 76,23 21.957 77,35 1.450 107.07
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.137
8,51 3.201 11,56 3.386 11,93 1.249 158.45
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 927
3,69 1.280 4,62 1.045 3,68 118 112.73
Chi phí trả trước dài hạn 1.527
6,08 2.100 7,59 2.000 7,05 473 130.98 B TỔNG NGUỒN VỐN 28.469 100 30.907 100 32.181 100 3.712 113.04 I Nợ phải trả 4.293 15,07 4.302 13,92 4.841 15,04 548 112,76 Nợ ngắn hạn 812 18,91 1.127 26,20 1.559 32,20 747 192,00 Nợ dài hạn 3.276 76,31 3.025 70,32 3.102 64,08 -174 94,69 Nợ khác 205 4,78 150 3,49 180 3,72 -25 87,80 II Nguồn vốn chủ sở hữu 24.176 84,93 26.605 86,08 27.340 84,96 3164 113,08 Nguồn vốn - quỹ 23.178 95,87 25.504 95,86 25.500 93,27 2.322 110,02
Nguồn vốn kinh phí, quỹ khác 998 4,13 1.101 4,14 1.840 6,73 842
184,37
Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của khách sạn là khá tốt, việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển lợi nhuận cần có kế hoạch cụ thể, mục tiêu chiến lược rõ ràng cho từng thời điểm, từng thời kỳ.
2.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hữu Nghị Nghệ An Nghệ An
2.3.5.1. Thực trạng nguồn khách
Bảng 2.5 thể hiện tình hình khách hàng đến khách sạn Hữu Nghị trong thời gian 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Nhìn chung, lượng khách hàng đến với khách sạn có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2011, số lượt khách đến với khách sạn đạt 33.021 lượt với tổng số ngày nghỉ tại khách sạn là 47.925 ngày; năm 2012 số lượt khách tăng lên 39.211 lượt với tổng ngày nghỉ là 56.473 ngày; năm 2013 số khách đến khách sạn là 38.427 lượt giảm nhẹ so với năm 2012 truy nhiên số ngày nghỉ của khách tăng lên đạt 58.744 ngày.
Bảng 2.5. Tình hình khách hàng đến khách sạn Hữu Nghị Năm 2013/2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Số người (%) Tỷ lệ 1. Tổng số lượt khách Lượt khách 33.021 39.211 38.427 5.406 116,37 2. Tổng số ngày khách Ngày 47.925 56.473 58.744 10.819 122,57 3. Thời gian lưu trú BQ Ngày/khách 1,45 1,44 1,52 0,07 104,82
Nguồn: Phòng Kế toán, khách sạn Hữu Nghị
Mặc dù số lượng khách đến với khách sạn là khá đông và có xu hướng tăng lên, tuy nhiên số ngày nghỉ trung bình của khách tới khách sạn là khá thấp, trung bình chỉ xấp xỉ 1,5 ngày/khách. Điều này cho thấy khách hàng đến với khách sạn chủ yếu là khách đi công tác ngắn ngày và cũng có thể khách hàng đi du lịch dài ngày ở Nghệ An nhưng chỉ lưu lại tại khách sạn trong thời gian ngắn sau đó chuyển sang khách sạn khác sang trọng hơn hoặc gần với khu du lịch biển Cửa Lò hơn hoặc cũng có thể các dịch vụ bổ sung của khách sạn chưa thực sự hấp dẫn cho khách hàng. Đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo khách sạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân khách hàng lưu lại thời gian ngắn để có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lưu lại khách sạn dài ngày hơn.
So sánh năm 2013 với năm 2011 ta thấy tổng số lượt khách tăng lên 5.406 lượt (tương ứng tăng 16,37%), tổng số ngày khách lưu lại khách sạn năm 2013 tăng hơn so
với năm 2011 là 10.819 ngày tương ứng tăng 22,57%. Tuy Nhiên thời gian lưu trú trung bình của khách hàng tăng không đáng kể (năm 2013 chỉ tăng 4,82% so với năm 2011).
2.3.5.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Khách sạn Hữu Nghị Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vốn) trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả kinh doanh tối đa trên chi phí kinh doanh tối thiểu.
Bảng 2.6: Tổng doanh thu của khách sạn Hữu Nghị
Năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 TT Chỉ tiêu
Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %
1. Tổng doanh thu 26.783 100 30.090 100 29.760 100 3.307 112,34 -0.33 98,89 2. Doanh thu lưu trú 5.561 20,76 7.348 24,42 7.214 24,24 1.787 132,13 -0.13 98,18 3. Doanh thu ăn uống 20.342 75,95 22.38 74,37 21.30 71,59 2.034 110,00 -1.07 95,20 4. Doanh thu bổ sung 880 3,29 365 1,21 1.238 4,16 -515 41,48 873 339,18
Nguồn: khách sạn Hữu Nghị
Bảng 2.6 cho thấy doanh thu của khách sạn ở các lĩnh vực dịch vụ trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013. Bảng số liệu cho thấy nguồn thu của khách sạn chủ yếu từ dịch vụ ăn uống. Doanh thu từ dịch vụ này luôn chiếm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của khách sạn qua các năm, trung bình chiếm trên 70% tổng doanh thu của khách