Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hữu Nghị Nghệ An

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 56)

Nghệ An

2.3.5.1. Thực trạng nguồn khách

Bảng 2.5 thể hiện tình hình khách hàng đến khách sạn Hữu Nghị trong thời gian 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Nhìn chung, lượng khách hàng đến với khách sạn có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2011, số lượt khách đến với khách sạn đạt 33.021 lượt với tổng số ngày nghỉ tại khách sạn là 47.925 ngày; năm 2012 số lượt khách tăng lên 39.211 lượt với tổng ngày nghỉ là 56.473 ngày; năm 2013 số khách đến khách sạn là 38.427 lượt giảm nhẹ so với năm 2012 truy nhiên số ngày nghỉ của khách tăng lên đạt 58.744 ngày.

Bảng 2.5. Tình hình khách hàng đến khách sạn Hữu Nghị Năm 2013/2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Số người (%) Tỷ lệ 1. Tổng số lượt khách Lượt khách 33.021 39.211 38.427 5.406 116,37 2. Tổng số ngày khách Ngày 47.925 56.473 58.744 10.819 122,57 3. Thời gian lưu trú BQ Ngày/khách 1,45 1,44 1,52 0,07 104,82

Nguồn: Phòng Kế toán, khách sạn Hữu Nghị

Mặc dù số lượng khách đến với khách sạn là khá đông và có xu hướng tăng lên, tuy nhiên số ngày nghỉ trung bình của khách tới khách sạn là khá thấp, trung bình chỉ xấp xỉ 1,5 ngày/khách. Điều này cho thấy khách hàng đến với khách sạn chủ yếu là khách đi công tác ngắn ngày và cũng có thể khách hàng đi du lịch dài ngày ở Nghệ An nhưng chỉ lưu lại tại khách sạn trong thời gian ngắn sau đó chuyển sang khách sạn khác sang trọng hơn hoặc gần với khu du lịch biển Cửa Lò hơn hoặc cũng có thể các dịch vụ bổ sung của khách sạn chưa thực sự hấp dẫn cho khách hàng. Đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo khách sạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân khách hàng lưu lại thời gian ngắn để có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lưu lại khách sạn dài ngày hơn.

So sánh năm 2013 với năm 2011 ta thấy tổng số lượt khách tăng lên 5.406 lượt (tương ứng tăng 16,37%), tổng số ngày khách lưu lại khách sạn năm 2013 tăng hơn so

với năm 2011 là 10.819 ngày tương ứng tăng 22,57%. Tuy Nhiên thời gian lưu trú trung bình của khách hàng tăng không đáng kể (năm 2013 chỉ tăng 4,82% so với năm 2011).

2.3.5.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Khách sạn Hữu Nghị Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm.

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vốn) trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả kinh doanh tối đa trên chi phí kinh doanh tối thiểu.

Bảng 2.6: Tổng doanh thu của khách sạn Hữu Nghị

Năm So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 TT Chỉ tiêu

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %

1. Tổng doanh thu 26.783 100 30.090 100 29.760 100 3.307 112,34 -0.33 98,89 2. Doanh thu lưu trú 5.561 20,76 7.348 24,42 7.214 24,24 1.787 132,13 -0.13 98,18 3. Doanh thu ăn uống 20.342 75,95 22.38 74,37 21.30 71,59 2.034 110,00 -1.07 95,20 4. Doanh thu bổ sung 880 3,29 365 1,21 1.238 4,16 -515 41,48 873 339,18

Nguồn: khách sạn Hữu Nghị

Bảng 2.6 cho thấy doanh thu của khách sạn ở các lĩnh vực dịch vụ trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013. Bảng số liệu cho thấy nguồn thu của khách sạn chủ yếu từ dịch vụ ăn uống. Doanh thu từ dịch vụ này luôn chiếm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của khách sạn qua các năm, trung bình chiếm trên 70% tổng doanh thu của khách sạn. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh chính là lưu trú chỉ chiếm trên 20% tổng doanh thu. Dịch vụ bổ sung chiếm tỷ trọng doanh thu thấp nhất trong thổng doanh thu của khách sạn. Như vậy, phần chính mang lại doanh thu lớn cho khách sạn là dịch vụ ăn uống. Vì vậy khách sạn cần có những biện pháp cụ thể để tiếp tục phát huy lĩnh vực kinh doanh ăn uống, đặc biệt là cải thiện chất lượng thức ăn, lựa chọn nguồn nguyên liệu chế biến một cách an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra khách sạn cũng không ngừng cải tiến nâng cấp cải tạo phòng khách sạn ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng bởi vì đây là lĩnh vực kinh doanh chính của ngành kinh doanh khách sạn.

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tổng doanh thu tăng lên trong giai đoạn 2 năm từ 2011 đến 2012 sau đó giảm nhẹ trong năm 2013. Năm 2012 tổng doanh thu tăng lên 3.307 triệu đồng tương ứng tăng 12,34% so với năm 2011, năm 3013 nó bị giảm 0.33 triệu đồng so với năm 2012. Doanh thu lưu trú năm 2012 tăng lên 32,13% so với năm 2011, tuy nhiên nó cũng bị giảm nhẹ 1,82% trong năm 2013 so với năm 2012; doanh thu ăn uống cũng có xu hướng biến động tương tự. Lý do chính làm cho doanh thu dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống của khách sạn giảm xuống trong năm 2013 so với năm 2012 theo tác giả năm 2013 được xem là năm mà tình hình môi trường kinh tế Việt Nam tiếp tục đà suy thoái, tình hình lãm phát vẫn ở mức cao…đây là những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu đi du lịch của người dân có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên đây có lẽ là bức tranh chung của các doanh nghiệp không riêng gì đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Như vậy, mặc dù có sự giảm nhẹ trong năm 2013 về doanh thu lưu trú và doanh thu ăn uống, nhưng đây là sự sụt giảm không đáng kể so với xu hướng tăng lên trong năm 2012, do đó ta cũng có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của khách sạn vẫn có dấu hiệu khả quan.

Đối với doanh thu từ dịch vụ bổ sung khác ta thấy năm 2012 lại có xu hướng giảm mạnh so với năm 2011, nhưng sau đó tăng mạnh lên 39,18% trong năm 2013 và nếu so sánh với năm 2011 thì tăng tới 40,68% về số tương đối. Có thể thấy nguyên nhân chính của việc tăng này là do khách sạn xây dựng thêm các phòng masage và mua sắm thêm xe ô tô để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối thì doanh thu từ hoạt động bổ sung của khách sạn là không nhiều. Điều này đòi hỏi khách sạn cần chú ý tới việc đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung nhằm gây sự chú ý của khách hàng, tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn khách hàng, góp phần tăng doanh thu cho khách sạn trong thời gian tới.

Để thấy rõ hiệu quả kinh doanh của khách sạn, chúng ta xem số liệu bảng 2.7. Nhìn vào chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế ta thấy tăng mạnh qua các năm: năm 2011 đạt 2.460 triệu đồng thì năm 2012 đạt 2.988 triệu đồng và năm 2013 tăng lên đạt 3.439 triệu đồng. Như vậy nếu so sánh với năm 2011 ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng so với năm 2011 là 21,46%, năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 15,09% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ khách sạn đã có những bước đi, biện pháp và những quyết định đúng đắn trong quá trình kinh doanh. Khách sạn đã từng bước đa dạng hoá các loại sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ. Đây là tỷ lệ tăng khá cao, do đo khách sạn cần phải duy trì và phát huy xu hướng này.

Bảng 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của khách sạn Hữu Nghị Năm 2012/2011 2013/2012 STT CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013 GT ( ) TL % GT ( ) TL% 1 Tổng doanh thu Tr.đồng 26.783 30.089 29.758 3.31 112,34 -0.33 98,90 2 Tổng chi phí Tr.đồng 21.897 24.525 24.256 2.63 112,00 -0.27 98,90 3 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 4.886 5.564 5.502 0.68 113,88 -0.06 98,89 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 2.46 2.988 3.439 0.53 121,46 0.45 115,09 5 Tổng số lao động người 74 80 80 6.00 108,11 0.00 100,00 6 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 9.18 9.93 11.56 0.75 108,17 1.63 116,41 7 Tỷ suất lợi nhuận/chi phí % 11.23 12.18 14.18 0.95 108,46 2.00 116,42 8 Tỷ suất chi phí/doanh thu % 81.76 81.51 81.51 -0.25 99,69 0.00 100,00 9 Thu nhập bình quân đ/ng/năm 3,677 4,226 4,157 549 114,93 -69 98,37

Nguồn: khách sạn Hữu Nghị

Xét về các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí ta thấy cả hai chỉ tiêu này đề tăng lên qua các năm. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 9,18% thì năm 2012 đạt 9,93% và tiếp tục tăng trong năm 2013 đạt 11,56%. Đối với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: ta thấy năm 2011 chỉ tiêu này đạt 11,23%, năm 2012 đạt 12,18% và năm 2013 tiếp tục tăng lên đạt 14,18%. Đối với chỉ tiêu tỷ suất chi phí trên doanh thu ta thấy chỉ tiêu này giảm nhẹ trong năm 2012 so với năm 2011 (chỉ tương ứng mức giảm là 0,31%) sau đó giữ nguyên trong năm 2013

Tóm lại, mặc dù có một số chỉ tiêu bị giảm nhẹ trong năm 2013 so với năm 2012, nhưng nhìn chung mức giảm không đáng kể và tình hình kinh doanh tại khách sạn Hữu Nghị Nghệ An vẫn có tiến triển khá tốt. Đây là một trong những căn cứ đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách sạn trong thời gian qua tương đối tốt. Tuy nhiên, khách sạn cần phát huy những gì đã đạt được cũng như không ngừng cải tiến chất lượng các dịch vụ bởi vì tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng khốc liệt trong lĩnh lực kinh doanh này.

2.3.6. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh doanh tại khách sạn Hữu Nghị

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 56)