Nhóm giải pháp về Maketing

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 86)

3.2.4.1. Giải pháp về chính sách giá cả

Đối với khách du lịch, giá cả sản phẩm dịch vụ luôn được khách quan tâm, bởi vì khi bỏ ra một khoản tiền để mua các sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm, khám phá...vì vậy đòi hỏi rất nhiều đến chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên. Họ sẽ cảm thấy hài lòng khi đạt được những yêu cầu trên với mức giá hợp lý, và ngược lại sẽ cảm thấy khó chịu khi dịch vụ không tốt mà phải trả một giá quá cao.

Hiện nay khách sạn đã xây dựng và áp dụng chính sách khuyến mãi, giảm giá cho du khách, khách hàng quen thuộc của khách sạn thì tùy theo từng đối tượng khác nhau mà khách sạn có chính sách giảm giá. Tuy nhiên, trong thời gian tới khách sạn cũng nên có những hình thức khuyến mãi đối với những khách hàng có thời gian lưu trú dài và sử dụng nhiều sản phẩm của khách sạn.

3.2.4.2. Giải pháp sử dụng phương pháp cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

* Xây dựng mối quan hệ khách hàng

Không những xây dựng hình ảnh tốt về khách sạn với những khách hàng mới mà phải luôn duy trì mối quan hệ tốt với những khách hàng cũ như :

- Luôn nhớ thông tin của khách hàng cũ khi họ đã đến với khách sạn. Gửi lời hỏi thăm, chúc mừng trong những dịp đặc biệt như sinh nhật khách, kỉ niệm ngày cưới của những khách hàng đã đến sử dụng dịch vụ Honeymoon.

- Xây dựng thiện cảm với khách ngay khi khách đang còn lưu trú tại khách sạn.

* Áp dụng chiến lược hậu mãi

+ Đối với khách hàng thân thiết:

- Tặng thẻ giảm giá vào những dịp đặc biệt (lễ, Tết...)

- Tặng phiếu dịch vụ kèm theo (Spa, Fitness Center, Shopping...) nếu khách lưu trú tại khách sạn dài hạn.

- Gửi thư, quà tặng khách vào các dịp đặc biệt (sinh nhật, ngày thành lập doanh nghiệp, ngày Quốc tế phụ nữ...)

- Dùng phiếu thăm dò ý kiến khách hàng để có những điều chỉnh hợp lý nhất. + Đối với khách hàng mới:

- Tăng cường các kênh phân phối, các hình thức chiêu thị nhằm thu hút khách hàng. - Tặng quà lưu niệm (cây viết, quyển sổ tay hoặc quyển sổ đựng danh thiếp…) cho khách lưu trú tại khách sạn trong các ngày lễ, kỉ niệm của khách sạn …hoặc tặng hoa, quà lưu niệm cho khách trong dịp sinh nhật mà khách đang lưu trú tại khách sạn.

- Vận dụng chiến lược giá linh hoạt cho từng thời điểm, từng đối tượng. Giảm giá cho khách hàng thường xuyên, khách là những người quan trọng, nổi tiếng , khách ở dài hạn.

- Gửi thư mời đặt phòng tại khách sạn cho các khách hàng tiềm năng vào những cơ hội thích hợp và những công ty tiềm năng đặt tiệc hội nghị tại khách sạn.

3.2.4.3. Giải pháp về nâng cao thương hiệu cho khách sạn

Hiện nay các khách sạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và địa bàn thành phố Vinh nói riêng cạnh tranh nhau rất gay gắt. Khách sạn Hữu Nghị Nghệ An đã có thương hiệu từ lâu, khi đến thành Vinh khách hàng đều biết tới cái tên Khách sạn Hữu Nghị. Tuy nhiên, do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt cả về số lượng và chất lượng khách sạn, do đó việc tiếp tục nâng cao thương hiệu là rất quan trọng. Thương hiệu không đơn giản là tên gọi mà còn là chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, cách ứng xử của khách sạn với khách hàng, cộng đồng là những điều mà thương hiệu để lại trong tâm trí khách hàng.

Một số giải pháp giúp khách sạn nâng cao thương hiệu :

nước như : hiệp hội du lịch Thành Phố Vinh- hội khách sạn, hiệp hội khách sạn Việt Nam, nhằm tranh thủ quảng bá thương hiệu trong thị trường.

- Tham khảo ý kiến của những chuyên gia, có thể thuê chuyên gia hoặc công ty tư vấn để có kế hoạch nâng cao giá trị thương hiệu của khách sạn trong từng giai đoạn cụ thể và bằng các biện pháp cụ thể.

- Tăng cường liên kết và tài trợ các chương trình đào tạo các ngành du lịch trên địa bàn để quảng bá và nâng cao thương hiệu khách sạn. Đặc biệt là nên tài trợ cho các cuộc thi sinh viên thanh lịch, các cuộc thi sinh viên tài năng, tôi lập nghiệp… ở các trường trên địa bàn để thu hút nhân lực tốt về chuyên môn, ngoại ngữ cũng như ngoại hình. Đây là một biện pháp rất hiệu quả góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của khách sạn.

3.2.4.4. Giải pháp tuyên truyền quảng bá

Trong thời gian qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng có xu hướng tăng hơn các năm trước. Điều này tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập, phát triển đồng thời là cơ sở để khách sạn có điều kiện phát triển cả về lượng lẫn chất. Tuy nhiên, khách sạn chưa chủ động trong việc khai thác các thị trường mới để kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy, khách sạn cần tiếp tục duy trì thị trường mục tiêu là khách quốc tế có tiềm năng cao đến Nghệ An như Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác. Bên cạnh đó, khách sạn phải không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Cần bổ sung thêm các dịch vụ phục vụ mang tính chất truyền thống của Việt nam nói chung và Nghệ An nói riêng để thu hút số lượt khách đến với khách sạn ngày càng tăng.

Công tác tuyên truyền quảng bá được khách sạn tích cực thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu thương hiệu khách sạn đến với khách hàng nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, chi phí đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá có xu hướng giảm ảnh hưởng đến chất lượng quảng bá hình ảnh khách sạn. Do vậy, khách sạn nên tăng mức chi phí tuyên truyền quảng cáo và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo và khuyếch trương tên tuổi của khách sạn bằng nhiều hình thức từ việc quảng bá tại chỗ thông qua nhân viên khách sạn, gửi tập sách giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách thông qua các hãng lữ hành, các tạp chí du lịch hoặc qua mạng. Tham gia tích cực các hội thảo, hội nghị, hội chợ du lịch ở trong và ngoài nước, đặc biệt hội thảo là cơ hội để khách sạn

tăng cường khả năng hội nhập, học hỏi kinh nghiệm các chuyên gia quốc tế để tiến hành công tác tiếp thị có hiệu quả tại các thị trường. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của khách sạn trước các đối thủ trong cùng khu vực.

Khách sạn cũng nên tăng cường các hoạt động khuyến mãi, tổ chức tuần lễ du lịch với các chương trình hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn đồng thời khai thác tối đa bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa Nghệ An nói riêng, đặc biệt phải tạo cho du khách thấy được tính độc đáo, sự khác biệt so với các khách sạn khác.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả đã trình bày một số giải pháp có tính khả thi để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho khách sạn trong thời gian tới trên cơ sở những phân tích của tác giả đã trình bày ở chương 2 và định hướng phát triển của khách sạn Hữu Nghị trong thời gian tới. Tác giả đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản nhằm gióp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho khách sạn Hữu Nghị, bao gồm: (i) Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ; (ii) Nhóm giải pháp về nhân lực; (iii) Nhóm giải pháp về tiết kiệm chi phí; (iv) Nhóm giải pháp về Maketing. Với việc đồng thời thực hiện các giải pháp đó, tác giả cho rằng năng lực cạnh tranh của khách sạn sẽ ngày càng được nâng cao và thương hiệu khách sạn Hữu Nghị sẽ đi sâu vào lòng khách hàng mỗi khi có dịp trở lại thành Vinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ phân tích năng lực cạnh tranh của khách sạn Hữu Nghị Nghệ An, tác giả rút ra một số kết luận về thực trạng năng lực cạnh tranh của khách sạn có những lợi thế và hạn chế sau:

- Về mặt lợi thế: khách sạn đã có những lợi thế nhất định trong cạnh tranh với

uy tín thương hiệu đã được khẳng định, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khá hiệu quả, có vị trí thuận lợi, có nguồn lực mạnh với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, vốn của khách sạn có xu hướng tăng lên, nguồn nhân lực với trình độ tay nghề khá cao đáp ứng tốt các công việc. Môi trường làm việc và kinh doanh khá thuận lợi với cảnh quang xanh - sạch - đẹp. Lượt khách tăng đều qua các năm. Sản phẩm, dịch vụ đã được đầu tư nâng cấp, làm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách lưu trú.

Tổng doanh thu có xu hướng tăng nhưng không ổn định qua các năm. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi vì nó sẽ là doanh thu tiềm năng trong tương lai của ngành kinh doanh du lịch.

Sự quan tâm của ngành, của các cấp chính quyền, đường lối phát triển du lịch của địa phương và quốc gia, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng phát triển, môi trường chính trị ổn định.

- Về mặt hạn chế: thời gian cải tạo nâng cấp các hạng mục công trình còn kéo

dài ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh. Thái độ phục vụ của nhân viên còn hạn chế, thiếu chủ động trong công việc, chưa chuyên nghiệp. Chất lượng dịch vụ ăn uống chưa cao, các món ăn còn đơn điệu, thiếu nghiên cứu sáng tạo các món ăn mới, chi phí còn cao, các dịch vụ bổ sung, giải trí về đêm còn yếu vận chuyển có doanh thu tăng nhưng chưa đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những yếu tố gây bất lợi như điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Sự biến động của nền kinh tế làm giá cả hàng hoá tăng mạnh ảnh hưởng đến chi phí, sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị dịch vụ với nhiều hình thức mánh khoé khác nhau, thị trường ngày càng thu hẹp.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Hữu Nghị cần thực hiện đồng

bộ các giải pháp: tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện, mở

cấp, đẩy nhanh tiến độ cải tạo các hạng mục công trình, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh trong bối cảnh hội nhập và đối đầu với cạnh tranh quốc tế. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng cho đội ngũ nhân viên để chấn chỉnh thái độ phục vụ. Áp dụng các chính sách giá một cách linh hoạt và mềm dẻo. Thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí về điện, nước, điện thoại, nguyên vật liệu, văn phòng phẩm. Nghiên cứu ứng dụng các loại năng lượng thay thế, xây dựng củng cố thương hiệu, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; hiện đại hoá công nghệ; chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Nâng cao khả năng cạnh tranh chính là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng của dịch vụ. Thực hiện cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà yếu tố quyết định là con người, là cán bộ. Cần có một chương trình cơ bản với qui mô lớn nhằm đào tạo một thế hệ giám đốc mới, đội ngũ quản lý kinh tế mới có kiến thức, có thực tế, ngoại ngữ giỏi, am hiểu kinh tế thị trường, sẵn sàng hội nhập quốc tế.

2. Kiến nghị

Để có kết quả tốt hơn trong tương lai, khắc phục được những hạn chế còn tồn tại ngoài sự nổ lực của chính bản thân khách sạn thì sự tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An và các ban ngành liên quan là hết sức cần thiết.

2.1. Đối với Sở Du lịch Nghệ An

- Sở cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện phát triển du lịch của tỉnh để các khách sạn trên địa bàn vận dụng cụ thể.

- Thống nhất chủ trương trong ngành cũng như các ngành liên quan qua các hoạt động tọa đàm, hội nghị, hội thảo để từ đó gắn kết các ngành lại với nhau để giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn trong hoạt động du lịch đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ cho sự phát triển du lịch.

- Ngành du lịch cần phải thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng cho sự phát triển của ngành. Đồng thời, ngành cũng cần tổ chức những cuộc hội thảo cho các khách sạn có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ bạn hàng với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của mỗi khách sạn nói riêng và toàn ngành nói chung.

- Tạo điều kiện cho khách sạn phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước, các hãng lữ hành, các công ty du lịch để mở rộng thị trường khách.

2.2. Đối với chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan

- Chính quyền tỉnh cần có chính sách thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi để Nghệ An thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

- Tăng cường phối hợp liên ngành để giải quyết các vấn đề như tệ nạn ăn xin, đeo bám khách du lịch, nạn cò mồi, cạnh tranh, phá giá... nhằm tạo môi trường an toàn thuận lợi cho khách du lịch.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bằng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các trường có đào tạo chuyên ngành về du lịch, kinh doanh du lịch....

2.3. Đối với khách sạn Hữu Nghị

- Không ngừng nâng cao chất lượng, nâng cấp cơ sở vật chất…để cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Không những chú ý đến vấn đề phát triển doanh nghiệp mà còn phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

- Cần phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh có đào tạo chuyên ngành liên quan đến du lịch và kinh doanh khách sạn để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khách sạn. Đồng thời có sự phối hợp với các trường để đào tạo nâng cao tay nghề và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của khách sạn đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo ra năng lực cạnh tranh cho khách sạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Khách sạn Hữu Nghị, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012, 2013.

2. Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, Báo cáo tổng kết công tác và phương hướng nhiệm vụ

năm 2011, 2012, 2013.

3. Sở VH-TT & DL Nghệ An (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An

đến năm 2020, Nghệ An.

4. Trịnh Xuân Dũng (2002), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Quốc Hội Nước CHXHCNVN (2005), Luật du lịch 2005, Luật số 44/2005/QH11, Hà Nội

6. Tổng cục Du lịch (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc

Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.

7. Nguyến Thị Nguyên Hồng –Hà Văn Sụ (1995), Bài giảng kinh tế khách sạn – du lịch, Đại Học Thương Mại, Hà Nội.

8. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn hữu nghị tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 86)