Các nhân tố từ phía thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 31)

1.3.1. Năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam

Khả năng áp dụng công nghệ - kỹ thuật cao trong sản xuất

Khoa học – công nghệ là những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất cũng như hoạt động xuất gạo của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Nếu nhìn vào quốc gia Mỹ, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao đã góp phần vào thành công của ngành sản xuất lúa gạo ở Mỹ. Những người nông dân lái máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy gặt tốc độ cao và đắt tiền. Công nghệ sinh học đưa đến việc phát triển những loại giống lúa chống được bệnh và chịu hạn. Máy tính đi theo hoạt động của trang trại, và thậm chí công nghệ vũ trụ được sử dụng để tìm ra những nơi tốt nhất cho gieo trồng và thâm canh mùa màng. Hơn thế nữa, theo định kỳ các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm giống lúa mới và những phương pháp để phục vụ gieo trồng tốt nhất.

Ngành trồng lúa gạo Việt Nam phần lớn vẫn thực hiện theo tập quán thu hoạch và xay xát gạo ở ĐBSCL. Đó là sau khi thu hoạch, thóc được phơi, sấy sơ qua, tiến hành xay tách bỏ trấu thành gạo lức, sau đó xay xát để đưa vào chế biến

gạo. Như vậy gạo lức khi đưa vào chế biến thường có độ ẩm cao, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như tỷ lệ thu hồi gạo. Thực tế hiện nay, gạo Việt Nam thường chỉ bảo quản được dưới một tháng, nếu bảo quản hơn hai tháng khi xuất khẩu phải xát và đánh bóng lại và tổn thất tăng thêm 3-4%. Nguyên nhân là do ở Việt Nam, hệ thống kho tồn trữ, bảo quản thóc, gạo hiện nay vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về năng lực tồn trữ, bảo quản với công nghệ và thiết bị lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu hiện nay. Do vậy, trong chuỗi cung giá trị, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và ra thế giới có giá trị gia tăng thấp. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều không có đủ năng lực vốn, kho bãi, nhà máy sấy lúa và chế biến nên không thu mua lúa dự trữ sẵn sàng cho xay xát xuất khẩu, mà chỉ thu mua gạo xuất khẩu từ hệ thống doanh nghiệp cung ứng gạo sau khi ký kết được hợp đồng.

Khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt hàng gạo của Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc là thị trường phức tạp, có sự phân hóa về tầng lớp người dân có thị hiếu về các loại sản phẩm gạo. Trong đó, đa phần dân cư nước này có nhu cầu tiêu thụ gạo cao cấp sử dụng theo nhu cầu là lương thực tất yếu. Còn sản phẩm gạo cấp thấp lại thường được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của các chủ buôn gạo, hay những xưởng làm rượu… và phần lớn được giao dịch qua đường tiểu ngạch. Khi gạo được nhập theo đường chính ngạch, Trung Quốc có những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Do thị hiếu trong nước phần lớn là gạo cao cấp, do vậy tiêu chuẩn cũng khá chặt chẽ. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang nước này hơn 65% là gạo cao cấp trong tổng sản lượng hơn 2 triệu tấn, nếu so với những năm trước chỉ hơn 25% trong tổng sản lượng vài trăm tấn. Con số này cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự nỗ lực trong quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập sâu hơn vào phân khúc sản phẩm cao cấp trên thị trường này.

Khả năng tìm kiếm đối tác Trung Quốc

Trong năm 2012, các đối tác Trung Quốc ồ ạt đặt những đơn hàng khổng lồ đến những doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, có cả những đơn hàng đến những

cơ sở nhỏ lẻ. Trong đó, các đơn đặt hàng dựa trên mối quan hệ làm ăn đã có lâu năm giữa doanh nghiệp Việt Nam và các thương gia Trung Quốc là chiếm gần 60%. Còn lại, các hợp đồng mua bán, giao dịch trong năm qua là được giới thương nhân Trung Quốc sang tiếp cận và chào mua với rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu, và các cơ sở nhỏ lẻ. Số lượng các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đi Trung Quốc tăng từ 4 trong tháng 1/2011, lên 32 trong tháng 3 và 36 trong tháng 5. Từ thực trạng trên, có thể thấy rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang có những chuyển biến trong việc chủ động nắm bắt thông tin thị trường quốc tế, tranh thủ những cơ hội lớn để có thể tăng cường sản lượng xuất khẩu, dựa trên những cơ hội giao thương đã từng có trước đây, qua đó tìm được những đối tác mới. Tuy nhiên, cũng không ít những cơ sở và doanh nghiệp còn thiếu thông tin thị trường, xuất khẩu một cách thụ động. Thực trạng này rất dễ gây lãng phí những nguồn cầu lớn trên thế giới, và cung trong nước sẽ bị đe dọa nghiêm trọng khi dự báo về nguồn hàng tồn kho quá lớn, gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Khả năng xây dựng thương hiệu sản phẩm gạo của doanh nghiệp trên thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường quốc tế nói chung

Thành tựu nổi bật và rõ nét nhất của nền kinh tế Việt Nam là hạt gạo đã vươn lên đứng hạng đầu thế giới về xuất khẩu. Trước hết, phải khẳng định rằng vị thế của hạt gạo Việt Nam cũng như năng lực cung ứng lương thực thực phẩm nội địa, được hầu hết mọi người dân trong nước ghi nhận và trân trọng. Nhưng đặt vào bối cảnh thương mại toàn cầu lại hoàn toàn khác. Thương hiệu, hình ảnh của sản phẩm lúa gạo – một lợi thế so sánh rất lớn của Việt Nam trong cùng lĩnh vực trên thế giới, đã bị mờ mịt trên thị trường toàn cầu. Đó là lỗ hổng của tư duy, của cách nghĩ và cách làm không chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, mà còn chính của các cơ quan, bộ ngành liên quan. Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập sâu, sản phẩm đã có mặt và có độ phủ thị trường rộng rãi trên thế giới, nhưng sản phẩm gạo Việt Nam chưa có được vị thế vững chắc trên bất kỳ thị trường nào, ngay cả thị trường Trung Quốc. Rõ ràng, hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam hoàn toàn chưa khai thác được

lợi thế so sánh của mình, hoặc khai thác được lợi thế so sánh nhưng chưa biết tận dụng và phát triển hơn nữa.

1.3.2. Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trong nhiều năm qua, chính sách xuất khẩu gạo của có nhiều thay đổi sao cho phù hợp với xu hướng vận động của thị trường thế giới. Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ cùng với chính sách kinh tế nhiều thành phần trong kinh doanh gạo. Chính sách này có tác dụng tạo sự cạnh tranh ở cả khâu sản xuất và lưu thông gạo tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến kỹ thuật, tăng sản lượng để xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Từ năm 2001 đến nay, Nhà nước giao việc xuất khẩu cho doanh nghiệp, xuất khẩu gạo chính thức không cần giấy phép, quota, không quy định đầu mối, mọi thành phần kinh tế đều được tham gia xuất khẩu… Đồng thời, chính sách thương mại tự do thay thế cho tình trạng độc quyền kinh doanh, kết hợp thực hiện hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ gạo hàng hóa dễ dàng và hiệu quả, các doanh nghiệp áp dụng nhiều phương thức mua bán linh hoạt hoặc ký hợp đồng bao tiêu lượng gạo sau sản xuất. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực tạo ra những chính sách thông thoáng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần đưa đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế.

1.3.3. Quan hệ thương mại Việt – Trung

Trong giai đoạn 2008 – 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng với mức tăng trưởng bình quân 4 năm đạt trên 20%/năm. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Trung đạt hơn 41 tỷ USD với cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc, Việt Nam phải nhập siêu tới 16,397 tỷ USD. Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất tới Việt Nam với giá trị 28,785 tỷ USD và thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với 12,388 tỷ USD.

Chiều 22/4/2013 tại Hà Nội, Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã họp và đạt được nhận thức chung trong các lĩnh vực cùng quan tâm như trao đổi các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu do lãnh đạo hai nước đề ra đưa kim ngạch song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2015, thu hẹp mức nhập siêu từ Trung Quốc và làm lành mạnh thương mại biên. Đặc biệt là Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong cùng ngành lúa gạo tăng cường triển khai các hoạt động hợp tác.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

2.1. Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giaiđoạn 2008 – 2012 đoạn 2008 – 2012

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trongthời kỳ 2008 – 2012 thời kỳ 2008 – 2012

Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong hoạt động xuất khẩu gạo. Cuộc khủng hoảng khiến nhu cầu gạo tăng, trong khi nguồn cung từ các quốc gia lớn như Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đều giảm mạnh. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và ra thị trường thế giới tăng lên tới 1.050 USD/tấn. Trong tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 đạt 4,7 triệu tấn, với kim ngạch 2,9 tỉ USD, thì Trung Quốc chỉ nhập khẩu mức sản lượng hơn 10 nghìn tấn gạo, kim ngạch đạt 5,2 triệu USD, tỷ trọng chiếm ở con số 0,18%. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2008 nói riêng và thời kỳ trước năm 2008 nói chung là con số rất nhỏ. Nguyên nhân là do quốc gia Trung Quốc thời kỳ này có khả năng tự cân đối được mức tiêu thụ gạo trong nước, hạn chế nhập khẩu.

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 20 thị trường nhưng chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như Philippines (33,18%), Malaysia (9,91%), Cuba (6,91%), Indonesia (5,37%) và Singapore (4,83%). Trong tổng giá trị 2.764 triệu USD, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ đạt 10,131 triệu USD, tức là chiếm 0,37% về tỷ trọng, với khối lượng là 22,02 nghìn tấn. Mặc dù đã có sự tăng lên cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng quan hệ thương mại gạo giữa hai quốc gia vẫn còn thấp, Trung Quốc là một trong số những quốc gia nhập khẩu ít nhất trong năm 2009.

Bảng 2.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Thị trường XK

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Indonexia 57,629 1,99 141,793 5,13 546,017 16,81 926,547 26,42 618,12 18,00 Philippines 1.015,58 35,02 917,130 33,18 947,379 29,17 644,473 18,38 344,77 10,04 Malaysia 400,102 13,80 272,193 9,91 177,689 5,47 250,861 7,15 305,28 8,89 Cuba 410,342 14,15 191,036 6,91 209,217 6,44 215,764 6,15 206,38 6,01 Singapore 112,678 3,89 133,594 4,83 227,792 7,01 191,790 5,47 229,05 6,67 Trung Quốc 5,200 0,18 10,131 0,37 54,637 1,68 151,747 4,33 930,61 27,10 Bờ biển Ngà 98,020 3,38 55,56 2,01 71,456 2,20 83,454 2,38 98,56 2,87 Hồng Kông 20,300 0,70 20,215 0,73 65,176 2,00 68.036 1,94 69,71 2,03 Đài Loan 85,840 2,96 81,616 2,95 142,705 4,39 28,407 0,81 35,03 1,02 Bangladesh 73,950 2,55 71,864 2,60 81,200 2,50 105,21 3,00 34,68 1,01 Senegal 105,270 3,63 15,202 0,55 22,736 0,70 26,302 0,75 24,04 0,70 Iraq 87,870 3,03 68,947 2,49 11,043 0,34 18,975 0,54 20,60 0,60 Nga 29,580 1,02 37,089 1,34 36,059 1,11 40,628 1.16 68,68 2,00 Các nước khác 397,300 13,70 746,280 27,00 655,446 20,18 754,706 21,52 448,480 13,06 Tổng 2.900 100 2.764 100 3.248 100 3.507 100 3.434 100

Nguồn: AGROINFO tính theo Tổng cục Hải quan

Có thể thấy giá trị kim ngạch có sự sụt giảm trong năm 2009 (2.764 so với 2.900 triệu USD) do các quốc gia lớn như Philippines, Malaysia, Singapore, Cuba dần ổn định sau cuộc khủng hoảng, bắt đầu tăng cường hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước, khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm. Trong khi đó, quốc gia Trung Quốc

lại tăng sản lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Tuy vẫn là đối tác thương mại nhỏ, nhưng Trung Quốc có đà tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện ở giá trị kim ngạch tăng lên gần 2 lần trong xu hướng chung là giảm nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới. Bước sang năm 2010 là một năm có sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch tăng trưởng cao đạt 3.248 triệu USD (tăng 117,5%). Cùng với đó là mức tăng vọt của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lên 1,68% đạt giá trị 54,637 triệu USD – tức là tăng lên hơn 5 lần. Tuy vẫn là con số khá nhỏ, nhưng Trung Quốc là quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010.

Năm 2011 tiếp tục là một năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ thương mại về mặt hàng gạo giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc. Trong 10 tháng đầu năm, sản lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 176% lên 291.900 tấn, kim ngạch tăng 237% lên hơn 148 triệu USD, chưa kể xuất sang thị trường Hồng Kông hơn 129.000 tấn với kim ngạch 75 triệu USD. Trong thời gian này, phần lớn gạo Việt Nam được xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại, các hợp đồng gạo cấp chính phủ đang có xu hướng giảm và chững lại. Tính chung cả năm 2011, Trung Quốc đã nhập khẩu mức sản lượng xấp xỉ 300 nghìn tấn, tăng lên hơn 2,4 lần so với năm 2010, tổng kim ngạch đạt giá trị 151,747 triệu USD, tăng hơn 2,7 lần, chiếm tỷ trọng 4,33%. Vượt lên trên một số thị trường xuất khẩu gạo lớn, Trung Quốc vươn lên là quốc gia nhập khẩu gạo đứng ở vị trí thứ 6 trong năm 2011, chỉ đứng sau các thị trường truyền thống là Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Cuba.

Như vậy, hiện tượng Trung Quốc không phải đã tạo ra một cú sốc thị trường quá lớn, song nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc liên tục tăng trưởng bền vững trong giai đoạn 2008 – 2011 và có nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục trong tương lai cho thấy đây là một thị trường quan trọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nhân tố tạo nên sự khác biệt và tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2012. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2012,

Trung Quốc đã bất ngờ vươn lên vị trí số 1 về nhập khẩu gạo của Việt Nam, với lượng đơn hàng lên tới hơn 1,2 triệu tấn, trị giá gần 400 triệu USD, gấp 4,4 lần về số lượng và gần 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 11/2012 xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường lớn bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước, trong đó xuất sang Trung Quốc giảm 26,72% về lượng và giảm 23,29% về kim ngạch. Tính chung cả 11 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt mức tăng ấn tượng 548% về lượng và 444,8% về kim ngạch.

Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012

Thị trường Tháng 10/2012 11 tháng/2012 % tăng, giảm KN

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 31)