Ưu điểm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gia

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 52)

Quốc giai đoạn 2008 – 2012

2.3.1. Ưu điểm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốcgiai đoạn 2008 - 2012 giai đoạn 2008 - 2012

Thương mại về mặt hàng gạo giữa Việt Nam và Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao

Trong cả giai đoạn 2008 – 2010, quốc gia Trung Quốc chưa lần nào xuất hiện trên bảng xếp hạng 20 quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với số lượng nhập khẩu chỉ dao động mức 20.000 tấn. Con số có sự thay đổi rõ rệt trong năm 2011 với mức 123.000 tấn – tức là mức tăng trưởng hơn 600%. Đây là một năm báo hiệu cho biết, Trung Quốc là hiện tượng về nhập khẩu gạo không chỉ với Việt Nam mà còn với những quốc gia khác.

Hiện tượng Trung Quốc đã bùng nổ trong năm 2012, khi sản lượng gạo giao dịch giữa Việt Nam – Trung Quốc là hơn 2 triệu tấn và trở thành là nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm nay. Trong khi đó, những thị trường truyền thống của Việt Nam là Indonesia, Philippines là 2 quốc gia luôn dẫn đầu về lượng gạo nhập khẩu cũng luôn giữ trong khoảng 1,1 – 1,4 triệu tấn/năm. Đây thực sự là một thành công lớn của Việt Nam, không chỉ vì trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, mà còn thành công bởi Việt Nam đã tiếp cận được một thị trường mới, nhiều tiềm năng trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tương lai.

Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã trú trọng nhằm vào thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Người Trung Quốc thường có thói quen tiêu dùng sản phẩm gạo ngon phục vụ cho nhu cầu hằng ngày. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu loại gạo cao cấp thường cao hơn các loại gạo khác. Trong giai đoạn 2008 – 2012, cùng với quá trình tăng cường sản lượng gạo xuất khẩu giữa hai quốc gia, Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu loại gạo 5% tấm – là loại gạo cao cấp của Việt Nam, có giá trị gia tăng cao. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu trong thời gian này đã có sự chuyển dịch về tỷ trọng theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng gạo cao cấp (năm 2009: 10%; năm 2011: 30%; năm 2012: 60%), giảm tỷ trọng mặt hàng gạo cấp thấp (năm 2010: 45%; năm 2011: 27%; năm 2012: 15%).

Tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế

Giai đoạn 2008 – 2012, các nguồn cung – cầu gạo có nhiều biến động mạnh. Trong đó, các nguồn cung lớn là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam đều trong trạng thái dư cung, và tranh giành thị trường nhập khẩu đó là Trung Quốc. Trong khi đó, gạo Việt Nam luôn có giá thấp hơn các nước khác, trong khi chất lượng như nhau. Một phần được giải thích bởi vì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là gạo được đóng trong bao trơn, không có nhãn hiệu, điều này có nghĩa là gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa có bất kỳ một thương hiệu nào nổi tiếng, do vậy mà sản phẩm luôn bị ép giá, và có giá rẻ hơn giá gạo các quốc gia khác có thương hiệu.

Gạo Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn này dường như vẫn hướng đến thị trường truyền thống, mà chưa khai thác thêm được thị trường mới nào. Riêng Trung Quốc là thị trường mới nổi lên trong năm 2012. Gạo Việt Nam không xâm nhập sâu, rộng vào các quốc gia lớn trong giai đoạn này cũng là do Việt Nam không có thương hiệu gạo nổi tiếng để có thể đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của những thị trường khó tính. Thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, do đó, đây cũng là lời cảnh báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trong việc phải xây dựng được thương hiệu quốc tế cho mặt hàng gạo để thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Củng cố quan hệ thương mại Việt – Trung

Nhu cầu gạo của Trung Quốc tăng đột biến trong năm 2012 là do sản xuất trong nước không thể theo kịp tiêu dùng. Trong đó, Việt Nam là đối tác được Trung Quốc lựa chọn là đối tác thương mại lớn về mặt hàng gạo. Chính. Chính sự thay đổi đảo chiều trong cán cân thương mại Việt – Trung năm vừa qua đã giúp đẩy mối quan hệ hai nước thêm chặt chẽ. Việt Nam và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về chính sách phát triển rừng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực giống và sản xuất giống. Đây là một trong những nội dung chính của Biên bản ghi nhớ được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc ký kết ngày 17/9/2012 tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 52)