Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 62)

Dự báo về tình hình xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2013 - 2018, VFA cũng nhận định trong 5 năm tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định ở mức 6 triệu tấn/năm, nhưng thị trường sẽ phải cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung cấp mới. Đặc biệt khi cạnh tranh trên cùng thị trường Trung Quốc. Những diễn biến phức tạp vốn là đặc điểm của thị trường lúa gạo thế giới, do vậy việc cần theo dõi sát và nhanh nhạy để quyết định xuất khẩu với giá có lợi nhất vẫn là một bài toán cần tính kỹ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam khi thiết lập quan hệ thương mại với đối tác Trung Quốc.

Trong năm 2012 vừa qua, do chính sách thu mua lúa gạo của Trung Quốc đã gây lên hiệu ứng “nước chảy chỗ trũng”. Một mặt đã làm cho giá gạo trong nước tăng cao, mặt khác gây nên tình trạng đầu cơ gạo nhập khẩu từ nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, do giá gạo Trung Quốc đang cao hơn hầu hết các loại gạo cùng loại nhập từ Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan… Tình hình này càng gây lên sức ép khiến gạo Trung Quốc ngày càng tăng giá. Trước thực trạng này, Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện cắt giảm lượng gạo nhập khẩu trong những năm tới, nhằm giải phóng lượng gạo dự trữ khổng lồ, đồng thời cũng để kìm giá gạo không bị đẩy lên quá cao. Do vậy, trong những năm tới, lượng xuất khẩu gạo các loại của Việt Nam sang thị trường này có khả năng bị sụt giảm mạnh.

Về biên bản được ký giữa 2 chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong năm 2012, trong đó Thái Lan sẽ cung cấp gạo cho Trung Quốc khi cần thiết và Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các công ty tư nhân nhập gạo từ Thái Lan. Biên bản này có lợi cho cả hai bên, vì thỏa thuận này cho thấy, Thái Lan

đang nỗ lực giảm tình trạng thừa gạo hơn 12 triệu tấn gạo thu mua của Chính phủ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 62)