Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 63)

hợp khẩn cấp mà chưa phải mua gạo trên thực tế. Một lý do nữa khiến Trung Quốc muốn có quyền chọn mua gạo từ Thái Lan bởi nhu cầu tiêu dùng gạo của nước này đang tăng, mà nông dân Trung Quốc khó cạnh tranh nổi với gạo nhập khẩu có giá rẻ hơn. Thực tế trên đã cho Việt Nam thấy được mối nguy cơ phải giảm lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, khi lượng gạo thừa của Thái Lan đủ để đáp ứng nhu cầu trong 4 năm của thị trường này. Nếu Việt Nam không tranh thủ cơ hội ký biên bản giao thương mặt hàng gạo với Trung Quốc, thì nguy cơ mất thị trường này là khả năng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm tới vẫn còn rất lớn. Với tình hình giá gạo nội địa Trung Quốc đang ngày càng leo thang, thì các doanh nghiệp buôn gạo Trung Quốc lại đang rất chú ý đến gạo Việt Nam do có giá thấp hơn, chất lượng tốt và sản lượng gạo dự trữ đủ lớn để đáp ứng kịp thời các đơn hàng của họ. Gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn đang có ưu thế cạnh tranh về giá. Giá sàn xuất khẩu gạo đã giảm xuống chạm đáy của thế giới, giá gạo cấp trung bình còn rẻ hơn gạo Ấn Độ, Pakistan. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế lớn về vị trí địa lý, có thể vận chuyển qua biên giới Trung Quốc bằng đường bộ, đường biển nhanh nhất.

3.2. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trườngTrung Quốc Trung Quốc

Trước những diễn biến thị trường phức tạp, từ sự biến động trái chiều các nguồn cung giữa Thái Lan và Ấn Độ, đến những mối quan hệ thương mại đang được đẩy mạnh giữa Trung Quốc và các quốc gia xuất khẩu gạo khác… tất cả đang tác động mạnh mẽ đến khối lượng gạo được giao dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy, tìm ra định hướng đúng đắn trong hoạt động xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách để thâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào thị trường rộng lớn này.

Tận dụng lợi thế giá rẻ

Trung Quốc là nước có lượng gạo tồn kho rất lớn và có thể dễ dàng cân đối lương thực trong nước. Tuy nhiên thay vì điều động lương thực từ các vùng khác tốn nhiều thời gian, chi phí thì họ chọn mua gạo Việt Nam vừa gần, vừa rẻ. Do vậy trước mắt, gạo Việt Nam vẫn đang có lợi thế giá rẻ hơn gạo được nhập từ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Mặt khác, do chính sách thu mua gạo nội địa cao của chính phủ Trung Quốc khiến các doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thu mua, sản xuất lúa gạo với nông dân trong nước. Do vậy, xu hướng họ sẽ tìm đến với nguồn gạo rẻ hơn, dễ dàng thu mua hơn, đó là các nguồn cung ứng từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Từ nay đến năm 2008, dự báo giá gạo Trung Quốc sẽ giảm, nhưng giảm một cách chậm rãi, do Chính phủ nước này mong muốn giữ giá gạo nội địa. Trong khi đó, các nguồn cung khổng lồ vì cạnh tranh đang tạo sức ép giảm giá, do vậy có thể thấy được đến năm 2018, giá gạo của Việt Nam vẫn có chiều hướng rẻ hơn gạo Trung Quốc và gạo của các quốc gia khác.

Phân loại thị trường gạo

Trung Quốc mới nổi lên thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2012 với nhu cầu về loại gạo cao cấp (5% tấm) là rất lớn, chiếm đến hơn 65% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước này. Do vậy, có thể thấy thị trường này có nhu cầu cao về mặt hàng gạo cao cấp. Đây là thông tin đáng mừng, bởi gạo cao cấp sẽ có giá trị gia tăng cao hơn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo cao cấp ra thị trường quốc tế, từng bước khẳng định vị thế của mình, xóa nhòa hình ảnh là quốc gia chuyên xuất khẩu gạo cấp thấp và cấp trung trên thế giới.

Tuy nhiên, cùng với nỗ lực chen chân vào phân khúc thị trường sản phẩm gạo cao cấp, thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng cần duy trì ổn định phân khúc thị trường gạo cấp thấp. Đối với mặt hàng này, thị trường Trung Quốc nói chung thì có nhu cầu không cao, nhưng nếu xét về các đối tác nhỏ hơn – đó là các nhà buôn Trung Quốc lại có nhu cầu nhập khẩu lượng gạo cấp thấp rất cao,

phần lớn họ phục vụ cho nhu cầu sản xuất rượu, cũng có thể họ để buôn bán nhỏ lẻ. Tóm lại, nhìn nhận một cách tổng quát thì thị trường Trung Quốc có nhu cầu đa dạng, do vậy doanh nghiệp cần thiết phải phân loại được đối tượng khách hàng Trung Quốc vào các phân khúc gạo cao cấp, hay gạo cấp thấp để có những hợp đồng xuất khẩu hiệu quả.

Xây dựng các hệ thống đại lý độc quyền gạo Việt Nam

Một thực tế đang diễn ra là gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và hầu hết các quốc gia khác đều chỉ dừng lại ở giai đoạn giao hàng – thanh toán, mà chưa có được sự quản lý, kiểm soát được sản phẩm của mình sau khi ra nước ngoài. Điều này là nguồn gốc của việc gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng nổi tiếng thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một quốc gia lại không được quốc gia nào biết đến sẽ gây nên nhiều tổn thất về mặt quan hệ kinh tế quốc tế. Do vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ rất cấp bách đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu gạo riêng của doanh nghiệp đó là xây dựng được hệ thống đại lý độc quyền gạo Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Đại lý độc quyền sẽ giúp cho sản phẩm gạo Việt Nam đến trực tiếp tay người tiêu dùng Trung Quốc, đảm bảo chất lượng, đảm bảo giá, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Hơn nữa, xây dựng được đại lý độc quyền còn có tác dụng đánh giá chính xác được nhu cầu, thị hiếu về các sản phẩm gạo Việt Nam được tiêu dùng trên thị trường Trung Quốc. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thu thấp được những thông tin xác thực hơn, kịp thời hơn để có thể linh hoạt trong việc đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 63)