Những hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 55)

đoạn 2008 – 2012

Khối lượng gạo xuất khẩu tăng cao nhưng giá trị tăng không đáng kể

Cơ chế cạnh tranh và cuộc chạy đua xuất khẩu gạo của Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan… trên thị trường thế giới trong năm 2012 đã vô tình tạo cơ hội cho Trung Quốc nhập khẩu lượng gạo khổng lồ và giá rẻ. Điều đáng chú ý là trong khi nông dân Việt Nam phải chịu mất đi thặng dư từ hạt gạo do giá xuất khẩu giá rẻ thì nguồn thặng dư đó lại chảy vào túi các thương nhân Trung Quốc. Là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2012 với hơn 2 triệu tấn gạo, trong khi đó giá gạo trung bình của Việt Nam vào khoảng 410 USD/tấn, so với mức giá gạo tương tự tại Trung Quốc là 635 USD/tấn, mức chênh lệch đáng kể này chính là động lực các thương nhân Trung Quốc ra sức thu mua gạo Việt Nam để hưởng chênh lệch.

Bảng 2.7: So sánh mức tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Khối lượng (tấn) 31.376 296.603 2.085.686 Giá trị (USD) 13.700 151.747 898.430 Tăng so với năm trước về khối lượng (%) 945 703

Tăng so với năm trước về giá trị (%) 1.108 592

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

Cụ thể, trong năm 2011, khối lượng gạo mà Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam là 296.603 tấn, tăng hơn 9,4 lần so với năm 2010 là 31.376 tấn. Đồng thời kim ngạch xuất khẩu năm 2011 so với năm 2010 tăng lên hơn 11 lần, điều này cho thấy mức độ tăng của giá gạo xuất khẩu nhanh hơn mức độ tăng của sản lượng gạo. Sang năm 2012, trong khi khối lượng gạo xuất khẩu tăng lên hơn 7 lần so với năm trước, thì giá trị chỉ tăng gần 6 lần, tức là mức tăng thấp hơn mức tăng trưởng của sản lượng. Điều này cho thấy mức giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

ngày càng giảm. Trong năm 2012 xuất khẩu gạo cấp cao tăng nhưng giá bán thực tế rất thấp. Ngay gạo 5% tấm vốn cạnh tranh rất tốt với Thái Lan nhưng hiện giá còn thấp hơn giá gạo của Ấn Độ khoảng 20-30 USD/tấn.

Nhiều đơn đặt hàng từ phía đối tác Trung Quốc bị hủy ngang gây thiệt hại cho doanh nghiệp

Tuy khối lượng gạo được xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cao, nhưng xét cho cùng đây không phải thị trường xuất khẩu gạo truyền thống, cũng không ổn định, chứa nhiều rủi ro. Điều này thể hiện ở việc nhiều thương lái Trung Quốc hay lật lọng. Đến hết tháng 11, đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tăng 10,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lượng hợp đồng hủy hoặc hết hạn 11 tháng đầu năm tăng 18%. Trong đó, bị hủy nhiều nhất là hợp đồng xuất khẩu đi Trung Quốc với 423.000 tấn, tiếp đến là Châu Phi 311.000 tấn và Philippines 28.000 tấn, cùng nhiều hợp đồng khác có thể hủy hợp đồng tiếp trong tháng 12.

Một số những việc làm không minh bạch từ phía các đối tác Trung Quốc trong việc thu mua gạo đó là cố tình hủy ngang các đơn hàng, đề nghị dời ngày giao hàng, hay là khi doanh nghiệp Việt Nam đã đưa gạo xuống tàu, phía Trung Quốc kiểm tra lại và nói là không đảm bảo chất lượng, dù phía Việt Nam đã kiểm tra đủ hết điều kiện. Và lúc này việc ép giá lại tái diễn, bởi đưa hàng quay về cũng rất tốn kém, khó khăn. Hơn nữa, thông lệ quốc tế là hình thức thanh toán qua L/C nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ thanh toán khi hàng tới cảng Trung Quốc. Do hình thức thanh toán này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam phải thật cảnh giác với cách làm ăn của thương nhân Trung Quốc để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

Vấn đề xuất khẩu qua đường tiểu ngạch

Các thương nhân Trung Quốc hiện đang nhập khẩu gạo Việt Nam thông qua đường tiểu ngạch và chính ngạch. Trong đó, tình trạng gạo tràn sang biên giới Trung Quốc qua đường tiểu ngạch có thể khiến Việt Nam cạn nguồn cung trong nước, và còn là nguyên nhân gây ra tình trạng giá gạo trong nước gia tăng

Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng số lượng các thương lái Trung Quốc mua gạo xuất theo đường tiểu ngạch tăng cường đặt hàng đối với những cơ sở bán gạo nội địa tại khu vực cụm công nghiệp An Thạnh và Bà Đắc. Điều đáng nói là gạo đi theo đường tiểu ngạch luôn được đưa ra mức giá mua cao hơn mặt bằng giá chung, góp phần tạo nên cơn sốt giá gạo.

Gạo Việt Nam chưa khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường Trung Quốc

Tuy nhiên, đến nay gạo xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và trên thế giới chỉ biết đến là loại gạo trắng bình thường, chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới. Trong khi đó, Thái Lan có gạo nổi tiếng khắp nơi như Khaw Dawk Mali, Hom Mali, Jasmine 85; Ấn Độ và Pakistan có gạo Basmati; Ý có gạo Arborio, gạo Thaibonet của Mỹ; Úc Châu có Amaroo... Hơn 3 thập niên qua, Việt Nam đã phóng thích nhiều giống lúa cải thiện, nhưng chưa có giống nào lai tạo trong nước được trồng đại trà như các giống nhập nội từ Viện Lúa quốc tế IRRI, Philippines (IR 64, IR 50404, CR 203), Thái Lan (Hương lài, Khao Dawk Mali), Đài Loan (VD 10, VD 20), Trung Quốc (Khang Dân, Q5).

Nền sản xuất lúa gạo của Việt Nam vẫn vướng mặc những khó khăn như thiếu các giống lúa chất lượng tốt, năng suất cao mà nông dân và thị trường đòi hỏi. Hơn nữa, các thương lái Trung Quốc có khuynh hướng mua lúa không phân biệt nhiều giữa lúa có chất lượng cao và thấp. Trong thời gian qua, Việt Nam trồng lúa nhằm xuất khẩu gạo với đặc biệt quan tâm đến số lượng hơn là chất lượng, quên đi thị trường nội địa đòi hỏi chất lượng cao. Cho nên, gạo tốt của Thái Lan, Cambodge có cơ hội xâm nhập dễ dàng ở các tỉnh biên giới và đô thị lớn của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 55)