Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 65)

3.3.1. Về phía nhà nước

Trước hết phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như miễn thuế xuất khẩu, giảm bớt các thủ tục xuất khẩu

Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia nhập khẩu lượng gạo lớn nhất của Việt Nam, do vậy thị trường này sẽ được các doanh nghiệp trong nước rất trú trọng và không ngừng khai thác. Điều này hứa hẹn lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tiếp tục là một con số lớn. Giá gạo thế giới hiện nay còn khoảng 750 – 780USD/tấn, trong khi đó, giá chào bán của Việt Nam luôn thấp hơn mức này. Nếu đánh thuế cao, doanh nghiệp khó khăn dẫn đến hạn chế mua lúa vào, như vậy vô hình chung cũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà con nông dân.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo phải đảm bảm một số điều kiện, nhất là những điều kiện được quy định tại Quyết định số 560 của Bộ NN&PTNT qui định về kỹ thuật kho chứa lúa, cơ sở xay xát lúa gạo, bắt buộc doanh nghiệp phải có nhà máy xay xát công suất 10 tấn/giờ và kho lúa 5.000 tấn… Đây là một trong những vấn đề, cũng như là thủ tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Đối với 1 số vùng nhỏ, hay ngay tại vựa lúa của Việt Nam là ĐBSCL, chưa có nhà máy xay xát nào có kho chứa lúa như thế. Bởi thực tế có khoảng 95% nhà máy xay xát ở đây không mua lúa về trữ mà chủ yếu là gia công cho hàng xáo cũng không có diện tích để chứa gạo hoặc chứa lúa, mà chỉ chủ yếu là xây nhà máy rất lớn, chạy rất chất lượng và bốc hàng ngay sau khi chà xong chứ không trữ lại.

Trước thực tế phát sinh những bất cập, Chính phủ và các cơ quan liên quan nên xem xét, điều chỉnh lại những điều kiện, quy định trong thủ tục xuất khẩu sao cho phù hợp hơn với tập quán sản xuất lúa gạo của các vùng và các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, về kho chứa chuyên dùng, các thiết bị lò sấy, máy sấy công nghiệp, thiết bị xông hơi, khử trùng, thiết bị phân tích thử nghiệm... thì không qui định bắt buộc mà chỉ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, trang bị tùy theo khả năng và nhu cầu kinh doanh. Về cơ sở xay xát lúa gạo phục vụ xuất khẩu, nên chỉ cần xác nhận về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đối với doanh nghiệp gồm: Sức chứa của kho lúa, kết cấu cơ bản của kho và công suất thiết kế của nhà máy xay xát làm cơ sở cho Bộ Công thương xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn lãi suất thấp để đầu tư trong dây chuyền sản xuất lúa gạo

Hạt gạo Việt Nam không chỉ dừng lại là những hạt gạo thơm, ngon được xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mà cái quan trọng phải là một thương hiệu vững mạnh ở tất cả các quốc gia. Muốn gạo Việt Nam sẽ vươn lên thành thương hiệu quốc tế, nhất thiết phải có chất lượng cao, đồng đều. Để nâng cao chất lượng gạo, không chỉ các doanh nghiệp trong nước nỗ lực đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện thời tiết. Mà nhà nước nên tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều hơn cơ hội để đưa những máy móc hiện đại vào trong dây chuyền sản xuất và xuất khẩu bằng các biện pháp như hỗ trợ cho vay tài chính lãi suất thấp cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể chủ động đầu tư cho dây chuyền sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của mình như nâng cao chất lượng hạt gạo, xây dựng nhà máy chế biến, kho tồn trữ, đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn. Hay nguồn vay được sử dụng để triển hệ thống logistic hoàn thiện từ xây dựng vùng nguyên liệu đến kho chứa, nhà máy xay xát, sấy khô, dịch vụ giao nhận…

Nguồn hỗ trợ này có tác dụng không những góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trong nước, mặt khác còn đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đối với nguồn hỗ trợ tài chính này, các cơ quan nhà nước cũng nên xem xét kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi được sử dụng trong quá trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo. Để tránh những thất thoát nguồn vốn, và những khoản vay không hiệu quả.

Nhà nước cần ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi xây dựng thương hiệu cho hạt gạo.

Chuỗi giá trị gạo là một chuỗi giá trị rất lớn trong phạm vi toàn quốc, không chỉ liên quan đến những người nông dân trồng lúa mà còn liên quan đến hệ thống dịch vụ, cung cấp các dịch vụ như phân bón, thuốc trừ sâu, các nhà phân phối, hệ

thống, cơ sở hạ tầng, năng lực hoạt động của các Hiệp hội liên quan đến người nông dân trồng lúa, nhà chế biến, nhà xuất khẩu... Tổng thể đây là vấn đề rất lớn của một quốc gia. Hiện nay chưa có phân tích nào về chuỗi giá trị về ngành lúa gạo ở Việt Nam mà chỉ có một số phân tích nhỏ về chuỗi giá trị xuất khẩu gạo. Nói đến chuỗi thì điều quan trọng là sự liên kết trong năng lực cạnh tranh của cả ngành hàng, liên quan đến nhiều dịch vụ, hoạt động. Do vậy, để tạo nên mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị xuất khẩu gạo của Việt nam sang thị trường Trung Quốc, chính phủ nên từng bước triển khai những dự án nghiên cứu về chuỗi giá trị của gạo ở các vùng trọng điểm như ĐBSCL. Tuy nhiên, để dự án được triển khai thành công, không thể thiếu sự đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ nông nghiệp và chính sách để khuyến khích đầu tư, cũng như nâng cao trình độ của những người nông dân tham gia. Chính quyền các địa phương nên có những mô hình nhỏ khuyến khích các vườn ươm công nghệ chế biến những sản phẩm nông nghiệp mới tốt hơn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam thời gian qua cũng đã coi trọng và cố gắng trong việc tạo dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm gạo của mình, tuy nhiên vẫn chưa thành công. Bởi lẽ, một mình doanh nghiệp thì có nhiều khó khăn, do đó cần phải có vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước tham gia phối hợp, dẫn dắt và có bàn bạc một cách cụ thể với các doanh nghiệp xem khâu yếu là cái gì và họ cần gì ở các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề xây dựng thương hiệu. Thực chất của xây dựng thương hiệu đó là nâng cao chất lượng và duy trì sự ổn định của chất lượng hàng hóa. Sự hỗ trợ của Chính phủ bằng việc giới thiệu, bảo lãnh doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình thiết lập quan hệ thương mại, hay mở đại lý độc quyền phân phối gạo trên thị trường Trung Quốc sẽ tạo cho doanh nghiệp có được sự khởi đầu nhanh chóng và vững chắc hơn. Về việc làm cụ thể để tạo thương hiệu gạo Việt Nam, Bộ NN&PTNT và các cơ quan chuyên ngành liên quan phải tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, qua các hội chợ, triển lãm xúc tiến giới thiệu về sản phẩm gạo, từng bước tạo dựng hình ảnh gạo Việt Nam. Đặc biệt, Chính phủ phải tranh thủ ký được các hợp đồng tiêu thụ gạo dài hạn với Chính phủ Trung

Quốc, sau đó giao lại cho các doanh nghiệp, hoặc tổ chức đấu thầu, để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời đây là một trong những biện pháp hết sức căn cơ, góp phần tạo điều kiện tiêu thụ lúa gạo, hàng hóa cho ngành lúa gạo.

Phát triển mối quan hệ chính trị và thương mại giữa hai quốc gia ngày càng bền vững.

Trung Quốc là nước láng giềng, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán…với Việt Nam. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách quan. Những biến động về chính trị, xã hội đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xuất – nhập khẩu gạo giữa Việt Nam – Trung Quốc.

Trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này, chính phủ Việt Nam cũng cần hết sức thận trọng trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Bởi trên thị trường quốc tế, không chỉ có hai quốc gia, mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quan hệ chính trị và thương mại phụ thuộc lẫn nhau. Không thể đề cao vai trò của quốc gia nào hơn, hay bỏ quan hệ với một quốc gia nào để thiết lập quan hệ thương mại với một quốc gia khác. Đó là hệ thống các mối quan hệ hết sức phức tạp. Do vậy, đi cùng với việc phát triển mối quan hệ chính trị - thương mại Việt Nam – Trung Quốc, thì Chính phủ Việt Nam cũng có những cách ứng xử khôn ngoan đối với các quốc gia khác. Để vừa thúc đẩy được lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, lại vừa khai thác và mở rộng được quan hệ xuất khẩu gạo sang quốc gia khác.

3.2.2. Về phía các hiệp hội, các ngành

Thường xuyên tổ chức công tác khảo sát thị trường Trung Quốc để cung cấp thông tin về thị hiếu tiêu dùng gạo Việt Nam cho doanh nghiệp xuất khẩu

Kinh doanh trên thị trường quốc tế là hoạt động phức tạp và đòi hỏi sự linh hoạt, kịp thời nắm bắt xu hướng của các khách hàng quốc tế, để đưa vào thị trường những sản phẩm thích hợp nhất. Việt Nam tuy là quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên

thế giới nhưng vị trí chưa thật vững chắc, và thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường quốc tế. Do vậy, thông tin đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo là thực sự cần thiết, có thể nói là yếu tố sống còn của doanh nghiệp để tồn tại trên thị trường toàn cầu. Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong nước sang thị trường Trung Quốc, VFA và các tổ chức liên quan phải thường xuyên tổ chức hoạt động khảo sát thị trường Trung Quốc, thu thập những thông tin sát thực nhất để kịp thời tư vấn cho doanh nghiệp trong nước, các thông tin về nhu cầu tiêu dùng mặt hàng gạo của người dân trong nước, thị hiếu tiêu dùng về loại gạo nào, xuất xứ từ đâu, tìm hiểu về đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường Trung Quốc… nhất là xu hướng tiêu dùng sản phẩm gạo trong tương lai. Những thông tin trên nếu kịp thời đến được với các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, sẽ giúp cho doanh nghiệp có những hướng đi rõ ràng và nhanh hơn, nắm bắt được xu thế để đón đầu thị trường xuất khẩu.

Chủ động giao lưu, thăm hỏi Hiệp hội nông sản Trung Quốc để trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp

Hiệp hội nông sản của các nước không chỉ thay mặt Chính phủ chỉ đạo hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của nước đó. Ngoài ra, Hiệp hội ngành nói chung còn có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách tư vấn, cung cấp thông tin về các thị trường trên thế giới, để các doanh nghiệp có thể cập nhật được những tin tức chính xác nhất. Do vậy, mối quan hệ tốt đẹp giữa Hiệp hội ngành nông sản Việt Nam với Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt để hai bên giao lưu, trao đổi những thông tin về thị trường của nhau, từ đó, cả hai bên đều có thể hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong nước, mà loại bỏ được giai đoạn Hiệp hội phải tự điều tra, nghiên cứu thị trường nước đối tác.

Các Hiệp hội chủ động trong việc xây dựng các mối quan hệ mang tính chất liên minh với các quốc gia lớn như Thái Lan, Ấn Độ để hạn chế những thiệt hại trong quá trình cạnh tranh về giá gạo

Tình hình hiện nay là các nguồn cung lớn trên thế giới đều đang tập trung vào thị trường có nhu cầu về nhập khẩu gạo lớn là quốc gia Trung Quốc. Cuộc chạy đua giành thị phần giữa các quốc gia hiện nay là hết sức gay gắt. Trong khi đó, mỗi nước đều có những lợi thế so sánh riêng. Đối với Thái Lan có lợi thế trong mối quan hệ thương mại tốt đẹp về mặt hàng gạo với Trung Quốc, đặc biệt khi hai nước ký kết bản ghi nhớ, gạo Thái Lan luôn được chính phủ Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu. Quốc gia Ấn Độ có lợi thế về giá rẻ, nguồn cung dồi dào, và sẵn sàng bán phá giá để cạnh tranh. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế về mặt địa lý, và chất lượng gạo ổn, giá cả chấp nhận được. Mặt khác, nếu các quốc gia thực hiện cạnh tranh bằng giá, thì vô tình nước nhập khẩu Trung Quốc là bên được lợi nhất. Cả ba quốc gia sẽ bị tổn thất. Do vậy, thay vì các quốc gia gây thiệt hại lẫn nhau, thì một cuộc thỏa thuận sẽ có kết quả tốt hơn cho các quốc gia. VFA nên có sự chủ động trong thỏa hiệp về mối liên minh với các quốc gia là Thái Lan, Ấn Độ để đi đến thống nhất về việc chia sẻ thị trường, định giá gạo xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc để sao có lợi nhất cho cả ba quốc gia

Đại diện, đảm bảo cho các doanh nghiệp để tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm gạo tại Trung Quốc khi cần thiết

Xây dựng thương hiệu gạo mang tầm quốc tế là một quá trình lâu dài và khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Để có được một vị trí vững mạnh ở thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp trong nước không để thiếu được sự nâng đỡ ban đầu của các Hiệp hội ngành, cũng như sự bảo lãnh của Chính phủ. Đối với mặt hàng gạo, dựa trên lợi thế có sẵn trong năm 2012, các Hiệp hội nên lợi dụng cơ hội người dân Trung Quốc đang có nhiều thông tin về sản phẩm gạo Việt Nam mà thúc đẩy doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường sâu rộng hơn. Các doanh nghiệp có thể tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm gạo của Công ty mình. Hay có thể mở đại lý phân phối sản phẩm gạo của doanh nghiệp trên thị trường này, dưới sự bảo lãnh của VFA. Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam có thể tổ chức cho các công ty lớn chuyên xuất khẩu gạo vào thị trường này vì việc tổ chức cho các doanh nghiệp lớn thâm nhập thị trường là rất quan trọng. Sự

bảo lãnh này sẽ mang đến cho doanh nghiệp sự uy tín hơn, và nhận được sự bảo hộ theo quy định của chính phủ nước này.

3.2.3. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam

Tích cực đẩy mạnh quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị khép kín trong sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng chất lượng gạo Việt Nam

Chuỗi giá trị của ngành gạo Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn nông dân trồng lúa trên cánh đồng, sau đó thương lái mua lúa từ nông dân rồi mang về xay xát tại các nhà máy, và công ty xuất khẩu gạo có thể mua gạo nguyên liệu về và đánh bóng hoặc mua gạo thành phẩm từ thương lái và sau đó xuất khẩu.

Hiện tại các doanh nghiệp gạo Việt Nam mới bắt đầu xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu. Trong đó nhóm doanh nghiệp xuất khẩu chỉ tham gia vào công đoạn cuối của chuỗi giá trị, nên tỷ suất lợi nhuận còn lại rất thấp. Do vậy, để tăng được tỷ suất lợi nhuận, các công ty xuất khẩu gạo cần thiết

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 65)