Biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời kỳ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 43)

Khối lượng gạo được giao dịch giữa Việt nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2008 – 2012 đã có được sự tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, một thực tế đáng quan tâm đó là mức giá xuất khẩu đi Trung Quốc không ổn định, và chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trên thị trường gạo thế giới do sức ép của nguồn cung ngày càng lớn vào thị trường này. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang Trung Quốc nói riêng chưa đủ mạnh để định giá gạo quốc gia và chi phối giá gạo thế giới.

Trong giai đoạn 2008 – 2010, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc là khá nhỏ, mức giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng dao động theo mức lên xuống của giá gạo thế giới. Năm 2008 có sự bất ngờ tăng giá vào tháng 5, khi mức giá tăng lên 1.050 USD/tấn khi cầu về mặt hàng gạo tăng mạnh sau khủng hoảng. Tính trung bình cả năm 2008, giá gạo ở mức 550 USD/tấn.

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

Hình 2.2: Biến động giá lúa gạo trên thế giới từ 2007 đến tháng 1/2012

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng nhanh chóng hạ nhiệt khi các nguồn cung gạo trên thế giới bắt đầu vào mùa thu hoạch (thời điểm thu hoạch lúa gạo của Thái Lan, Trung Quốc bắt đầu từ giữa tháng 6). Tính trung bình cả giai

đoạn 2008 – 2011, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 410USD/tấn.

Giá chào xuất khẩu gạo Việt Nam bất ngờ tăng vào giữa tháng 8/2012, cụ thể, giá chào xuất khẩu loại gạo chất lượng cao (5% tấm) tăng 10 USD/tấn, lên mức giá 445 - 455 USD/tấn, gạo thơm có mức giá tăng mạnh nhất lên mức giá 645- 655 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn so với mức giá cao nhất đạt được 1 tháng trước. Mặt hàng gạo 15% tấm có mức tăng 10 USD/tấn, lên mức giá 395- 405 USD/tấn, trong khi đó gạo 25% tấm giữ nguyên mức giá cũ là 405- 415 USD/tấn.

Trong tháng 5/2012 giá gạo 5% tấm xuất khẩu đi Trung Quốc chỉ ở mức 477 USD/tấn cao hơn một số nước châu Phi, trong khi thấp hơn các thị trường như HongKong, Singapore, Papua, Thổ Nhĩ Kỳ. Giá gạo xuất khẩu đi Trung Quốc so với các thị trường khác trong các tháng đầu năm cũng cho kết luận tương tự.

Nguồn: AgroMonitor tính toán theo số liệu Hải quan

Hình 2.3: Giá gạo 5% tấm xuất khẩu Việt Nam tháng 5/2012 (USD/tấn)

Như vậy gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong giai đoạn 2008 – 2012 có sự tăng lên ổn định về giá, đặc biệt đối với mặt hàng gạo trung cấp (15%

tấm) và cấp thấp (25% tấm), mức tăng trung bình của hai mặt hàng này là 25USD/tấn/năm – tương đương hơn 106%/năm. Mặt hàng cao cấp (5% tấm) lại có mức tăng nhanh hơn 110,2% năm 2011, sang năm 2012 mặc dù có sự tăng trưởng cao trong khối lượng, nhưng giá gạo lại tăng thấp hơn năm 2011 ở mức 102,6%.

Bảng 2.5: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2012

Loại gạo

Giá gạo XK trung bình các năm Mức tăng giá gạo XK năm 2011 so với 2010 (%) Mức tăng giá gạo XK năm 2012 so với 2011 (%) Năm 2010 (USD/tấn) Năm 2011 (USD/tấn) Năm 2012 (USD/tấn) 25% 390 415 425 106,4 102,4 15% 400 425 450 106,3 106,3 5% 420 463 475 110,2 102,6

Nguồn: Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Năm 2013 được nhận định là một năm không khả quan để tăng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, với mức giá bình quân xuất khẩu quý 1/2013 giảm 44 USD/tấn, gạo Việt Nam nằm trong tốp những nước có giá bán thấp nhất thế giới.

Bảng 2.6: Giá gạo xuất khẩu các quốc gia sang Trung Quốc quý 1/2013

(ĐV: USD/tấn)

Thái Lan Ấn Độ Pakistan Việt Nam Myanmar

Gạo 5% tấm 530 445 430 395

Gạo 15% tấm 525 435 420 380

Gạo 25% tấm 325 365

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

Với loại gạo 5% tấm và 15% tấm, gạo Việt Nam có mức giá thấp nhất trong 4 quốc gia xuất khẩu gạo lớn vào thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Riêng loại gạo 25% tấm, gạo Việt Nam chỉ cao hơn gạo của Myanmar với mức giá 365 USD/tấn (so với 325USD/tấn).

2.2. Những biện pháp Việt Nam đã thực hiện để đầy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012

2.2.1. Những biện pháp từ phía nhà nước

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và cung ứng các giống lúa có chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi từ phía thị trường Trung Quốc

Nhận thấy tình hình trong nước và quốc tế ráo riết trong việc nâng cao chất lượng gạo hàng hóa, đa dạng mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Chính phủ Việt Nam trong những năm đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và cung ứng các giống lúa mới, có chất lượng tốt hỗ trợ nền sản xuất gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Chương trình được Chính phủ thực hiện dưới dạng văn bản, có tác dụng khuyến khích tất cả các địa phương, đặc biệt là các vùng trồng lúa chủ lực của cả nước tích cực đổi mới ngành trồng lúa, để phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Thời gian qua, các nhà khoa học của tỉnh Thái Bình đã tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để khảo nghiệm, tuyển chọn, đưa vào sản xuất những giống lúa mới ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Trong đó tiêu biểu là các giống lúa: CNR36, TBR36, Thái Xuyên 111… đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc gia.

Nới lỏng hơn cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo cách ấn định khối lượng xuất khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ. Đối với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, Bộ Thương mại trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam để Hiệp hội thống nhất việc tổ chức giao dịch, ký kết hợp đồng và giao hàng. Còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký hợp đồng, và phải được Hiệp hội chấp thuận mới được xuất khẩu.

Cơ chế xuất khẩu hiện nay đã được nới lỏng rất nhiều so với trước đây. Mặc dù các văn bản chính thức đều không nhắc đến cơ chế hạn ngạch, nhưng tổng lượng gạo xuất khẩu phải dựa trên định hướng số lượng xuất khẩu do Chính phủ quy định dựa trên cân đối cung cầu thường kỳ. Ngoài ra, việc quy định tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung và việc quy định đăng ký số lượng xuất khẩu cho các hợp đồng thương mại trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo định hướng cũng thể hiện bản chất của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay là theo hạn ngạch.

Thực hiện hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật trong gieo trồng để tăng được năng suất lúa, đáp ứng kịp thời các đơn hàng xuất khẩu

Cây lúa tăng được sản lượng cũng nhờ nhiều vào nhận thức của nông dân ngày càng tăng về khoa học - kỹ thuật trong gieo trồng. Trong giai đoạn 2008 – 2012 , để đáp ứng nhu cầu tăng cao về mặt hàng gạo từ phía nhiều đối tác, trong đó có Trung Quốc, cơ quan liên quan từ các Sở NN – PTNT các địa phương, các trạm khuyến nông… không ngừng hỗ trợ về khoa học – kỹ thuật giúp cho sản lượng lúa tăng cao đạt đến 6 – 7tấn/ha/vụ. Tiêu biểu là Trà Vinh vừa phê duyệt dự án xây dựng trại sản xuất lúa giống nguyên chủng chất lượng cao với vốn đầu tư 48,8 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống được sâu bệnh. An Giang đang tiên phong trong tạo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

Nhiều viện, trường cũng tích cực vào cuộc nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho cây lúa phát triển tốt hơn, nhất là thích ứng với biến đổi khí hậu. Hạt gạo Việt Nam cũng được nhiều nước trên thế giới hỗ trợ kỹ thuật, giống để tăng năng suất. Ấn Độ là nước đã giúp đào tạo khoảng 70% cán bộ đầu ngành nông nghiệp cho Viện Lúa, mới đây, các nhà khoa học Ấn Độ cho biết sẽ giúp Việt Nam nghiên cứu phát triển giống lúa lai F1.

Chú trọng đến lợi ích của nông dân

Trước tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc khi thua mua lúa gạo của nông dân trong nước thường hay bày nhiều trò để ép giá gây thiệt hại cho người

trồng lúa, trong giai đoạn 2008 – 2012, Chính phủ Việt Nam luôn xem lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt trong những năm gần đây, chủ trương thu mua tạm trữ để tránh tình trạng lúa rớt giá mỗi vụ thu hoạch, đảm bảo mức lãi tối thiếu cho người trồng lúa từ 30% là một cam kết khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với sản xuất lúa gạo, không chỉ có ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội, mà còn đóng góp lớn về kinh tế và tham gia khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày 6/7/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn gạo vụ hè thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7 – 10/8, thời hạn lưu giữ trong kho tới 10/10. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa gạo tạm trữ, thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa 3 tháng. Các thương nhân thực hiện mua lúa gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Các nhà xuất khẩu đã bắt đầu mua lúa hè thu theo chương trình thu mua tạm trữ, để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu từ phía đối tác Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2012.

2.2.2. Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam

Doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng cũng như đối tác xuất khẩu tin cậy

Trong giai đoạn 2008 – 2012, sản lượng gạo giao dịch giữa các donh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng theo các năm, và bùng nổ vào năm 2012, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hơn 2 triệu tấn gạo. Con số này là kết quả của sự nỗ lực trong việc chủ động săn đón các đơn hàng từ quốc gia Trung Quốc. Sự chủ động của các doanh nghiệp thể hiện ở những hợp đồng tuy không lớn, nhưng có sự độc lập trong việc tìm đối tác, đặt mối quan hệ thương mại, và thực hiện thu mua, giao dịch. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại thể hiện sự chủ động của mình bằng việc đăng lý xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc. Nhờ thế mà tính hết tháng 3/2012, lượng gạo mà các doanh nghiệp lên đến 450.000 tấn gạo, tăng hơn 2 lần so với 2 tháng đầu năm.

Đa dạng hóa chủng loại gạo để đáp ứng được thị hiếu của thị trường đông dân như Trung Quốc

Trước những cạnh tranh gay gắt tại các phân khúc gạo phẩm cấp thấp tại thị trường Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chuyển hướng sang các thị trường gạo cao cấp dù đây là phân khúc chưa phải là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất và xuất khẩu gạo đồ. Gạo đồ là loại gạo thu từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô, sau đó gia công chế biến qua các công đoạn như xay, xát, đánh bong. Sản phẩm này không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ sẽ giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện tại. Nhưng xuất khẩu gạo đồ không dễ. Lượng gạo thương mại toàn cầu khoảng 35 – 36 triệu tấn/năm, trong đó gạo đồ chiếm 5 – 6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn cung loại gạo đồ chủ yếu đến từ Thái Lan và Ấn Độ với trên 70% tổng sản lượng, trong khi đầu tư vào công nghệ này cao hơn rất nhiều so với gạo trắng.

Đây là bước đi khá mạo hiểm của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà cầu gạo đang giảm, đặc biệt là Trung Quốc. Sau 1 năm gây sốt trên thị trường quốc tế, thì năm 2013, Trung Quốc có những dự đoán sẽ giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo. Tuy nhiên đây là bước tiến quan trọng thể hiện được khả năng thích ứng với nhu cầu đa dạng trên thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang dần vươn lên khẳng định được vị trí của mình trên thế giới, chứ không chấp nhận ở ngôi vị là quốc gia xuất khẩu gạo tầm trung.

Chú trọng nâng cao chất lượng gạo để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc

Góp phần trong việc tăng trưởng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và quốc tế không thể thiếu sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việt Nam và Thái Lan chiếm áp đảo trong tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, nhưng so với gạo Thái, cái mà Việt Nam thiếu chính là thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gạo. Tuy

nhiên, bản thân ngành gạo trong nước đã có những bước chuyển quan trọng để Việt Nam phát triển thương hiệu và định vị lại hình ảnh của hạt gạo Việt.

Trong những năm qua, trước áp lực cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã chọn hướng đi cho mình đó là tạo điểm khác biệt trong chất lượng gạo. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào công tác chọn giống, cơ giới hóa thu hoạch và đầu tư công nghệ xay xát. Đi cùng với đó, hậu cần của ngành gạo Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong mười năm qua mà nhiều đối thủ như Ấn Độ, Pakistan chưa thể theo kịp. Đây cũng chính là nhân tố tạo nên thành công trong quan hệ thương mại gạo giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Trung Quốc. Nhờ có sự thuận lợi về quá trình vận chuyển mà doanh nghiệp trong nước đã có thể giao hàng đúng tiến độ, làm tăng niềm tin của đối tác, là yếu tố cần thiết để giữ cho mối quan hệ thương mại phát triển bền vững.

2.2.3. Biện pháp từ phía Hiệp hội

Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác thị trường tiềm năng này, VFA đã không ngừng cung cấp thông tin về thị trường để tránh những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp, cũng như nông dân trong nước. Trước sự bùng nổ bất thường về lượng nhập khẩu của Trung Quốc đối với gạo Việt Nam, VFA tập trung vào phân tích tình hình, và có cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để không mất uy tín thương hiệu gạo Việt Nam.

VFA thường xuyên cho ra văn bản khuyến cáo, nhắc nhở các doanh nghiệp hội viên và các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo phải luôn khẩn trương thúc đối tác Trung Quốc lấy hàng trước mùa vụ thu hoạch lúa, vì nếu không giao được hàng hợp đồng đã ký có thể bị hủy. Mặt khác cùng với xu thế mặt bằng giá thế giới cũng đang xuống nên khả năng hủy hợp đồng đã ký trước đây rất có thể xảy ra.

Năm 2012 là năm mặt hàng gạo cấp thấp của Việt Nam thua nặng trên thị trường quốc tế bởi nguồn hàng rẻ hơn ồ ạt được tung ra bởi Ấn Độ. Bởi vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển hướng sang phân khúc gạo cao cấp. Để

tạo tiền đề cho hướng đi mới mẻ của hoạt động xuất khẩu gạo, VFA cũng đã thành

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 43)