Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 49)

Doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng cũng như đối tác xuất khẩu tin cậy

Trong giai đoạn 2008 – 2012, sản lượng gạo giao dịch giữa các donh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng theo các năm, và bùng nổ vào năm 2012, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hơn 2 triệu tấn gạo. Con số này là kết quả của sự nỗ lực trong việc chủ động săn đón các đơn hàng từ quốc gia Trung Quốc. Sự chủ động của các doanh nghiệp thể hiện ở những hợp đồng tuy không lớn, nhưng có sự độc lập trong việc tìm đối tác, đặt mối quan hệ thương mại, và thực hiện thu mua, giao dịch. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại thể hiện sự chủ động của mình bằng việc đăng lý xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc. Nhờ thế mà tính hết tháng 3/2012, lượng gạo mà các doanh nghiệp lên đến 450.000 tấn gạo, tăng hơn 2 lần so với 2 tháng đầu năm.

Đa dạng hóa chủng loại gạo để đáp ứng được thị hiếu của thị trường đông dân như Trung Quốc

Trước những cạnh tranh gay gắt tại các phân khúc gạo phẩm cấp thấp tại thị trường Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chuyển hướng sang các thị trường gạo cao cấp dù đây là phân khúc chưa phải là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất và xuất khẩu gạo đồ. Gạo đồ là loại gạo thu từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô, sau đó gia công chế biến qua các công đoạn như xay, xát, đánh bong. Sản phẩm này không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ sẽ giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện tại. Nhưng xuất khẩu gạo đồ không dễ. Lượng gạo thương mại toàn cầu khoảng 35 – 36 triệu tấn/năm, trong đó gạo đồ chiếm 5 – 6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn cung loại gạo đồ chủ yếu đến từ Thái Lan và Ấn Độ với trên 70% tổng sản lượng, trong khi đầu tư vào công nghệ này cao hơn rất nhiều so với gạo trắng.

Đây là bước đi khá mạo hiểm của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà cầu gạo đang giảm, đặc biệt là Trung Quốc. Sau 1 năm gây sốt trên thị trường quốc tế, thì năm 2013, Trung Quốc có những dự đoán sẽ giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo. Tuy nhiên đây là bước tiến quan trọng thể hiện được khả năng thích ứng với nhu cầu đa dạng trên thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang dần vươn lên khẳng định được vị trí của mình trên thế giới, chứ không chấp nhận ở ngôi vị là quốc gia xuất khẩu gạo tầm trung.

Chú trọng nâng cao chất lượng gạo để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc

Góp phần trong việc tăng trưởng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và quốc tế không thể thiếu sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việt Nam và Thái Lan chiếm áp đảo trong tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, nhưng so với gạo Thái, cái mà Việt Nam thiếu chính là thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gạo. Tuy

nhiên, bản thân ngành gạo trong nước đã có những bước chuyển quan trọng để Việt Nam phát triển thương hiệu và định vị lại hình ảnh của hạt gạo Việt.

Trong những năm qua, trước áp lực cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã chọn hướng đi cho mình đó là tạo điểm khác biệt trong chất lượng gạo. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào công tác chọn giống, cơ giới hóa thu hoạch và đầu tư công nghệ xay xát. Đi cùng với đó, hậu cần của ngành gạo Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong mười năm qua mà nhiều đối thủ như Ấn Độ, Pakistan chưa thể theo kịp. Đây cũng chính là nhân tố tạo nên thành công trong quan hệ thương mại gạo giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Trung Quốc. Nhờ có sự thuận lợi về quá trình vận chuyển mà doanh nghiệp trong nước đã có thể giao hàng đúng tiến độ, làm tăng niềm tin của đối tác, là yếu tố cần thiết để giữ cho mối quan hệ thương mại phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 49)