Nhân tố quan hệ thương mại giữa các quốc gia với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 28)

Quan hệ thương mại song phương là một trong những yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến kim ngạch xuất – nhập khẩu giữa các quốc gia. Đối với mặt hàng gạo, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng lớn từ mối quan hệ kinh tế cũng như chính trị của quốc gia này với các nguồn cung khác trên thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu gạo giữa Thái Lan và Trung Quốc là con số khá lớn trong nhiều năm qua. Dù không phải là thị trường lớn nhất, nhưng khối lượng gạo

nhập khẩu từ Thái Lan hàng năm lên đến gần 300.000 tấn. Chỉ riêng 1 tháng đầu năm 2013, lượng gạo giao dịch giữa 2 quốc gia đã đạt mức hơn 15.000 tấn.

Bảng 1.3: Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1/2013

ĐV: tấn

Thị trường Tháng 1/2013 (so với T1/2012) Tháng 1/2012

Iraq 118.420 120 Benin 48.576 2.208 Senegal 30.865 50 Hoa Kỳ 38.439 25.187 Trung Quốc 15.208 4.771 Nguồn: USDA

Tháng 11/2012 hai chính phủ Thái Lan và Trung Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ, trong đó Thái Lan sẽ cung cấp gạo cho Trung Quốc khi cần thiết và Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các công ty tư nhân của nước này khi họ nhập gạo từ Thái Lan. Hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc Trung Quốc sẽ nhập khẩu 5 triệu tấn gạo của Thái Lan trong vòng 3 năm (2013 – 2015). Biên bản ghi nhớ ký giữa hai nước cho thấy Chính phủ Thái Lan đã trở thành một nhà giao dịch gạo. Và trong thời gian tới, các quốc gia khác sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc tìm đến với thị trường Trung Quốc khi mà nước này đang tăng cường nhu cầu nhập khẩu gạo khổng lồ, trong khi lượng gạo dự trữ cần giải phóng của hầu hết các nguồn cung đang ngày càng tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến việc giao thương gạo của Việt Nam với Trung Quốc, khi mà một thị trường mở cửa với quá nhiều nguồn cung cấp trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 28)