Biện pháp từ phía Hiệp hội

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 51)

Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác thị trường tiềm năng này, VFA đã không ngừng cung cấp thông tin về thị trường để tránh những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp, cũng như nông dân trong nước. Trước sự bùng nổ bất thường về lượng nhập khẩu của Trung Quốc đối với gạo Việt Nam, VFA tập trung vào phân tích tình hình, và có cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để không mất uy tín thương hiệu gạo Việt Nam.

VFA thường xuyên cho ra văn bản khuyến cáo, nhắc nhở các doanh nghiệp hội viên và các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo phải luôn khẩn trương thúc đối tác Trung Quốc lấy hàng trước mùa vụ thu hoạch lúa, vì nếu không giao được hàng hợp đồng đã ký có thể bị hủy. Mặt khác cùng với xu thế mặt bằng giá thế giới cũng đang xuống nên khả năng hủy hợp đồng đã ký trước đây rất có thể xảy ra.

Năm 2012 là năm mặt hàng gạo cấp thấp của Việt Nam thua nặng trên thị trường quốc tế bởi nguồn hàng rẻ hơn ồ ạt được tung ra bởi Ấn Độ. Bởi vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển hướng sang phân khúc gạo cao cấp. Để

tạo tiền đề cho hướng đi mới mẻ của hoạt động xuất khẩu gạo, VFA cũng đã thành lập một đoàn với hơn 50 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tổ chức hội chợ triển lãm tại Quảng Châu nhằm quảng bá, giới thiệu hạt gạo Việt đồng thời làm cầu nối kết gắn giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia với nhau, thông qua các bản hợp đồng ghi nhớ. Qua hội chợ này, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã ký kết hợp đồng thu mua hơn 1,5 triệu tấn gạo cao cấp của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời vào cuối tháng 4/2012, VFA đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp Việt Nam. Mục tiêu của VFA dần dần sẽ mở chi nhánh ở một số tỉnh lớn của Trung Quốc, trực tiếp giao dịch mua bán gạo với nước này bằng con đường chính ngạch.

Trước thực trạng mức tăng trưởng về kim ngạch thấp hơn mức tăng của sản lượng, trong năm 2013, VFA đã đề nghị Chính phủ sớm ban hành giá sản xuất lúa vụ đông xuân 2013 – 2014 làm cơ sở cho thu mua tạm trữ, quyết tâm phải tăng được giá trị xuất khẩu. Trước mắt, để giảm áp lực cạnh tranh về giá xuất khẩu gạo, nếu không ổn định giá thu mua sẽ khó hoàn thành kế hoạch tạm trữ và gạo Việt Nam rất dễ bị ép giá. Bên cạnh đó, VFA cũng kiến nghị các Bộ, Ngành, Nhà nước có chương trình xúc tiến thương mại cho ngành lúa gạo để các doanh nghiệp có thể ký những hợp đồng xuất khẩu gạo lớn, ổn định về giá. Việc xuất khẩu thông qua các hợp đồng nhỏ lẻ, thương mại không tập trung khiến các doanh nghiệp thường xuyên bị ép giá, gặp nhiều rủi ro bởi đối tác dễ hủy hợp đồng. Do vậy, việc đẩy mạnh khai thác thị trường Trung Quốc cũng như tìm thị trường xuất khẩu gạo mới phải được xúc tiến ráo riết thông qua nỗ lực của VFA, của từng doanh nghiệp và chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 51)