Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 57)

Chi phí đầu vào trong sản xuất và xuất khẩu gạo tăng cao trong giai đoạn 2008 – 2012

Giá trị kim ngạch có mức tăng chậm hơn so với mức tăng của sản lượng một phần là do mức giá giảm trong năm 2012, lý do khác là do mọi chi phí trong quá trính sản xuất và xuất khẩu gạo đều gia tăng giá trị gia tăng, trong khi giá không tăng, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm trong năm 2012 trước hết là chịu ảnh hưởng của xu hướng giảm giá gạo chung trên thế giới. Năm 2012 là năm dư cung, thiếu cầu, các nguồn dự trữ gạo khổng lồ từ Thái Lan và Ấn Độ…với con số tương ứng là 14 triệu tấn và 30,6 triệu tấn được tung ra thị trường, gây sức ép lên giá thế giới cũng như giá gạo Việt Nam. Mặt khác, do áp lực cạnh tranh nên trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chào bán với giá thấp, nhằm giữ thị phần trong phân khúc sản phẩm gạo cấp thấp ở Châu Phi và cả Trung Quốc, dẫn đến giá gạo xuất khẩu Việt Nam còn thấp hơn cả gạo của Pakistan mặc dù chất lượng gạo Việt Nam tốt hơn gạo Pakistan.

Năm 2012 là năm Việt Nam có mức lạm phát thấp 7%, tuy nhiên giá xăng dầu Việt Nam trong năm nay lại tăng lên khoảng 20-30%, giá điện cũng tăng lên 10%... Giá xăng tăng kéo theo chi phí vận chuyển tăng, giá điện tăng làm tăng chi phí hoạt động của cả dây chuyền sản xuất lúa gạo. Đây là hai trong số những chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất lúa gạo, và nó có tác động đến quá trình định giá sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố tỷ giá hối đoái, năng lực sản xuất của doanh nghiệp…

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động được thị trường đầu ra cho mặt hàng gạo

Có một tâm lý phổ biến trong doanh nghiệp Việt Nam đó là rất e ngại khi xuất khẩu sang Trung Quốc do lo sợ rủi ro. Điều này phản ánh sự thiếu hiểu biết về thị trường cũng như các đối tác Trung Quốc. Kết quả là việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc thời gian qua diễn ra trong tình thế thụ động. VFA cho biết thêm, đặc điểm của thị trường Trung Quốc là chờ giá gạo Việt Nam thấp mới mua vào. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhân cơ hội giá gạo giảm để ép giá doanh nghiệp Việt Nam, bằng cách hủy ngang nhiều hợp đồng thương mại. Ngược

lại, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải bán giá thấp vào thị trường này vì không có nhu cầu từ thị trường khác, nhất là các thị trường truyền thống đều đang cắt giảm lượng gạo nhập khẩu.

Cơ chế và chính sách quản lý xuất khẩu qua đường tiểu ngạch còn buông lỏng

Vấn đề xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch luôn là mối quan tâm của tất cả các cá nhân trồng lúa gạo, doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đến các tổ chức Chính phủ, bởi nó là 1 trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá và nguồn cung gạo trong nước. Xuất khẩu qua đường tiểu ngạch được Bộ Công Thương đang giao cho các vụ trong Bộ nghiên cứu, xem xét và giải quyết. Bằng thái độ dửng dưng dẫn đến những phản ứng chậm chạp trước diễn biến của thị trường, vấn đề này hầu như không được kiểm soát trong thời gian dài, hay không thể kiểm soát được. Vấn đề càng đáng quan ngại hơn khi gạo Việt vẫn hàng ngày chảy đều đặn qua đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể trong quá trình xây dựng thương hiệu mang tầm quốc tế cho mặt hàng gạo

Việt Nam đến nay chưa có thương hiệu nổi tiếng lâu dài xuất phát từ doanh nghiệp chưa có chương trình và nỗ lực thực sự hữu hiệu để xây dựng và phổ biến thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam, thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, thương lái, nông dân và khảo cứu. Cũng không thể loại trừ khả năng trong nước chưa giống lúa chất lượng tốt được trồng rộng rãi, và môi trường sản xuất bền vững. Một số giống lúa tốt trong nước thì hầu như chưa có được cái tên hấp dẫn để quảng bá trong và ngoài nước. Trong khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng như các thị trường khác trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đều đóng gói gạo thành phẩm bằng các loại bao bì do công ty tự sản xuất, chỉ có tác dụng bảo quản chứ chưa có nhãn hiệu riêng. Do vậy mà gạo Việt Nam khi xuất sang thị trường nước ngoài đang bị mờ mịt về tên tuổi, mặc dù chất lượng rất tốt.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 57)