Những biện pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 47)

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và cung ứng các giống lúa có chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi từ phía thị trường Trung Quốc

Nhận thấy tình hình trong nước và quốc tế ráo riết trong việc nâng cao chất lượng gạo hàng hóa, đa dạng mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Chính phủ Việt Nam trong những năm đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và cung ứng các giống lúa mới, có chất lượng tốt hỗ trợ nền sản xuất gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Chương trình được Chính phủ thực hiện dưới dạng văn bản, có tác dụng khuyến khích tất cả các địa phương, đặc biệt là các vùng trồng lúa chủ lực của cả nước tích cực đổi mới ngành trồng lúa, để phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Thời gian qua, các nhà khoa học của tỉnh Thái Bình đã tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để khảo nghiệm, tuyển chọn, đưa vào sản xuất những giống lúa mới ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Trong đó tiêu biểu là các giống lúa: CNR36, TBR36, Thái Xuyên 111… đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc gia.

Nới lỏng hơn cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo cách ấn định khối lượng xuất khẩu

Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ. Đối với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, Bộ Thương mại trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam để Hiệp hội thống nhất việc tổ chức giao dịch, ký kết hợp đồng và giao hàng. Còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký hợp đồng, và phải được Hiệp hội chấp thuận mới được xuất khẩu.

Cơ chế xuất khẩu hiện nay đã được nới lỏng rất nhiều so với trước đây. Mặc dù các văn bản chính thức đều không nhắc đến cơ chế hạn ngạch, nhưng tổng lượng gạo xuất khẩu phải dựa trên định hướng số lượng xuất khẩu do Chính phủ quy định dựa trên cân đối cung cầu thường kỳ. Ngoài ra, việc quy định tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung và việc quy định đăng ký số lượng xuất khẩu cho các hợp đồng thương mại trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo định hướng cũng thể hiện bản chất của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay là theo hạn ngạch.

Thực hiện hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật trong gieo trồng để tăng được năng suất lúa, đáp ứng kịp thời các đơn hàng xuất khẩu

Cây lúa tăng được sản lượng cũng nhờ nhiều vào nhận thức của nông dân ngày càng tăng về khoa học - kỹ thuật trong gieo trồng. Trong giai đoạn 2008 – 2012 , để đáp ứng nhu cầu tăng cao về mặt hàng gạo từ phía nhiều đối tác, trong đó có Trung Quốc, cơ quan liên quan từ các Sở NN – PTNT các địa phương, các trạm khuyến nông… không ngừng hỗ trợ về khoa học – kỹ thuật giúp cho sản lượng lúa tăng cao đạt đến 6 – 7tấn/ha/vụ. Tiêu biểu là Trà Vinh vừa phê duyệt dự án xây dựng trại sản xuất lúa giống nguyên chủng chất lượng cao với vốn đầu tư 48,8 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống được sâu bệnh. An Giang đang tiên phong trong tạo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

Nhiều viện, trường cũng tích cực vào cuộc nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho cây lúa phát triển tốt hơn, nhất là thích ứng với biến đổi khí hậu. Hạt gạo Việt Nam cũng được nhiều nước trên thế giới hỗ trợ kỹ thuật, giống để tăng năng suất. Ấn Độ là nước đã giúp đào tạo khoảng 70% cán bộ đầu ngành nông nghiệp cho Viện Lúa, mới đây, các nhà khoa học Ấn Độ cho biết sẽ giúp Việt Nam nghiên cứu phát triển giống lúa lai F1.

Chú trọng đến lợi ích của nông dân

Trước tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc khi thua mua lúa gạo của nông dân trong nước thường hay bày nhiều trò để ép giá gây thiệt hại cho người

trồng lúa, trong giai đoạn 2008 – 2012, Chính phủ Việt Nam luôn xem lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt trong những năm gần đây, chủ trương thu mua tạm trữ để tránh tình trạng lúa rớt giá mỗi vụ thu hoạch, đảm bảo mức lãi tối thiếu cho người trồng lúa từ 30% là một cam kết khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với sản xuất lúa gạo, không chỉ có ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội, mà còn đóng góp lớn về kinh tế và tham gia khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày 6/7/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn gạo vụ hè thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7 – 10/8, thời hạn lưu giữ trong kho tới 10/10. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa gạo tạm trữ, thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa 3 tháng. Các thương nhân thực hiện mua lúa gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Các nhà xuất khẩu đã bắt đầu mua lúa hè thu theo chương trình thu mua tạm trữ, để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu từ phía đối tác Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2012.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w