Đào Huyền (2012), Xuất khẩu gạo cả năm 2012 đạt khoảng 8,1 triệu tấn,

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 79)

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/570853/xuat-khau-gao-ca-nam- 2012-dat-khoang-81-trieu-tan.

22. Phạm Thanh Hương (2011), Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thành tựu và những việc cần làm ngay, http://www.baomoi.com/Xuat-khau-gao-Viet-Nam-Thanh-tuu-va- nhung-viec-can-lam-ngay/45/7201649.epi.

23. Trần Tiến Khai (2010), Chính sách xuất khẩu lúa gạo Việt Nam và những vấn đề cần điều chỉnh, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Xã hội và Phát triển Bền vững Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viện Phát triển Bền Vững vùng Nam Bộ. 24. Duy Khang (2012), Quan hệ gượng gạo Ấn-Trung,

http://www.baomoi.com/Quan-he-guong-gao-AnTrung/119/9233462.epi.

25. Hương Lan (2013), Trung Quốc mua hơn 1/3 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, http://www.baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/33532/trung-quoc- mua-hon-1-3-luong-gao-xuat-khau-cua-viet-nam.htm.

26. Ngọc Mai (2012), Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, http://www.baothaibinh.com.vn/12/14653/Can_day_manh_ung_dung_khoa_hoc _va_cong_nghe.htm.

27. Thảo Minh (2012), Chạy đua xuất khẩu gạo cuối năm,

http://www.vinafood2.com.vn/cms/pages/XemTin.aspx?IDNews=1224.

28. Minh Minh (2013), Thu mua nông sản của Trung Quốc nhìn từ khía cạnh xuất khẩu gạo, http://gaochanhkieu.com/tin-tuc/tin-thi-truong/20-thu-mua-nong-san- cua-trung-quoc-nhin-tu-khia-canh-xuat-khau-gao.html.

29. Thúy Nga (2012), Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo bị hủy, http://vietbao.vn/Kinh- te/Nhieu-hop-dong-xuat-khau-gao-bi-huy/55505164/88/.

30. Bùi Ánh Ngọc (2009), Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philipines, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

31. Tuyết Nhung (2012), Rủi ro khó lường khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc,

http://www.baomoi.com/Rui-ro-kho-luong-khi-xuat-khau-gao-sang-Trung- Quoc/45/8653314.epi.

32. Linh Oanh (2011), Nông nghiệp Ấn Độ - “Hiện tượng” của thế giới, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vivn/61/43/3/102/102/162940/Default.aspx.

33. Nguyễn Cúc Phương (2002), Xuất khẩu gạo của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

34. Lan Phương (2012), Gạo thơm Jazzman của Mỹ ngon hơn gạo thơm Thái?, http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_2_182.htm.

35. Liên Phương (2013), 2013: Mục tiêu xuất khẩu gạo ít hơn mức đạt 2012, http://www.vietnamplus.vn/Home/2013-Muc-tieu-xuat-khau-gao-it-hon-muc- dat-2012/20131/177251.vnplus.

36. Hồng Phượng (2013), Xuất khẩu gạo khó từ nội tại, http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-VN/72/51/123/71833/Default.aspx.

37. Trần Sơn, Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, http://www.hunglamrice.com.vn/thi-truong-gao/trung-quoc-thanh-thi-truong- nhap-khau-gao-lon-nhat-cua-viet-nam/215/517.

38. Phạm Thái (2012), Giá xuất khẩu gạo ổn định ở mức thấp, http://www.baomoi.com/Gia-xuat-khau-gao-on-dinh-o-muc-

thap/45/10051871.epi.

39. Lê Văn Thanh(2002),Dự báo thị trường hàng nông sản thế giới đến năm 2010 , Tạp chí Thương mại, tháng 2/2002.

40. Nguyễn Công Thành (2013), Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, Báo cáo Tiến sĩ, Viên Khoa học và Nông nghiệp Miền Nam.

41. Phương Thảo (2011), Indonesia tái áp thuế nhập khẩu gạo, http://www.baomoi.com/Indonesia-tai-ap-thue-nhap-khau-gao/45/6076355.epi. 42. Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), Giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Nhà

xuất bản Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

43. Đỗ Thi (2013), Ấn, Thái, Việt đua giành siêu cường gạo, nước thứ ba "đắc lợi", http://www.sieuthigao.vn/tin-gao/83-an-thai-viet-dua-gianh-sieu-cuong-gao- nuoc-thu-ba-qdac-loiq.html.

44. Đỗ Ngọc Toàn (2010), Thực trạng phát triển mậu dịch dịch vụ của Trung Quốc và đối sách trong những năm gần đây, Viện nghiên cứu Trung Quốc.

45. Trần Trọng Triết (2012), Xuất khẩu gạo: Lượng tăng giá giảm, tại sao?,

http://www.nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx? lang=vn&zoneparent=0&zone=10&ID=3490.

46. Văn Trung (2012), Xử lý việc xuất gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc, http://danviet.vn/104205p1c25/xu-ly-viec-xuat-gao-tieu-ngach-sang-trung- quoc.htm.

47. Đào Thế Tuấn (2012), Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung Quốc, http://www.vca.org.vn/Default.aspx? tabid=82&News=149&CategoryID=2.

48. Ngô Minh Trí (2011), Thái Lan trong chiến lược của Trung Quốc,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120502/thai-lan-trong-chien-luoc-cua- trung-quoc.aspx.

49.Huy Tuấn (2010), Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, http://www.baomoi.com/Chau-A-van-la-thi-truong-nhap-khau-gao- quan-trong-cua-Viet-Nam/45/3917312.epi.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Đặc điểm của phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) 1. Định nghĩa:

Thư tín dụng - Letter of credit (L/C): là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người XK) khi người này xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng.

2. Phân loại L/C:

Theo ủy ban kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC (Commission on Banking Technique and pratice) L/C được phân loại theo các cách sau:

 Phân theo loại hình

 Revocable L/C: L/C có thể hủy ngang , ít được sử dụng do không đảm bảo quyền lợi của người hưởng lợi L/C.

 Irrevocable L/c : không thể hủy ngang là loại L/c được sử dụng phổ biến nhất.  Phân loại theo cách thực hiện L/C

 L/c có giá trị trực tiếp (streight L/C): là loại L/C yêu cầu chứng từ xuất trình trực tiếp tại NH mở, do vậy địa điểm hết hạn hiệu lực là NH mở, trong L/C thường ghi …presentation is made at our counter on or before expiry date. Cam kết trả tiền của NH mở chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng.

 L/C có giá trị chiết khấu (negotiation L/C): là loại L/C cho phép người hưởng có thể chiết khấu bộ chứng từ tại một NH được chỉ định (nominated bank) hay tại bất kỳ NH nào. Trong L/C NH mở cam kết hoàn trả tiền cho NH chiết khấu đã được chỉ định hay bất kỳ NH chiết khấu nào theo quy định của L/C. Người hưởng lợi L/C này có thể xuất trình chứng từ tại NH được chỉ định hoặc bất kỳ NH nào hoặc tại NH mở nếu họ không muốn qua NH thứ hai. Trên thực tế

người hưởng luôn xuất trình chứng từ tại NH thông báo (NH của người hưởng). NH được xuất trình chứng từ để xin chiết khấu có thể đồng ý chiết khấu nhưng cũng có thể từ chối mà chỉ kiểm tra chứng từ rồi gửi đi thanh toán tại NH mở vì họ không muốn ứng tiền trước cho người hưởng. NH chiết khấu, luôn có quyền bảo lưu khi thực hiện việc chiết khấu, trừ khi nó ghi thêm từ không bảo lưu vào hối phiếu hoặc chứng từ chiết khấu và trừ khi nó là NH xác nhận.

 Phân loại theo thời hạn trả tiền

 L/C trả ngay (L/C at sight): ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền ngay cho người hưởng lợi khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Trong L/C có thể yêu cầu người hưởng lợi ký phát hối phiếu trả ngay để đòi tiền.

 Deferred L/C - L/C trả chậm : là loại L/C trong đó quy định việc trả tiền cho người bán sẽ được thực hiên sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng hoặc ngày xuất trình chứng từ. Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được ngân hàng xác định là hợp lệ , ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể một lần và cũng có thể nhiều lần theo thỏa thuận. Người hưởng không bắt buộc phải ký phát hối phiếu trả sau để yêu cầu ngân hàng chấp nhận. Nếu cần thiết phải sử dụng hối phiếu, người hưởng có thể ký phát hối phiếu trả sau và xuất trình cùng với bộ chứng từ hoặc trả ngay xuất trình vào ngày đến hạn trả tiền do L/C quy định. Ở các nước khu vực châu Á, L/C thường quy định sử dụng hối phiếu và ngân hàng sẽ chấp nhận hối phiếu khi bộ chứng từ của người hưởng được xuất trình hợp lệ, việc trả tiền sẽ được thực hiện vào ngày hối phiếu đáo hạn.

 Phân loại theo việc xác nhận L/C

L/C có xác nhận (confirmed L/C): là loại L/C không hủy ngang do một NH mở và được một NH khác xác nhận, tức là đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo sự ủy nhiệm của NH mở. Sự xác nhận của NH này là một cam kết chắc chắn cộng thêm vào cam kết chắc chắn của NH mở. Việc xác nhận L/C thường do

người hưởng lợi đề nghị khi họ lkhông tin tưởng vào khả năng trả tiền của ngân hàng mở hoặc không đánh giá được khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C hoặc không chấp nhận những rủi ro chính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở nước của ngân hàng mở. Việc xác nhận L/C được thể hiện ngay trên L/C hoặc bằng một văn thư riêng. NH xác nhận có nghĩa vụ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu không bảo lưu khi người hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Trách nhiệm của NH xác nhận cũng tương tự như trách nhiệm của NH phát hành. NH xác nhận L/C có thể xác nhận một L/C mà không xác nhận mọi tu chỉnh sau đó (ví dụ tăng tiền, gia hạn hiệu lực hoặc các tu chỉnh khác…) nếu họ thấy có thể phát sinh rủi ro trong thanh toán. Trong trường hợp này, trách nhiệm của NH xác nhận chỉ giới hạn trong phạm vi mà họ xác nhận. Trong thực tế, NH được yêu cầu xác nhận cũng thường là NH thông báo. Khi NH mở yêu cầu một NH đại lý của mình ở nước người hưởng thông báo L/C, họ có thể đề nghị NH này thêm vào đó hoặc không sự xác nhận đối với L/C (with or without confirmation- field 49 điện SWIFT). Khi NH thông báo đồng ý xác nhận, họ sẽ thông báo sự xác nhận của mình cho người hưởng bằng văn bản. Khi được ngân hàng thông báo ở nước mình xác nhận L/C, người hưởng sẽ thu tiền về nhanh hơn.

L/C không có xác nhận (unconfirmed L/C): là L/C không huỷ ngang do một ngân hàng mở và ngân hàng này chịu trách nhiệm trả tiền, họ không yêu cầu hoặc không uỷ quyền cho bất kỳ ngân hàng nào khác đảm bảo việc trả tiền. Khi người hưởng lợi tin tưởng vào khả năng trả tiền của ngân hàng mở L/C cũng như tình hình chính trị ổn định ở quốc gia mà ngân hàng mở đóng trụ sở, L/C được sử dụng trong TTQT là L/C không thể hủy ngang , không xác nhận.

 Phân loại theo đặc điểm sử dụng

L/C có thể chuyển nhượng (transferable L/C): là một L/C mà theo đó, người hưởng lợi đầu tiên (First beneficiary) có quyền chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần L/C đó cho một hay nhiều người hưởng lợi thứ hai (second ben.). Trừ khi L/C có quy định khác, một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng một

lần từ người hưởng đầu tiên tới một hay nhiều người hưởng thứ hai. Tuy nhiên việc người hưởng thứ hai tái chuyển nhượng cho người hưởng đầu lại không bị cấm và người hưởng đầu vẫn có thể tiếp tục chuyển nhượng L/C cho một người khác. Những phần của L/C chuyển nhượng cho nhiều người không được vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng riêng rẽ miễn là trong L/C không ngăn cấm giao hàng và thanh toán từng phần.

Phụ lục 2: Quyết định số 311/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001.

Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại công văn số 442/BNN-CB ngày 01 tháng 02 năm 2013.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mua tạm trữ 1.000.000 tấn (một triệu tấn) quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc: gạo là 2:1 trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm.

Điều 2. Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Điều 3. Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp có kho chứa thóc, gạo đúng quy chuẩn mua số thóc, gạo tạm trữ trên. Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.

Điều 4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến ngày 20 tháng 5 năm 2013.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này; bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.

Điều 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ.

Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo đúng quy định tại Quyết định này. Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 8. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân được giao thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW ở ĐBSCL; - Hiệp hội Lương thực Việt Nam;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, TKBT, TH, V.III;

Phụ lục 3: Đặc tính kỹ thuật của các giống lúa

Tên lúa: OM4900

- Thời gian sinh trưởng : 95-98 ngày - Chiều cao: 95-100cm - Năng suất: 6-8 tấn /ha

- Tinh kháng rầy nâu: Hơi kháng - Tính kháng đạo ôn: Hơi kháng

- Phẩm chất gạo: Gạo dài trong, cơm mềm, thơm nhẹ. Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

- Đặc điểm: Cứng cây, nở bụi khá, chịu phèn nhẹ. Thích hợp cho vụ đông xuân và hè thu

Tên lúa: Jasmine 85

- Thời gian sinh trưởng: 98-100 ngày - Chiều cao: 90-100 cm - Năng suất: 4,5-8tấn/ha

- Tinh kháng rầy nâu: Nhiễm - Tính kháng đạo ôn: Nhiễm - Phẩm chất gạo: Gạo trong, ít bạc bụng, cơm dẽo thơm. Đạt

tiêu chuẩn xuất khẩu

- Đặc điểm: Nở bui tốt, bông to, cứng cây, nhiễm bệnh lúa von, cháy bìa lá, thich hợp cho vụ Đông xuân hơn vụ Hè thu Tên lúa: OM 4218

- Thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày - Chiều cao: 90-95 cm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 79)