Phát triển văn hóa thương hiệu

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 32)

6. Kết cấu đề tài

1.3.2.3Phát triển văn hóa thương hiệu

Nếu thương hiệu thực sự đại diện cho một đặc trưng (ethos) hoặc thế giới quan (worldview) có sức lôi cuốn khách hàng thì họ không chỉ chiếu cố, yêu chuộng hơn đối với thương hiệu đó mà còn gắn bó với thương hiệu như là một phần đồng nhất giữa họ và thương hiệu. Khi một khách hàng kết nối đến một thương hiệu với niềm tin sâu sắc và cảm giác nổi bật nhất thì có nghĩa rằng họ vừa kéo thương hiệu vào trong thế giới của họ và đồng thời gia nhập vào thế giới của thương hiệu đó. Khách hàng khi đó sẽ gia nhập

Nắm bắt được tình hình cạnh tranh trên thị trường Thấu hiểu khách hàng mục tiêu Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu đúng đắn và hiệu quả Thương hiệu Tập Đoàn/Công ty mạnh Thương hiệu sản phẩm mạnh

•Tạo lập danh tiếng, niềm tin

•Hỗ trợ cho thương hiệu sản phẩm (kế thừa thương hiệu)

•Thu hút nhân lực

•Thu hút nhà đầu tý

•Tăng trưởng lợi nhuận

•Phát triển – mở rộng

•Kiến thức thương hiệu

•Xâm nhập thị trường

•Duy trì sự trung thành

•Sinh lợi cho công ty

•Nâng cao giá trị cho thương hiệu tập đoàn

•Sự ủng hộ của tập đoàn

vào văn hóa của một thương hiệu như là cách thể hiện cho phần còn lại của thế giới (và cho bản thân họ) biết họ là ai và họ tin tưởng vào điều gì?

Như vậy, điều quan trọng đối với công ty đó là tạo ra một thế giới trong đó khách hàng có thể gia nhập. Đó chính là ý tưởng đằng sau của văn hóa thương hiệu.

 Làm cho thương hiệu phù hợp với văn hóa nội bộ.

Đây là một nguyên tắc then chốt cho bất kỳ tổ chức nào muốn đem sự trải nghiệm nhất quán và xác thực cho khách hàng có được sự chấp nhận của nhân viên.

 Xây dựng và tạo lập hình ảnh công ty:

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ muốn biết về sản phẩm mà họ còn muốn hiểu rõ về công ty sản xuất ra sản phẩm đó. Hình ảnh công ty thường được liên hệ và hình thành trong trí nhớ của người tiêu dùng như một nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ, nó đồng nghĩa với nhiều lợi nhuận hơn về dài hạn. Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào chính là danh tiếng của nó.

 Văn hóa thương hiệu của doanh nghiệp cần phải được xây dựng trên các sở sau đây:

- Tạo ra các lợi ích và các thuộc tính chung của sản phẩm, thái độ đối với người tiêu dùng, đó là:

+ Sự liên tưởng đến một hình ảnh công ty có chất lượng cao. + Liên tưởng đến hình ảnh công ty luôn đổi mới.

- Con người và các mối liên hệ với khách hàng:

+ Mối quan hệ giữa nhân viên công ty với khách hàng sẽ làm cho khách hàng biết đến nhiều hay ít đối với thương hiệu của công ty. Mối quan hệ đó được thiết lập qua biểu hiện của nhân viên sẽ trực tiếp hay gián tiếp báo cho người tiêu dùng biết về sản phẩm mà công ty sản xuất hay các dịch vụ họ cung cấp.

+ Giá trị thương hiệu sẽ được nâng lên nhờ sự tận tình, quan tâm của các nhân viên đối với khách hàng, qua đó tạo lập mối quan hệ tốt giữa nhân viên và khách hàng của mình.

+ Công ty tạo cho khách hàng hình ảnh về một hình ảnh công ty luôn luôn chú ý lắng nghe, thấu hiểu khách hàng, đáp ứng các yêu cầu chính đáng, hợp lý của khách hàng.

- Các giá trị thông qua các chương trình và tài trợ cộng đồng.

Hình ảnh của công ty cần phải được thể hiện thông qua các chiến dịch quảng cáo để khách hàng, nhân viên hiểu được triết lý kinh doanh của mình hay thái độ về các vấn đề chính trị, xã hội hiện tại, đó là:

+ Hình ảnh công ty tạo lập qua các hoạt động liên quan đến môi trường như bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên…

+ Hình ảnh công ty thông qua việc nâng cao trách nhiệm đối với xã hội. Thông qua các chương trình tài trợ, hỗ trợ cộng đồng, giúp các hoạt động xã hội, nghệ thuật,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Uy tín của công ty đối với khách hàng

Uy tín của công ty chính là sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với công ty. Sự tín nhiệm đối với công ty, sự tin tưởng vào công ty, sự hài lòng đối với công ty, đó chính là các biểu hiện mà người tiêu dùng ưu ái đặt cho công ty mà mình yêu thích. Sự tín nhiệm, tin tưởng vào công ty phụ thuộc và ba yếu tố cơ bản sau:

+ Tính chuyên nghiệp của công ty: Công ty được thị trường thừa nhận là chuyên gia lỗi lạc trong sản xuất, cung ứng cách dịch vụ cho người tiêu dùng.

+ Độ tin cậy công ty: Công ty được thị trường đánh giá là trung thực, tin cậy và nhạy cảm đối với các nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Sức thu hút của công ty: Công ty được đánh giá là có độ thu hút khách hàng cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, năng động và nhạy bén. Xây dựng được một công ty có tiếng tăm và có uy tín sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công ty chứ không chỉ duy nhất là sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các lợi ích đó là: được chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật đối xử ưu ái và tốt đẹp hơn; thu hút được nhiều nhân viên giỏi, tài ba; thúc đẩy nhân viên làm việc với năng suất cao hơn và gắn bó mật thiết hơn với công ty; giúp công ty vượt qua khủng hoảng thương hiệu hay ngăn ngừa việc bành trướng của đối thủ cạnh tranh giành lấy thị trường của mình; có ảnh hưởng tốt đối với người tiêu dùng khi công ty quan tâm đến môi trường và cộng đồng xã hội.

Tóm lại, các mối liên kết vô hình nói trên đã tạo nên giá trị thương hiệu công ty ngày càng cao, có tác dụng tạo nên các điểm khác biệt lợi thế so sánh và đó chính là đã tạo nên văn hóa thương hiệu cho công ty.

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 32)