Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Cửa Lò

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 47)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Cửa Lò

2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh

Biển Cửa Lò phục vụ du khách về các dịch vụ du lịch tắm biển, thăm các danh lam thắng cảnh, du lịch nghỉ dưỡng và cung cấp các sản phẩm hải sản có giá trị cao.

Thực tế hiện nay, hình ảnh của Cửa Lò trong mắt khách du lịch là một điểm đến có nguồn tài nguyên biển phong phú, thiên nhiên đẹp và đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch nghỉ dưỡng, muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ.

Xét trên góc độ tài nguyên và hiện trạng phát triển, du lịch biển Cửa Lò có không ít những đặc điểm nổi bật hấp dẫn khách du lịch. Trước hết, đó là tài nguyên du lịch biển chưa được khai thác nhiều, có nhiều nơi còn tương đối nguyên sơ và chưa bị ô nhiễm. Nhược điểm của vấn đề này là khả năng phục vụ du lịch hạn chế, trong khi du lịch nghỉ biển thường yêu cầu nhiều về dịch vụ. Nhưng ngược lại, vẻ đẹp nguyên sơ của biển Cửa Lò rất thu hút đối tượng du khách nghỉ biển hướng tới nghỉ dưỡng môi trường tự nhiên thuần túy, thay cho việc sử dụng nhiều dịch vụ và tiện nghi nhân tạo.

 Cung cấp các dịch vụ lưu trú, bãi tắm

Biển Cửa Lò cung cấp các dịch vụ lưu trú tại các khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn thị xã. Hiện nay, tại thị xã Cửa Lò có đến 226 cơ sở lưu trú, với tiềm năng phục vụ 18,000 lượt khách/ngày đêm. Bãi tắm Cửa Lò chia thành ba bãi nhỏ: Bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), Bãi tắm Xuân Hương (ở giữa) và Bãi tắm Song Ngư (ở phía Nam). Hiện nay, khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở Bãi tắm Xuân Hương. Do vậy tiềm năng khai thác các bãi tắm còn rất nhiều.

 Dịch vụ tour

Cửa Lò cũng cung cấp nhiều tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị Xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng.

 Tham quan các khu vực sinh thái

Đến với Cửa Lò, các khách du lịch có thể đến thăm Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn. Lộ trình du lịch này đã được

xây dựng một các thuận lợi cho các du khách có thể đến thăm các điểm du lịch đem lại sự thoải mái khi hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên Cửa Lò.

 Du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng.

Du khách có thể đến thăm chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, các khu di tích, khu lưu niệm. Qua đó du khách sẽ cảm nhận được các giá trị văn hóa của Cửa Lò được vun đắp qua hàng trăm năm qua. Bên cạnh đó, cũng có những khu nghỉ dưỡng cao cấp đang được hình thành như Cua Lo Golf Resort.

 Các di chỉ văn hóa và các làng nghề, làng văn hóa

Cửa Lò mảnh đất này còn được gọi là nơi tụ hội của nhiều núi và đảo như: Núi Lò (Lô Sơn), Núi Cờ, Núi Voi, Núi Mão, Núi áo, Núi Yên ngựa, Núi Kiếm, Hòn Thỏi Mực, Núi Bảng… đã phát thịnh sinh ra nhiều tướng tài có công lao với đất nước và xây dựng được nền văn hiến của đất này. Núi Cờ (còn gọi là núi Động Đình) có khu mộ Nguyễn Hội do hổ táng. Nguyễn Hội là thân sinh của Thái Uý Cương quốc công Nguyễn Xí - Công thần khai quốc triều Lê. Các bia đá còn lại đến ngày nay ở đền thờ Nguyễn Xí ( Nghi Hợp). Tại Cửa Lò hiện nay có 4 làng nghề truyền thống, trong đó hiện tại có một làng nghề sản xuất nước mắm ở khối Hải Giang 1, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò mới được hình thành từ hơn chục năm nay đang phát triển mạnh mẽ và cung cấp loại hình du lịch thăm quan làng nghề cho các du khách.

 Dịch vụ hải sản tươi sống

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngư nghiệp, tại Cửa Lò có chợ hải sản lớn, cung cấp các mặt hàng hải sản tươi sống, phục vụ khách tham quan và các nhà hàng, khách sạn trong địa bàn.

 Vật phẩm du lịch lưu niệm

Các vật phẩm du lịch lưu niệm tại Cửa Lò chưa thực sự phát triển, các vật phẩm chủ yếu là áo phông, mũ đi biển có in dòng chữ “Du lịch Cửa Lò”, bên cạnh đó là các sản phẩm lưu niệm có nguồn gốc từ biển như vỏ ốc, sò… có giá trị thấp.

 Câu cá trên biển

Câu cá trên biển là một dịch vụ du lịch mới mẻ, được cung cấp trong những năm gần đây, phục vụ các du khách muốn tham quan khám phá và trải nghiệm cuộc

sống của các ngư dân miền biển. Đây là một loại hình mới nhưng được rất nhiều du khách yêu thích và yêu cầu sử dụng.

2.2.2 Kết quả hoạt động du lịch của biển Cửa Lò từ 2008 – 2012

Ngày 30/11/2012, UBND Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng II, hạng III của Chủ tịch Nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tổng kết hoạt động du lịch năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013. Đây là sự động viên, khích lệ tinh thần lớn lao cho sự đầu tư phát triển du lịch nghiêm túc, cũng như sự nỗ lực của toàn bộ chính quyền và nhân dân thị xã Cửa Lò trong những năm qua.

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, tác giả tổng kết lại kết quả hoạt động du lịch của Cửa Lò trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 như sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động du lịch biển Cửa Lò giai đoạn 2008-2012

TT Danh mục ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Lượng khách 1000 Lượt 1,402 1,600 1,760 2,030 1,935 2 Doanh thu Tỷ đồng 329 465 730 920 1,120 3 Số lao động Người 5,800 6,000 6,150 6,670 6,789 4 Cơ sở lưu trú Cơ sở 214 220 225 226 246 5 Số phòng Phòng 5,472 5,700 5,792 5,826 6,453 6 Số giường Gường 11,658 12,000 12,300 12,448 13,191

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch của thị xã Cửa Lò qua các năm)

Qua các số liệu trên, tác giả tiến hành biểu diễn bằng biểu đồ kết quả hoạt động du lịch của Thị xã Cửa Lò trong những năm từ 2008 -2012 như sau:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động du lịch biển Cửa Lò từ 2008-2012

Nhận xét:

Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2008-2012, hoạt động du lịch biển Cửa Lò đã có nhiều sự phát triển đáng kể. Trong đó, doanh thu của các hoạt động dịch vụ du lịch tại Cửa Lò đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Trong đó đặc biệt năm 2010, hoạt động du lịch tại Cửa Lò có sự tăng trưởng doanh thu đột biển, đến 157% so với năm 2009. Điều này là kết quả của sự đầu tư phát triển mạnh mẽ của UBND thị xã Cửa Lò cũng như tỉnh Nghệ An trong việc đầu tư phát triển du lịch tại Cửa Lò, tiến tới định hướng ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã, đồng thời thực hiện giai đoạn đầu của chiến lược phát triển du lịch thị xã Cửa Lò giai đoạn 2010 -2020. Năm 2012, doanh thu từ ngành du lịch dịch vụ tại biển Cửa Lò có sự tăng trưởng ấn tượng, tăng 22% so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 là năm có bối cảnh kinh tế suy thoái chưa phục hồi, nhưng Cửa Lò vẫn có một năm du lịch thành công và ấn tượng. Đây là kết quả đáng ghi nhận sự lãnh đạo đúng hướng của UBND tỉnh Nghệ An, thị xã Cửa Lò và toàn thể nhân dân thị xã trong thời gian qua.

- Cùng với sự tăng trưởng doanh thu là sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng các lượt khách đến với biển Cửa Lò. Trong năm 2011, lượng khách tăng đột biến, lần đầu tiên thị xã ghi nhận đã có hơn 2 triệu người đến du lịch tại địa phương. Năm 2012, tuy lượng khách du lịch giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng doanh thu từ hoạt động du lịch của thị xã vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng là 22%. Điều đó cho thấy hoạt động du lịch tại biển Cửa Lò đã được đầu tư, phát triển về chiều sâu, tạo ra các giá trị kinh tế cao hơn so với những năm trước. Điều này là phù hợp với định hướng phát triển của UBND thị xã và tỉnh Nghệ An trong những năm tới là phát triển mạnh mẽ các mô hình khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trung tâm mua sắm chất lượng cao. Chính vì vậy, việc xây dựng các điểm vui chơi giải trí công cộng như quảng trường Bình Minh, hệ thống công viên, đường dạo bộ ven biển, cầu cảng Đảo Lan Châu, Chùa Ngư trên Đảo Ngư... và các điểm vui chơi, giải trí khác là các công trình trọng điểm của thị xã trong thời gian qua. Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư lớn đã nhìn thấy tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ ở Cửa Lò nên đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào đây để xây dựng các dự án vui chơi, giải trí. Khu du lịch 4 mùa của Tổng công ty du lịch Hà Nội đang triển khai ở phường Nghi Hoà , Dự án tổ hợp sân golf, khách sạn, biệt thự cao cấp, Dự án siêu thị - khách sạn BMC Cửa Lò, Trường đại học Vạn Xuân ...

Ngành du lịch đang trở thành một ngành nghề phổ biến tại thị xã Cửa Lò. Tính đến năm 2012, đã có hơn 6,700 lao động hoạt động trong ngành du lịch của thị xã. Điều này giúp tạo ra sự phát triển đồng bộ trong kết cấu hạ tầng cũng như ý thức của người dân, tạo ra một hình ảnh đẹp trong lòng du khách về một vùng biển đẹp và người dân thân thiện mến khách. Với lượng lao động trong ngành tăng không ngừng cùng với sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, thị xã Cửa Lò giờ đây đã có khả năng phục vụ lưu trú 18,000 khách/ ngày đêm và có 20 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 4 sao, đáp ứng được các hoạt động và tổ chức sự kiện mang tầm quốc tế.Trong đó gồm: Khách sạn 2 sao trở lên chiếm 60 %, còn lại là hệ thống nhà nghỉ. Tóm lại, qua quá trình phân tích cho thấy thị xã Cửa Lò còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển chưa được khai thác hết. Thị xã cần có những biện pháp đổi mới các hình thức du lịch, xây dựng thương hiệu để có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo.

2.3. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu biển Cửa Lò 2.3.1. Các hoạt động xây dựng thương hiệu du lịch biển Cửa Lò 2.3.1. Các hoạt động xây dựng thương hiệu du lịch biển Cửa Lò

 Nhận diện thương hiệu

Tên gọi:

- Tên gọi “Du lịch Cửa Lò” được thiết kế gồm 2 phần

- “Du lịch”: được hiểu một cách đơn giản là các điểm đến đặc sắc gói gọn trong một khu vực nào đó

- “Cửa Lò”: Việc gắn địa danh du lịch của thị xã nhằm hướng khách du lịch nhận diện được tốt hơn sự trong lành của thiên nhiên, hiện đại của một khu đô thị du lịch mới.

Logo

Logo cho thương hiệu du lịch Cửa Lò đã được UBND thị xã sử dụng trong thời gian gần đây là :

(Nguồn: cualo.gov.vn)

Hình 2.1: Logo du lịch biển Cửa Lò * Ý nghĩa logo:

- Logo được thiết kế mô phỏng từ các hình ảnh chiếc thuyền du lịch trên đại dương, nó thể hiện được đặc trưng của Cửa Lò là một thị xã ven biển. Hình ảnh những cánh hoa bên ngoài logo là loài hoa cúc biển thể hiện sức sống mãnh liệt, hào quang rực rỡ, đang phát triển của thị xã Cửa Lò, đồng thời biểu trưng cho sự hiếu khách, chào đón du khách đến thăm quan du lịch thị xã.

- Hình ảnh vầng hào quang trên logo cũng giúp nhiều người liên tưởng đến những nét văn hóa vốn có, biểu trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã trong thời kỳ hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa cổ truyền độc đáo của mình để xây

dựng và phát triển rực rỡ hơn trong thời đại mới

Nhạc hiệu

Nhạc hiệu cho thương hiệu du lịch Cửa Lò trẻ trung, gợi cho du khách về những địa danh nổi tiếng cùng những gì bản thân du lịch Cửa Lò mang lại cho du khách. Với tiêu chí đó, tác giả đề xuất sử dụng giai điệu bài hát: “Về với biển Cửa Lò” - Sáng tác: Lê An Thuyên để làm nhạc hiệu du lịch của thị xã.

Khẩu hiệu (Slogan)

“Tận hưởng cuộc sống” “Enjoy your life”

Với câu slogan này, tác giả muốn nhấn mạnh điểm đến du lịch C ử a L ò luôn có những trải nghiệm mới, đầy xúc cảm khi đứng trước những thiên nhiên kỳ thú của thành phố, và vẫn cảm nhận được những giá trị đặc sắc trong nét văn hóa vốn có tại vùng biển miền này. Đặc biệt, với những nội dung nghiên cứu trên, tác giả rất mong muốn thị xã Cửa Lò sẽ là nơi thỏa mãn niềm đam mê khám phá của du khách, mong muốn được dừng chân để tận hưởng được hết những giá trị của cuộc sống.

 Công tác tuyên truyền, quảng bá và tổ chức các hoạt động

Theo báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2012 và đề ra mục tiêu nhiệm vụ năm 2013, Số 164/BC-UBND, ngày 30/10/2012 của UBND thị xã Cửa Lò, “Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và tổ chức các hoạt động của thị xã thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức cả chiều rộng và chiều sâu”.

o Trong năm 2012, UBND Thị xã đã làm việc với 34 cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh, 16 tạp chí Trung ương, 24 đơn vị Lữ hành, 18 đài PTTH từ Trung ương và các tỉnh Bắc - Trung - Nam để viết bài, kết nối tua, thông tin, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, con người, tiềm năng du lịch. Đến nay có 35 tác phẩm báo chí viết về Cửa Lò, có 17 phóng sự ngắn, 30 phóng sự truyền thanh, truyền hình; 300 tin bài được phát trên sóng đài TW, Hà Nội, TPHCM, và các tỉnh đế quảng bá, đặc biệt có 2 phóng sự: "Ngọc xanh xứ nghệ"; “Dấu ấn một vùng đất” phát trên sóng truyền hình Trung ương, đài truyền hình TPHCM được nhân dân và du khách đánh giá cao, có chất lượng thông tin, quảng bá và tạo ấn tượng tốt cho du lịch.

o Duy trì và phát triển hoạt động của trang Website du lịch biển Cửa Lò là http:/www.cualotravel.vn.

o Đầu tư làm mới và tu sửa 850 panô, áp phích đường phố, lên băng cờ khẩu hiệu tại các điểm nhấn trong và ngoài tỉnh nhằm tạo không khí sôi động phục vụ năm du lịch.

o Phối hợp công ty tổ chức sự kiện VNC Hà Nội tổ chức thành công chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ hội Du lịch Cửa Lò hoành tráng, ấn tượng; xây dựng 125 chương trình văn nghệ, tham gia các hội thi, hội diễn và giao lưu với các đoàn khách; Tổ chức 30 giải TD-TT; nhiều chương trình để lại ấn tượng tốt trong lòng nhân dân và du khách như: chương trình nghệ thuật "Tình ca Song Ngư", chương trình "Đượm tình khúc hát dân ca, nối vòng tay biển" với các đài PTTH; chương trình giao lưu " Cộng đồng Việt Nam - Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường"; nhiều trò chơi dân gian và TDTT như: Hội đua thuyền truyền thống, giải cầu lông, giải Golf Trung niên toàn Quốc, Golf biển Cửa Lò mở rộng; giải tenis khu vực; bóng đá thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh, chọi gà, cờ người, kéo co được tổ chức sôi động và dàn trải trong cả năm du lịch tạo nên các chùm hoạt động nhằm thu hút khách.

o Đặc biệt trong năm 2012, Cửa Lò vinh dự được UBND tỉnh chọn làm địa điểm tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại mang tầm Quốc tế với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó các hoạt động liên kết với Quốc gia Lào, Campuchia; của 2 tỉnh Xiêng Khoảng - Nghệ An được Bộ ngoại giao, Ban đối ngoại Quốc hội đánh giá

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)