Những đặc điểm tự nhiên và KTXH có ảnh hưởng đến hoạt động du

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 63)

6. Kết cấu đề tài

2.4. Những đặc điểm tự nhiên và KTXH có ảnh hưởng đến hoạt động du

lịch tại Cửa Lò

Hình 2.2: Vị trí địa lý của thị xã Cửa Lò

(Nguồn: cualo.gov.vn)

Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía đông của tỉnh Nghệ An, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp Nghi Lộc, phía nam giáp thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, phía bắc giáp Diễn Châu. Thị xã Cửa Lò nằm ở tọa độ từ 180.45 – 180.50 vĩ độ Bắc, từ 1050.42 - 1050.45 kinh độ Đông, cách thành phố Vinh 16km về phía Đông Bắc, thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Bắc và cách TP Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam.

Thị xã Cửa Lò cũng được nối với Lào và Bắc Thái Lan bằng đường Quốc lộ 8A, cách Viên Chăn thủ đô của Lào 468km, thị xã Cửa Lò nằm gọn trong vòng cung của 2 con sông: sông Cấm ở phía Bắc và sông Lam ở phía Nam.

Thị xã Cửa Lò còn bố trí các tour du lịch thuận lợi cho khách du lịch từ Hà Nội và các tình phía Bắc đến với Cửa Lò hoặc từ Cửa Lò đến với miền Tây Xứ Nghệ với các thắng cảnh nổi tiếng như Vườn quốc gia Phù Mát, thác Khe Kèm, hoặc đi theo

Quốc lộ 7 tới đất nước Triệu Voi với Cánh đồng Chum, cố đô Luang Prabang nổi tiếng. Trong tương lai sắp tới, sẽ có thêm trục đường Vinh - Cửa Lò dài 11,5 km, rộng 165 m gắn kết nhanh hơn 2 đô thị là Vinh và Cửa Lò để sau đó Cửa Lò sát nhập vào Vinh - đô thị loại 1. Xây dựng Cầu Cửa Hội nối Cửa Lò với Nghi Xuân, đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò, nâng cấp đường 46 đi quê Bác (Nam Đàn), Tân Kỳ - Cửa Lò, lúc đó sẽ tạo nên một chuỗi các đô thị du lịch, thương mại, công nghiệp liên hoàn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các du khách trong và ngoài nước.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng lợi thế thiên nhiên ban tặng là bờ biển dài 10.2km và các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nước.

2.4.2. Về điều kiện tự nhiên

Thị xã Cửa Lò đã cho xây dựng một số các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị xã như: quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), Kim Liên (Nam Đàn) quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, rừng nguyên sinh Phù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng.

Cửa Lò nổi tiếng với những địa điểm du lịch nổi tiếng như đảo Ngư, đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Sơn Kim. Mỗi địa điểm du lịch lại mang trong mình những nét đặc biệt về lịch sử, văn hóa cũng như phong cảnh nên thơ mà đẹp tuyệt vời của vùng cửa biển Nghệ An.

Trong dân gian, Cửa Lò còn lưu giữ được một truyền thuyết cổ tích: "Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng" nói về hòn đảo này. Tố Nương quê ở vùng An Lạc , Sơn Tây. Chồng Nàng quê ở Hàm Hoan, nay là xứ Nghệ An. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của Hai Bà Trưng. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị phong ba dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm gián mắt nhìn vào quê chồng. Đảo Mắt - Nhãn Sơn có tên từ đó. Đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên Đảo có rừng xanh với nhiều loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng... và hiện nay đang du lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách.

Đảo Hòn Ngư (Song Ngư) là hòn Đảo nằm cách đất liền hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển. Phan

Huy Chú viết trong sách "Lịch triều hiến chương loại chí”: Núi Song Ngạn ở cửa bể Hội Thống…giống như hình hai con cá, tục gọi là núi Song Ngư, người địa phương đơn giản gọi nó là Đảo Ngư hay Hòn Ngư. Muốn nhìn sõ toàn cảnh của Hòn Ngư ta phải đứng từ bến sông. Sông Cửa Lò nhánh chính xuất phát từ nhánh tây, chảy qua Hương Vận, Phan Thanh. Sau khi chia nước cho Kênh Nhà Lê, sông băng qua đường Thiên lý, nay là Quốc lộ 1A ở Cầu Cấm rồi chảy giữa Rú Đầu Voi và Rú Cấm, ra đến gần biển thì gặp rú Dung, tiếp đến là rú Làng Khô ở bờ Bắc nên sông uốn dòng chảy về phía nam rồi đổ ra biển. Biển Cửa Lò chính có Song Ngư án ngự ở phía ngoài, nó làm cho bãi biển Cửa Lò thêm nên thơ, mỹ lệ. Màu xanh bốn mùa của nước biển sải dài ra tít tận xa thì gặp màu mây pha sắc hung hung đỏ của vách đảo lúc trời sáng trong. Ngoài du lịch tắm biển, ngắm đảo hưởng khí hậu trong lành, thị xã Cửa Lò còn phát triển loại hình tham gia du lịch leo núi, du ngoạn bằng thuyền quanh đảo, thăm khu nuôi Cá Dò Đảo Ngư. Khu đảo thực sự trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với tất cả du khách đến Cửa Lò và " Đến Cửa Lò phải đến với Đảo Ngư".

Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, tiếng địa phương còn gọi là Rú Cóc, vì đảo có hình dáng như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Điều đặt biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới nước biển, khi thuỷ triều xuống, phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông là những vách đá lô nhô trải dài ra phía biển, do sự bào mòn của sóng và gió tạo cho những hòn đá này có những hình thù kỳ thú. Trên đỉnh cao của đảo có lầu nghinh phong của vua Bảo Đại, từ vị trí này có thể quan sát toàn cảnh Thị xã, cảng Cửa Lò và phóng tầm mắt ra biển khơi bao la. Hiện nay, Đảo Lan Châu đang được quy hoạch thành khu du lịch cao cấp và thể thao nước, sắp tới nơi đây sẽ được xây dựng cầu tàu phục vụ khách du lịch tham quan Đảo Ngư, Đảo Mắt và các tuyến du lịch biển.

Cửa Hội là chính nơi con sông Lam đổ ra biển, nơi đây có biển, có sông. Từ nơi này có nhìn thấy Hòn Ngư trực diện nhất. Khu vực này bạt ngàn rặng phi lao, biển ở đây vẫn còn hoang sơ, tĩnh lặng khác hẳn với không khí náo nhiệt ở Cửa Lò. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 trên diện tích 5ha, nằm ẩn mình dưới rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội là địa điểm nghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành. Đặc biệt từ vị trí này, du khách có thể tận mắt ngắm nhìn toàn cảnh Đảo Ngư tuyệt đẹp. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội là nơi thư giãn, chơi thể thao, câu cá hay dạo bộ trong rừng.

Cửa Hội còn cung cấp phòng nghỉ theo sở thích và nhu cầu của du khách như nhà sàn dân tộc, nhà sàn xây kiểu Thái, phòng xây cao cấp, có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt khép kín vừa dân dã, vừa hiện đại với những món ăn đặc sản biển tươi sống của biển Cửa Lò.

Hang Bua nằm trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc hệ thống dãy Trường Sơn Bắc huyện Quỳ Châu – Nghệ An. Tên hang gọi theo tên bản nên có tên là hang Bua. Tiếng Thái gọi hang động là Thẳm, nên người dân còn gọi tên hang là Thẳm Bua. Hang Bua được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng cách đây hàng triệu năm, từ thưở trời đất mới khai thiên lập địa, xưa kia ở đây là vùng đất trù phú, người dân được thần núi che chở nên cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Hang Bua là một thắng cảnh tự nhiên gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Thái. Đây là nơi giao hòa, gặp gỡ của trời đất; là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng con người. Những huyền thoại về sự tích: Thần Núi (Phí – Nu –Phá – Hủng) và thần Nước (Phí – Nặm – Huồi – Hạ) giao tranh; chuyện tình Tạo Khủn – Tinh và nàng Ni…còn để lại dấu tích nơi hang Bua bằng các khối hình kỳ thú. Khí hậu nơi đây mát mẻ, cây cối tốt tươi muôn sắc, nơi tụ họp của muôn loài muông thú. Hang Bua có 3 cửa: Cửa chính, cửa phụ, cửa sau. Cửa chính và cửa phụ có hình bông hoa Sen nên còn gọi là “Boọc Bua”. Vào trong Hang Bua rộng có thể chứa được hàng trăm người bên trong nhảy múa hát hò. Vào sâu trong hang du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự kiến tạo tuyệt vời của tạo hóa: Những hình thù kỳ lạ, những mô đá hình người, đến những dụng cụ thông thường nhất của người dân như bó lúa, cái liềm… Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, hang Bua còn nổi tiếng với hoạt động văn hóa lễ hội sôi động vào đầu xuân. Lễ hội hang Bua đầu xuân là điểm hẹn của tình yêu đôi lứa. Nổi tiếng với phong cảnh đẹp, nên thơ, trữ tình cùng với những nét văn hóa đặc sắc, hang Bua là một địa chỉ du lịch sinh thái – văn hóa đặc sắc đang được thị xã Cửa Lò đưa vào quy hoạch và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Điểm du lịch rừng nguyên sinh Pù Mát : Rừng nguyên sinh Pù Mát là một khu rừng nguyên sinh cách thành phố Vinh 120km theo QL 7 về phía Tây Nam theo đường bộ; diện tích 91.000 ha, độ che phủ của rừng lên đến 92% với 986 loại thực vật bậc cao, có 40 loại thực vật quý hiếm cần bảo vệ, đáng chú ý là: Pơ mu, Sa mộc, Trầm, Giáng hương, chò chỉ, Đinh, Sến, Táu, Mật, Hoàng Đàn..., nơi đây cũng có 220 loại thảo thực vật có công dụng chữa bênh, 60 loại cây cảnh, 120 loại cây có quả ăn được và 24 loài thảo dược có thể chế xuất cho chất Tanin. Về động vật có 60 loài thú, 137

loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thê. Thú lớn có Voi, Gấu, Báo, Sơn dương, Sao la, Hoẵng. Cảnh quan tự nhiên vô cùng phong phú như: Thác Tòng Chinh, thác Khe Kẽm, thác Làng Yên và tại khu rừng Cảnh Tiên có nhiều hạng động có thạch nhũ đẹp hấp dẫn khách du lịch. Tại điểm du lịch này thị xã Cửa Lò tập trung đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên tự nhiên như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu phong tục tập quán, sinh hoạt cộng đồng dân tộc, du lịch thám hiểm, leo núi… vì vậy các sản phẩm du lịch tại điểm này cần gắn liền với cộng đồng.

Ngoài ra, các loại hình như du lịch thể thao, du thuyền, du lịch làng nghề sẽ giúp du khách hiểu thêm về đất và người Cửa Lò.

2.4.3. Về điều kiện kinh tế xã hội

 Những khu di tích lịch sử tại Cửa Lò

Chùa Song Ngư nằm ở phía tây Đảo Ngư, cách Trung tâm Thị xã Cửa Lò khoảng 4km về phía Đông. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV, trải qua nhiều thế kỷ, chỉ còn lại một số tích xưa như hai cây Lộc Vừng có hàng trăm năm tuổi, giếng chùa, nền chùa. Năm 2005 chùa Song Ngư được phục hồi, tôn tạo trên nền cũ đã tạo nên một quần thể chùa và kiến trúc rất đẹp mắt, với diện tích 11.665m2. Chùa Song Ngư là vị trí tâm linh quan trọng đối với ngư dân vùng biển Đan Nhai (Cửa Lò). Trước đây các tàu buôn nước ngoài và ngư dân đi qua vùng đảo này thường dừng lại lên chùa để cầu mong chuyến đi được an toàn, may mắn… Cũng như nhiều ngôi chùa khác, chùa Song Ngư thờ Phật theo phái Đại thừa, ngoài ra còn phối thờ một vị thần triều Trần là sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn. Đây là một ngôi chùa thiêng liêng, thể hiện đúng nhất cảm quan và thế giới tâm linh của miền biển Nghệ An. Chùa Song Ngư hiện nay đã hoàn thành việc tôn tạo và trở thành một điểm đến thăm quan, vãn cảnh của những Phật tử, du khách thập phương muốn tìm hiểu về văn hóa của người Nghệ An nói chung và Cửa Lò nói riêng.

Chùa Lô Sơn do Tể tướng Nguyễn Văn Miên dựng vào năm Vinh Thịnh (1705 – 1719) đời vua Lê Dụ Tông. Trải qua bao thế kỷ, chùa Lô Sơn vẫn giữ được nét cổ kính hòa quyện với thiên nhiên trữ tình tạo cho di tích trở thành một công trình văn hóa độc đáo. Chùa Lô Sơn được xây dựng dưới chân núi Cao, dựa vào thế núi, núi và chùa đan quyện hài hòa, bổ sung cho nhau lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ sum xuê, xanh biếc tạo cho chùa hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên toàn cảnh như một bức tranh đầy hấp dẫn. Tại ngôi chùa này đã chứng kiến nhiều cuộc họp của Đảng bộ làng Vạn

Lộc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổ đội du kích làng Vạn Lộc suốt ngày đêm bám trụ trên núi Lò (sau lưng chùa) để canh giữ vùng biển. Ngày 02/6/1968 tại đây tổ đội du kích Vạn Lộc đã bắn rơi chiếc máy bay giặc Mỹ thứ 1.100. Bởi thế núi Lò đã một thời mang dấu ấn lịch sử được mang tên gọi “Đồi một trăm”. Do vậy, chùa Lô Sơn không chỉ là một điểm du lịch tâm linh mà còn có những ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng đặc sắc hấp dẫn du khách.

Đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một công trình nghệ thuật kiến trúc mỹ lệ ít có hiện nay ở tỉnh Nghệ An. Khu di tích là một thắng cảnh thuộc xã Nghi Hợp (xưa là Thượng Xá), huyện Nghi Lộc (xưa là Chân Phúc, Chân Lộc). Tọa trên một khu đất cao ráo, nằm tách riêng với khu dân cư về phía tây với diện tích khoảng 1,6ha. Hướng chính của di tích là hướng Nam. Phía sau là một quần thể núi non gồm núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi làm điểm tựa, trông thật hùng vĩ và khoáng đạt. Riêng núi Cờ nằm phía Đông, xưa có tượng đá thần đồng, cũng góp phần tăng thêm vẻ hùng vĩ. Khu đền được khởi công theo lệnh của vua Lê Thái Tông vào năm 1467. Nhưng trải qua binh hỏa trong thời kỳ chiến tranh phong kiến Lê - Mạc, rồi Trịnh - Nguyễn, chống Pháp, Chống Mỹ đền thờ đã bị thiêu hủy, có lúc chỉ trơ lại một số cây cột ở nhà thượng điện. Nhưng rồi sau đó được trùng tu lại. Đợt trùng tu năm 1990 -1902 làm ngôi Thượng điện 3 gian, lợp ngói xây tường và được giữ nguyên cho đến nay. Kế đó là đợt trùng tu kéo dài trong nhiều năm thuộc thập kỷ 20. Với quần thể kiến trúc độc đáo, có ý nghĩa lịch sử to lớn, đền Nguyễn Xí đang là một trong những điểm du lịch sinh thái, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An hiện nay.

 Ẩm thực và các làng nghề truyền thống

Nghệ thuật ẩm thực Cửa Lò sẽ làm cho du khách có một chuyến đi thêm phần hấp dẫn và thú vị và để lại những ấn tượng khó quên cho du khách. Nguồn hải sản phong phú từ biển Cửa Lò, với tài nghệ chế biến của các đầu bếp sẽ tặng cho Quý khách những món ăn khoái khẩu. Sau mỗi lần tắm mình trong làn nước trong xanh mát rượi, mổi cuộc đi thăm thú các di tích, danh thắng hay hào hứng say mê với các loại hình du lịch hấp dẫn.v.v. Đến với Cửa Lò, du khách không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ăn ẩm thực mang hương sắc biển miền Trung. Đó là các món được chế

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)