6. Kết cấu đề tài
3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch đặc biệt là
hướng dẫn viên
Là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách hàng hơn những ngành khác, lao động trong ngành du lịch phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và phong cách giao tiếp hết sức cao. Để xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm phát triển bền vững nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành du lịch thị xã Cửa Lò cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước trong đó:
- Các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo có sự gắn kết học đi đôi với hành, xây dựng chương trình học, mã ngành đào tạo khoa học, đội ngũ giảng viên không ngừng nâng cao trình độ, phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại, trau dồi kinh nghiệm thực tế.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Điều này tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp xúc với thực tế ngay khi còn đang học. Đây là cơ hội để sinh viên có được những trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm từ những cọ xát thực tế.
- Các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo theo nhu cầu. Doanh nghiệp có thể đặt hàng với cơ sở đào tạo để đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên. Với sự hợp tác này, doanh nghiệp có cơ hội xây dựng được đội ngũ nhân viên chất lượng cao về trình độ và kỹ năng. Đồng thời đây cũng là hình thức gắn kết nhân viên và doanh nghiệp. Đối với cơ sở đào tạo, việc đào tạo theo nhu cầu giúp cơ sở đào tạo hoàn thiện dần chương trình đào tạo trong trường học.
- Cần có sự đầu tư của Nhà nước cho các cơ sở đào tạo và các chính sách ưu đãi phát triển du lịch của Nhà nước.
Đào tạo, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ giúp định vị sâu sắc cất lượng hướng dẫn viên cũng như chất lượng phục vụ của thương hiệu du lịch thị xã Cửa Lò trong tâm trí khách du lịch.