6. Kết cấu đề tài
3.2. Định hướng của UBND các cấp về phát triển du lịch biển Cửa Lò đến
3.2.1. Định hướng của UBND các cấp về phát triển du lịch biển Cửa Lò đến 2015 Theo UBND tỉnh Nghệ An, Đề án quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Theo UBND tỉnh Nghệ An, Đề án quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ từ năm 2006-2020, (2006), về chiến lược phát triển du lịch biển Cửa Lò đến năm 2015 như sau “Thời kỳ 2011-2015 cần xây dựng hệ thống cầu cảng Cửa Lò đạt tiêu chuẩn cao với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để thu hút loại hình khách du lịch bằng tàu biển vào tham quan du lịch. Cần có chiến lược đầu tư khai thác đưa đảo Song Ngư vào dịch vụ du lịch và kêu gọi vốn đầu tư xây dựng đảo thành nơi dịch vụ vui chơi giải trí quốc tế khu vực để thu hút khách du lịch quốc tế”.
Theo Nghị quyết số 05/NQ-TU, ngày 26/9/2006 của ban thường vụ tỉnh ủy Nghệ An về xây dựng và phát triển Thị xã Cửa Lò trở thành đô thị du lịch đến năm 2015, “Đưa du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng với bước phát triển nhanh, bền vững. Tập trung đầu tư, nâng cấp, khai thác có hiệu quả những công trình du lịch. Phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hoá lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, đưa du lịch Vinh - Cửa Lò - Nam Đàn trở thành cụm du lịch, dịch vụ gắn các tour du lịch quốc gia, quốc tế. Mở rộng, phát triển các điểm du lịch Bãi Lữ, Đảo Ngư, Pù Mát,… đồng thời tạo thêm một số điểm du lịch mới, hấp dẫn như: Khu du lịch lịch sử Văn hoá Đền Cuông - Cửa Hiền, Đền Cờn gắn với biển Quỳnh Lưu, Mũi Rồng (Nghi Lộc), lâm viên núi Quyết (Vinh); các điểm du lịch ven Sông Lam và tuyến đường Cửa Hội - Nam Đàn. Chủ động hội nhập và gắn kết du lịch của Nghệ An với khu vực Bắc miền Trung và du lịch cả nước, tham gia vào các tuyến, các chương trình du lịch quốc tế; xây dựng Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò thành trung tâm lưu trú và trung chuyển khách du lịch...”.
Theo ông Hoàng Đức Cường – Bí thư thị ủy thị xã Cửa Lò (2013) , “Được xác định là vùng trọng điểm đầu tư của Tỉnh; là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển kinh tế nhất là dịch vụ du lịch, Đảng bộ Thị xã Cửa Lò tập trung xây dựng thị xã trở thành Thành phố du lịch biển xanh - sạch - đẹp, giàu mạnh, văn minh; kinh tế phát triển nhanh và bền vững; kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại. Phấn đấu đến năm 2015, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 17 - 18%. Tổng GTSX đạt 3.700 - 3.800 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với 2010, bình quân đầu người đạt 65 - 70 triệu đồng (tương đương 3.000 - 3.200 USD), cơ bản không còn hộ nghèo, thu ngân sách tăng 15 - 18%/năm. Tổng mức đầu tư toàn xã hội: 6.500 - 7.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác 1.000 - 1.200 tỷ đồng. Vào cuối nhiệm kỳ 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập, đạt đô thị loại II, Thành phố văn hóa; Đảng bộ vững mạnh, đơn vị xuất sắc toàn diện của Tỉnh”. Để triển khai thực hiện nghị quyết 05 và mục tiêu phát triển của thị xã, Thị ủy Cửa Lò đã cụ thể hóa bằng ban hành Nghị quyết số 05/NQ-ThU, ngày 18/10/2006 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với Cửa Lò để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, các xã, phường triển khai thực hiện. Thị xã Cửa Lò chủ trương thực hiện những việc sau:
Phấn đấu đến năm 2015, du lịch biển Cửa Lò được công nhận là thương hiệu du lịch cấp quốc gia:
- Đẩy mạnh đầu tư vào truyền thông, thông tin quảng cáo, mở rộng thi trường tiếp thị nâng cao hình ảnh vị thế của du lịch biển Cửa Lò. Thị xã Cửa Lò đang tiến hành hoàn thiện các điều kiện cần thiết và tiến hành quảng bá về du lịch biển Cửa Lò trên các phương tiện thông tin đại chúng, các lễ hội văn hóa biển... , thu hút đông đảo du khách tới thăm quan và du lịch tại đây. Năm 2013 với sự kiện kỷ niệm 105 năm du lịch biển Cửa Lò đã gây tiếng vang trong lòng các khách du lịch.
- Bên cạnh việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cửa Lò cần tạo nên những chương trình đặc biệt, mang nét độc đáo riêng của địa phương. Cửa Lò cần học hỏi một số các thương hiệu du lịch quốc gia như Hạ Long với lễ hội Caraval đường phố, Đà Nẵng với lễ hội pháo hoa quốc tế, hay Vinpeal, Nha Trang là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng của quốc tế… Việc tạo ra những nét riêng, những lễ hội văn hóa độc đáo cũng là một yếu tố thúc đẩy phát triển thương hiệu của du lịch biển Cửa Lò.
- Cửa Lò cần đẩy mạnh việc truyền thông tiếp thị thương hiệu và hình ảnh du lịch biển ra trường quốc tế, để có thể thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài biết đến Cửa Lò hơn nữa. Trong những năm qua, có thể nói lượng khách đến tham quan tại Cửa Lò đã tăng lên rất nhiều, nhưng phần lớn đều là những khách du lịch trong nước. Lượng du khách nước ngoài đến với Cửa Lò còn rất ít, chưa đạt đến mức 10%. Cửa Lò cần có những biện pháp truyền thông hiệu quả đến với bạn bè thế giới hơn nữa để có thể thu hút và phát triển thương hiệu du lịch biển Cửa Lò.
Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa khu du lịch, khu dân cư và mở rộng địa giới hành chính về phía tây giáp thành phố Vinh: Trong đó, phát triển mạnh dịch vụ du lịch, phấn đấu xây dựng Cửa Lò trở thành khu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch thương mại, trung tâm đào tạo, hội thảo lớn của Tỉnh và vùng Bắc Trung bộ, có đẳng cấp khu vực và quốc tế. Thu hút các nhà đầu tư xây dựng một số khu du lịch cao cấp như Golf, Resort, khu du lịch - resort ở Lan Châu, Cửa Hội, Đảo Ngư, khu trung tâm hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng có chất lượng. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch; đảm bảo vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp. Xây dựng thương hiệu du lịch Cửa Lò văn minh lịch sự, tạo sự hấp dẫn, yêu thích của du khách đối với Cửa Lò, Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch hợp lý, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông mang thính đồng bộ cao cơ bản hoàn thanh đến năm 2015: Bên cạnh đó, phải tăng cường đầu tư xây dựng các khuôn viên, lâm viên, hệ thống cây xanh, cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp đạt tiêu chuẩn du lịch. Theo Mai Hoa, Báo Nghệ An điện tử (2013), “Xét về hệ thống hạ tầng đô thị nói chung và các công trình phục vụ du lịch, thị xã Cửa Lò đã có sự phát triển vượt bậc. Bao gồm, tổ hợp khách sạn sân gofl 18 lỗ; khu du lịch dịch vụ, khu chung cư và biệt thự cao cấp; khách sạn, nhà nghỉ của doanh nghiệp và cá nhân; công viên, lâm viên, cây xanh, thảm xanh, thảm thực vật... Thị xã hiện có trên 250 khách sạn, nhà nghỉ (trong đó có cả chục khách sạn có “sao” từ 2, 3 và 4 “sao”) và trên 300 ki-ốt kinh doanh dịch vụ du lịch; hoàn thành và công khai qui hoạch các khu Resort phía Đông đường Bình Minh, khu du lịch sinh thái phía Bắc đảo Lan Châu với diện tích 17,2 ha; khu Resort phía Nam thuộc địa bàn phường Nghi Hải với diện tích 27 ha; khu khách sạn, nhà hàng biệt thự và nhà ở kiêm dịch vụ du lịch tại phường Nghi Hương và phường Nghi Thu với diện tích 37,4 ha... Hệ thống xử lý nước thải với tổng đầu tư gần 200 tỷ đồng đang được thị xã tập trung chỉ đạo nhằm sớm giải quyết căn bản vấn đề môi trường du lịch biển thật sự trong lành, sạch sẽ”. Mục tiêu trong các năm tới, thị xã sẽ tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng khu vực nội thị, nhất là hệ thống giao thông để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng thị xã thành thành phố, đồng thời mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch đã được Tỉnh phê duyệt.
Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch và thu hút đầu tư:
Chuẩn bị phương án quy hoạch Thị xã sau khi mở rộng địa giới hành chính. Tập trung thu hút các nguồn đầu tư từ các dự án FDI, ODA, các các hình thức đầu tư BT, BOT, BO, các nguồn đầu tư khác. Đẩy nhanh việc xây dựng các công trình hạ tầng đô thị thiết yếu, quy hoạch lại khu trung tâm hành chính, chỉnh trang lại đô thị đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại II, có nhiều công trình kiến trúc, cảnh quan, môi trường đẹp, hiện đại. Bên cạnh đó, thị xã có cơ chế chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư vào du lịch đối với các tập đoàn kinh tế, các đối tác liên doanh nước ngoài… như xây dựng các khách sạn 4 sao, 5 sao...
Thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền về văn hóa du lịch, ứng xử trong du lịch cho người dân: Theo ông Hoàng Đức Cường (2013) thì nhiệm vụ quan
trọng thứ ba của thị xã đến năm 2013 là “tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, chú trọng xây dựng nhân cách con người Cửa Lò thân thiện, mến khách, văn minh, lịch sự.Coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, xây dựng nhiều trường học trở thành điểm sáng của Tỉnh và cả nước. Khuyến khích phát triển các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lao động, nâng cao chất lượng dân số và văn minh đô thị”.
3.2.2. Định hướng của UBND các cấp về phát triển du lịch biển Cửa Lò đến 2020 Theo UBND tỉnh Nghệ An, Đề án quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Theo UBND tỉnh Nghệ An, Đề án quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ từ năm 2006-2020, 2006, về chiến lược phát triển du lịch biển Cửa Lò như sau “Đến năm 2010 nâng cấp các cơ sở lưu trú có chất lượng cao, hướng tập trung chủ yếu xây dựng hoặc nâng cấp thành khách sạn 3-4 sao, xây dựng đội xe du lịch trên 100 chiếc có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Đầu tư nâng cấp các điểm dịch vụ vui chơi giải trí như công viên, khu du lịch sinh thái, đầu tư tu bổ hệ thống tài nguyên nhân văn và khôi phục các lễ hội phong tục tập quán gắn liền với người dân xứ Nghệ để góp phần phong phú tài nguyên du lịch cho thị xã. Năm 2010-2015 đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ trong đó chú ý đến dịch vụ lưu trú và các khu vui chơi giải trí có chất lượng mang đẳng cấp quốc tế. Đến năm 2020 xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ liên hoàn dịch vụ với khu du lịch biển Cửa Lò trở thành một trung tâm du lịch khu vực.”
Theo báo Nghệ An, Chiến lược phát triển du lịch biển đảo của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, (2010), “Xác định tầm quan trọng và vị thế của phát triển du lịch biển, phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển là một trong 5 đột phá về kinh tế theo mục tiêu Chiến lược biển Quốc gia đã được chính phủ đề ra”. Tuy nhiên, du lịch biển Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể là áp lực cạnh tranh của các tỉnh cũng như khu vực ngày càng tăng, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay trong khi sản phẩm du lịch Nghệ An vẫn còn đơn điệu, chất lượng chưa theo kịp nhu cầu của du khách, thiếu các sản phẩm du lịch cao cấp, hoạt động kinh doanh du lịch còn chịu ảnh hưởng rất lớn của tính chất mùa vụ dẫn đến hiệu quả thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; quy hoạch một số khu du lịch biển đã trở nên lạc hậu có nguy cơ bị phá vỡ và gây ô nhiễm môi trường; trật tự kinh doanh các dịch vụ có lúc còn diễn ra lộn xộn;
hạ tầng du lịch nhìn chung còn hạn chế ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Để thực hiện chiến lược phát triển du lịch và khắc phục những khó khăn hiện tại, ngành Du lịch tỉnh Nghệ An đã có những định hướng phát triển du lịch biển như:
- Bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, triển khai mở rộng không gian đô thị nhằm xây dựng đô thị loại III và đô thị du lịch biển; tập trung các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch.
- Một vấn đề quan trọng nữa là có chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch mới, nâng cấp các điểm và sản phẩm du lịch hiện có nhằm đa dạng hoá các loại hình du lịch biển trên cơ sở khai thác các giá trị sinh thái biển, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng và bền vững như: tham quan các làng chài, làng nghề mang bản sắc vùng ven biển và tận dụng khai thác loại hình du lịch sinh thái kết hợp văn hoá tâm linh; các vùng biển Nghệ An có các đền thờ ven biển nổi tiếng về cảnh quan linh thiêng như: Đền Cờn (Quỳnh Lưu), Đền Cuông (Diễn Châu), đền Vạn Lộc ( Cửa Lò)...
Du lịch biển, đảo đã, đang là một lợi thế và nằm trong chiến lược phát triển của thị xã Cửa Lò. Do vậy trong những năm qua, Cửa Lò đã tích cực tận dụng khai thác các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển, kêu gọi đầu tư để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng cao, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, nghỉ dưỡng.