Nâng cao mức độ an toàn trong các tour du lịch và các điểm du lịch

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 93)

6. Kết cấu đề tài

3.4.4.Nâng cao mức độ an toàn trong các tour du lịch và các điểm du lịch

- Tăng cường và đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam (đặc biệt đối với cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm trong cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch).

- Tổ chức và phối hợp liên ngành như thành lập lực lượng cảnh sát du lịch; phối hợp giữa cơ sở du lịch và các lực lượng khác để đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch và đảm bảo an toàn cho du khách.

- Tuyền truyền, nâng cao ý thức bảo vệ du khách (Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ du khách; Phổ biến các quy tắc ứng xử trong du lịch cho khách du lịch và những người tham gia phát triển du lịch).

- Đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia một số loại hình du lịch mạo hiểm (Quy hoạch phát triển các khu du lịch thể thao mạo hiểm; Thiết kế các tuyến du lịch thể thao mạo hiểm cho phù hợp nhằm đạt được mức độ an toàn cao nhất cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch hấp dẫn này; Thực hiện việc huấn luyện kỹ năng cho khách trước khi tham gia hành trình du lịch; Tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại; Trang bị những kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống truyền thống của người dân địa phương).

- Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác dự báo khí tượng thủy văn để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cho khách du lịch.

3.4.5. Các cấp quản lý cần có chiến lược đầu tư phát triển du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả

Qua số liệu điều tra khảo sát 200 khách hàng có 30% khách hàng không hài lòng với chất lượng khách sạn, khu lưu trú. Căn cứ nhu cầu đầu tư phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và những định hướng phát triển ngành, phát triển không gian lãnh thổ; trên cơ sở các định hướng đầu tư đã được quy hoạch cũ đề cập trong giai đoạn 2002 - 2010, công tác đầu tư phát triển du lịch đến năm 2020 cần có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng khách sạn, khu lưu trú phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư, tạo cho du lịch biển Cửa Lò môi trường thuận lợi để phát triển tương xứng với vai

trò là một cực quan trọng của du lịch vùng Bắc Trung Bộ, và là một đỉnh của tam giác du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An.

 Mục tiêu đầu tư:

+ Đầu tư phát triển thị xã Cửa Lò thành đô thị du lịch, xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

+ Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch biển Cửa Lò nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Cửa Lò thực sự là một trọng điểm du lịch của Bắc Trung Bộ nóí riêng và cả nước nói chung.

 Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

+ Phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông, cấp điện cấp thoát nước, cải tạo môi trường... là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch chính vì vậy cần được ưu tiên đầu tư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng đến các khu du lịch và hạ tầng trong khu du lịch (hạ tầng khung) đều cần được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt đối với các khu du lịch quốc gia, các khu điểm du lịch quan trọng có khả năng thu hút khách lớn.

+ Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ và các công trình phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách...

+ Đầu tư chợ đầu mối hải sản chuyên cung cấp hải sản tươi sống cho khách du lịch nghỉ dưỡng kết hợp mua sắm thực phẩm cho toàn gia đình sau kỳ nghỉ.

 Những khu vực ưu tiên đầu tư:

+ Khu vực trung tâm thị xã Cửa Lò. + Khu vực đảo Song Ngư,

+ Khu vực bãi tắm Xuân Hương

3.4.6. Bảo tồn và phát triển tài nguyên, môi trường du lịch

Du lịch phát triển thiếu bền vững nếu chỉ khai thác tài nguyên; môi trường du lịch (bao gồm tự nhiên và xã hội) và là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thu hút khách du lịch. Chính vì vậy đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch là một trong những hướng ưu tiên của du lịch biển Cửa Lò. Các hướng chính của công tác đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch bao gồm:

+ Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt đối với các di tích văn hoá - lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.

+ Cải tạo môi trường tự nhiên khu vực hoạt động du lịch, đặc biệt là môi trường biển khu vực các đảo, các bãi tắm tự nhiên của thị xã.

+ Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung.

3.4.7. Phát huy giá trị văn hóa biển đảo, phục vụ phát triển bền vững các loại hình dịch vụ du lịch

Cùng với lợi thế đường bờ biển dài, nhiều di tích và danh thắng đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, Thị xã Cửa Lò còn có một nền văn hóa biển đảo lâu đời với nhiều giá trị đặc trưng, đặc sắc, như: văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, nghi lễ, ngành nghề truyền thống, nghệ thuật diễn xướng… Chính vì thế, việc phát huy và gìn giữ những giá trị văn hóa này không chỉ mang tính bảo tồn những vốn quý dân gian mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định vị thương hiệu du lịch biển Cửa Lò.

Để bảo tồn các giá trị văn hóa và hỗ trợ tối đa cho việc phát triển thương hiệu du lịch Thị xã Cửa Lò, ngành du lịch Thị xã cần tiếp tục đẩy mạnh, lồng ghép các di sản văn hóa phi vật thể vào các tour du lịch, như: tham quan lễ hội truyền thống tại các di tích, tái hiện hoạt động nghệ thuật trình diễn dân gian, như: múa Bóng, bài Chòi, đặc biệt, sự tái hiện này phải được bố trí ở nhiều điểm du lịch, nhiều khu du lịch khác nhau để tăng thêm sự đa dạng, hấp dẫn cho các tour. Ngoài ra, ngành du lịch cũng cần chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho du khách tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư như chế biến hải sản, cùng ngư dân đánh bắt cá, câu mực, làm mành ốc… nhằm huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, thúc đẩy ngành nghề truyền thống, kích thích người dân tham gia giữ gìn di sản.Việc bảo tồn là việc làm cần thiết và mang tính lâu dài để đảm bảo cho những bản sắc địa phương được tồn tại và trở thành thương hiệu riêng đối với một vùng đất du lịch như thị xã Cửa Lò

3.5 Các đề xuất và kiến nghị

3.5.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương

Chính phủ cần có những ưu tiên đặc biệt với những dự án đầu tư phát triển du lịch biển có tính bền vững để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nhân Việt Kiều đầu tư có chiều sâu, đảm bảo vừa phát triển du lịch biển không ngừng, vừa giữ gìn bảo tồn những tài nguyên biển đặc thù của thị xã.

Chính phủ có cơ chế cụ thể xây dựng thị xã Cửa Lò theo tiêu chuẩn quốc tế để thu hút du khách trực tiếp đến thị xã Cửa Lò bằng đường không và đường thủy trong tương lai; đẩy nhanh dự án đường cao tốc Vinh- thị xã Cửa Lò, giúp thị xã từng bước hoàn thiện hệ hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch, đảm bảo cho việc đẩy nhanh đầu tư phát triển các dự án du lịch tại các khu du lịch trọng điểm theo quy hoạch.

Tổng cục Du lịch tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan soạn thảo kế hoạch thực hiện các chiến lược dài hạn, đồng thời tư vấn, đề xuất cho Chính phủ các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính nhằm mục tiêu giảm thiểu sự chồng chéo về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh loại hình du lịch biển và hạn chế tối đa sự phức tạp trong quá trình hoàn tất thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cục Du lịch cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch biển có tính quy chuẩn chung làm căn cứ cho các cơ quan cấp giấy phép trong việc xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực biển.

3.5.2 Đối với chính quyền địa phương

Đề nghị tỉnh Nghệ An sớm có kiến nghị với Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch của Thị xã Cửa Lò, nhằm tạo điều kiện cho quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương một cách hiệu quả và thiết thực.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương các bước lập thủ tục hồ sơ để công nhận Đô thị du lịch; Khu, tuyến, Điểm du lịch theo quy định của Luật du lịch. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường du lịch; các hoạt động dịch vụ du lịch đặc trưng về biển, các chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa trong các hoạt động du lịch.

- Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn trong việc đào tạo để có biện pháp khắc phục.

- Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Điều chỉnh và tổ chức lại các

doanh nghiệp du lịch. Đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về lữ hành, khách sạn, vận chuyển… phải chủ động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể không tách rời nhau để cùng phối hợp cung cấp các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp tự chủ trong lựa chọn đối tác, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch sao cho đặc sắc, đậm bản sắc văn hóa, truyên thống của địa phương…trên tinh thần cùng phát triển, để thu hút khách du lịch, tạo sự liên thông trong phục vụ du khách, nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu của du khách sau khi sử dụng dịch vụ du lịch.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đi vào trình bày mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An và thị xã Cửa Lò đến năm 2015 và mục tiêu đến năm 2020. Trên cơ sở định vị cho thương hiệu du lịch Thị xã Cửa Lò từ phương pháp phân tích đa hướng và định hướng phát triển du lịch biển Cửa Lò, tác giả trình bày một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch biển Cửa Lò. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển thương hiệu du lịch biển Cửa Lò trong thời gian tới ( như tiến hành định vị thương hiệu du lịch biển Cửa Lò, công tác quản lý thương hiệu tại thị xã). Cụ thể là, tác giả đưa ra những chiến lược để phát triển thương hiệu du lịch biển Cửa Lò như phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch, xây dựng mức giá hợp lý với chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao mức độ an toàn trong các tour, chiến lược đầu tư phát triển thị xã trong tương lại, bảo tồn và phát triển các tài nguyên, môi trường du lịch, phát huy giá trị của di sản văn hóa biển đảo, phát triển bền vững các loại hình du lịch.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay việc khẳng định vị thế của thương hiệu là một không thể thiếu được. Mà quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu là một việc vô cùng quan trọng trong tiến trình khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Du lịch biển Cửa Lò được du khách trong nước biến đến từ lâu, tuy nhiên chỉ ở mức là một khu du lịch vùng miền, phục vụ phần lớn khách du lịch trong nước. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng, khẳng định được thương hiệu cho du lịch biển Cửa Lò đối với quốc tế và phát triển mạnh mẽ thành một thương hiệu du lịch mạnh của quốc gia? Chắc chắn đây là vấn đề được nhiều lãnh đạo Thị xã Cửa Lò trăn trở và đi tìm lời giải.

Hiện tại, việc đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển Cửa Lò còn hạn chế và chưa tương xứng với yêu cầu, các loại hình du lịch còn đơn điệu, thiếu sự kết nối và thu hút du khách. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển Cửa Lò trên nền tảng những lợi thế có được, cần được xem xét một cách tổng thể và thoả đáng, đồng thời UBND thị xã Cửa Lò là đầu mối kết nối nỗ lực của các bên liên quan để vượt qua những hạn chế, đặc biệt là nhận thức và tư duy chiến lược trong vấn đề phát triển thương hiệu và sự đồng tâm của toàn xã hội.

Trên đây là những yếu tố căn bản để xây dựng và phát triển thương hiệu của biển Cửa Lò, việc xây dựng thương hiệu đã khó, giữ được nó còn khó hơn. Vì thế các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch, các khách sạn, nhà hàng... cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bảo vệ uy tín, phát triển thương hiệu một cách bền vững, khẳng định được vị thế trên thị trường và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - Xã hội của Thị xã Cửa Lò - Nghệ An trong những năm tới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1) Apoorva ( 2004), “Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ di động”

2) Nguyễn Anh Tuấn (2008), Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam

3) Ninh Viết Giao (2012), Để phát triển bền vững khu du lịch Cửa Lò,

http://cualo.vn/105-nam-du-lich-cua-lo/tabid/2445/arid/4563/de-phat-trien-ben-

vung-khu-du-lich-cua-lo.aspx, truy cập ngày 12/05/2013.

4) Phan Công Lưu (2010), Khu du lịch Cửa Lò – con đường hình thành và phát triển bền vững, http://ngheantourism.gov.vn/index.asp?options=items&code=1543, truy cập ngày 10/5/2013.

5) UBND tỉnh Nghệ An (2006), Đề án quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ từ năm 2006-2020.

6) UBND thị xã Cửa Lò (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2012,Mục tiêu nhiệm vụ năm 2013, Số 164/BC-UBND, ngày 30/10/2012 của UBND thị xã Cửa Lò,

7) Website:

- //http:www.Cualo.gov.vn

Tiếng Anh

1) AAKER, JENNIFER L. (1997), “Dimensions of Brand Personality”, Journal of Marketing Research, 34 (August), 347-356.

2) Chang, Tung-Zong and Albert R. Wildt. 1989. “The Number and Importance of Information Cues and the Price-perceived Quality Relationship.” In1989 AMA Educators’ Proceedings: Enhancing Knowledge Development in Marketing. Eds. Paul Bloom et al. Chicago: American Marketing Association, 209

3) Harper W.Boyd, Orville C. Walker, John Mullins, Jean-Cleaude Larreche,

Marketing Management-A Strategy Decision-making Approach, Mc Graww-Hill (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển cửa lò (Trang 93)