Hệ thống báo cáo kế toán quản trị

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 (Trang 38)

* Trung tâm trách nhiệm: Là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất; một phòng ban; một công ty hoặc toàn bộ công ty) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Chi phí sản xuất chung Khối lượng = công việc x cần sản xuất trong kỳ Định mức chi phí sản xuất chung của 1đơn vị khối lượng công việc Dự toán tổng biến phí Dự toán số lượng = sản phẩm tiêu x thụ

Đơn giá biến phí tiêu thụ

Dự toán doanh = thu bán hàng x

Dự toán tỷ suất biến phí

* Trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận (phân xưởng, đội, tổ,…) hoặc từng giai đoạn hoạt động (giai đoạn làm thô, giai đoạn cắt gọt, giai đoạn đánh bóng,…)

* Hệ thống báo cáo kế toán quản trị

Là phương tiện để truyền đạt thông tin đến các nhà quản trị, hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời và phù hợp theo từng đối tượng sử dụng thông tin với một chi phí xử lý thích hợp. Để đáp ứng được yêu cầu này, hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải được xây dựng nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích gắn liền với từng mục tiêu hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp, đồng thời phục vụ chức năng quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp bao gồm:

- Báo cáo phục vụ chức năng hoặc định của nhà quản trị:

Các báo cáo này thường được thể hiện dưới dạng là hệ thống các bảng dự toán ngân sách rất hữu ích trong việc trợ giúp các nhà quản trị tìm kiếm các nguồn tài trợ cũng như phân phối các nguồn này cho các hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Mặt khác, các thống tin được thể hiện trên các bảng dự toán chính là các tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt động, liên kết sự truyền tải thông tin và sự hợp tác giữa các đơn vị, bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Thông thường, các bảng dự toán của doanh nghiệp thường gồm các dự toán về tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Ví dụ: dự toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí phân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung,…

- Báo cáo phục vụ chức năng kiểm soát và đánh giá:

Các báo cáo này thường được lập nhằm cung cấp cho nhà quản trị tình hình hoạt động của tổ chức trong quá trình thực hiện theo kế hoạch. Tất cả các báo cáo kiểm soát thường bao gồm các chỉ tiêu: Định mức (dự toán) và kết quả thực tế. Trong đó vấn đề quan trọng là việc so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu định mức để đánh giá kết quả hoạt động, đồng thời trên cơ sở các khoản chênh lệch phát sinh xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp.

Tùy thuộc vào khả năng và trình độ quản lý cũng như yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp, từng bộ phận trong doanh nghiệp mà hệ thống báo cáo kế toán

quản trị có thể khác nhau về số lượng báo cáo, số lượng chỉ tiêu báo cáo cũng như kết cầu thông tin trên báo cáo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 (Trang 38)