Việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định như: lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược tiêu thụ, sử dụng tốt các điều kiện kinh doanh nếu có.
KTQT đặc biệt quan tâm tới phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn như: Tiếp tục hay chấm dứt sản xuất kinh doanh một bộ phận, quyết định sản xuất hay mua ngoài, quyết định bán ngay nửa thành phẩm hay sản xuất tiếp để tạo thành thành phẩm, các quyết định trong điều kiện năng lực bị giới hạn, quyết định chấp nhận một đơn đặt hàng hay không? Việc nghiên cứu mối quan hệ này được dựa trên cách phân loại chi phí thành biến phí, định phí.
Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, ta cần làm rõ những khái niệm cơ bản của mối quan hệ này.
* Số dư đảm phí:
Là số tiền còn lại của doanh số hàng bán sau khi đã trừ đi các chi phí khả biến. Số dư đảm phí = Doanh thu – biến phí
Số dư đảm phí trước hết là để trang trải chi phí bất biến sau đó còn lại mới là lợi nhuận. Nếu số dư đảm phí không đủ để trang trải chi phí bất biến thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ trong kỳ. Số dư đảm phí có thể được xác định bằng số tuyệt đối và số tương đối.
Chỉ tiêu số dư đảm phí cho thấy rằng khi lượng bán thay đổi sẽ làm doanh thu thay đổi, sự thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập thuần của doanh nghiệp.
* Tỷ suất số dư đảm phí: Là tỷ lệ giữa tổng số dư đảm phí với doanh thu hoặc tỷ lệ giữa số dư đảm phí đơn vị với giá bán đơn vị của sản phẩm và được thể hiện bằng số tương đối (%).
Chỉ tiêu này dùng để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chỉ tiêu tổng số dư đảm phí, vì chỉ tiêu này thể hiện bằng số tương đối, có tính chất so sánh được, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại mặt hàng và có nhiều bộ phận khác nhau (Đa dạng hóa mặt hàng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm).
* Kết cấu chi phí: Là mối quan hệ về tỷ trọng của biến phí và định phí của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp nào có kết cấu phần định phí cao hơn thì sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn trong trường hợp doanh thu tăng. Nhưng trong trường hợp doanh thu giảm thì tốc độ giảm của lợi nhuận cũng lớn hơn. Mỗi doanh nghiệp vần lựa chọn cho doanh nghiệp mình một kết cấu chi phí hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của đơn vị trong từng thời kỳ.
* Đòn bẩy kinh doanh: Là sự đánh giá phạm vi mà các chi phí bất biến được sử dụng trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì khi đó lợi nhuận sẽ rất nhảy cảm với sự thay đổi của doanh số, chỉ cần một tỷ lệ nhỏ tăng lên của doanh số có thể làm tăng một tỷ lệ cao hơn trong lợi nhuận và ngược lại.
Chỉ tiêu này cho biết, ở mức kinh doanh cho sẵn, khi có 1% thay đổi doanh số thì sẽ ảnh hưởng đến một số phần trăm thay đổi lợi nhuận.
Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng được thể hiện trong việc phân tích điểm hòa vốn. Thông qua việc phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định được mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần để bù đắp được chi phí đã bỏ ra.
* Điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hoặc được thị trường chấp nhận hay là điểm mà tịa đó tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí cố định.
Điểm hòa vốn bao gồm sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn được xác định theo công thức sau:
Tỷ trọng của biến phí trong chi phí =
Tổng biến phí
Tổng chi phí
x 100%
Tỷ trọng của định phí trong chi phí =
Tổng định phí Tổng chi phí x 100% Sản lượng hòa vốn = Số dư đảm phí Định phí Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng số dư đảm phí
Doanh thu hòa vốn là số tiền do tiêu thụ sản phẩm đạt được vừa đủ để bù đắp cho chi phí kinh doanh.
Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực trong mối liên hệ giữa nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay ở mức sản xuất và tiêu thụ nào sẽ đạt điểm hòa vốn. Từ đó, có các quyết định chủ động và tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Thời gian hòa vốn là thời gian cần thiết để đạt doanh thu hòa vốn trong kỳ kinh doanh:
- Các chỉ tiêu dự đoán lợi nhuận:
Điểm hòa vốn cho thấy ranh giới của mức doanh thu tạo ra lợi nhuận. Căn cứ vào các chỉ tiêu xác định điểm hòa vốn, kết hợp với lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn, ta có thể xác định được lượng sản phẩm hoặc doanh thu cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn theo công thức:
Khi doanh nghiệp muốn dự kiến tỷ suất lợi nhuận/ tiêu thụ thì doanh thu cần thiết để đạt tỷ suất lợi nhuận/tiêu thụ (ROS) sẽ là:
* Phạm vi an toàn
Là phần thị trường (sản lượng, sản phẩm hoặc doanh thu của doanh nghiệp) có thể bị giảm bớt tới điểm trước khi bị lỗ. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động kinh doanh hoặc tính rủi ro càng thấp và ngược lại.
Doanh thu hòa vốn =
Tỷ suất Số dư đảm phí Định phí
Thời gian hòa vốn =
Sản lượng thực hiện Sản lượng hòa vốn
x Thời gian trong kỳ
Sản lượng hoặc doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn =
Số dư đảm phí bình quân (Tỷ suất số dư đảm phí bình quân) Định phí + Lợi nhuận mong muốn
Tỷ suất lợi nhuận tiêu thụ
(ROS) =
Doanh thu Lợi nhuận
Doanh thu an toàn = Doanh thu tiêu thụ - Doanh thu hòa vốn