Dự toán là một công cụ để lập kế hoạch và kiểm tra, được sử dụng rất rộng rãi trong quá trình hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp. Hiện nay trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có hệ thống bản dự toán, dự toán là phương tiện đắc lực cho các nhà quản lý trong việc điều hành doanh nghiệp.
* Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chi phí này bị ảnh hưởng bởi:
- Số lượng nguyên vật liệu tiêu hao tính cho một đơn vị khối lượng công việc hoàn thành
- Đơn giá nguyên vật liệu dùng cho sản xuất - Khối lượng công việc cần sản xuất
Để xác định dự toán nguyên liệu vật liệu trực tiếp cần sử dụng công thức sau:
Trong đó, đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất có thể tính theo các phương pháp khác nhau như: Phương pháp nhập trước xuất trước; phương pháp nhập sau xuất trước; phương pháp giá thực tế đích danh; phương pháp bình quân.
* Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp là việc dự kiến tổng số lượng thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá thời gian lao động trực tiếp sản xuất (đơn giá giờ công). Khi lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp phải chú ý đến kết cấu công nhân, trình độ từng loại công nhân và đơn giá giờ công của từng loại.
Căn cứ để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp là: - Khối lượng công việc cần sản xuất
- Định mức thời gian sản xuất một đơn vị khối lượng công việc - Đơn giá giờ công trực tiếp sản xuất
Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Sản lượng = công việc x cần sản xuất trong kỳ Số lượng nguyên vật liệu tiêu hao
cho một khối lượng công việc
Đơn giá x nguyên vật liệu xuất dùng
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xác định như sau:
Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì phải lập dự toán cho từng loại sản phẩm, sau đó tổng hợp tính cho toàn doanh nghiệp.[11, tr370]
* Dự toán chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công. Căn cứ để lập dự toán chi phí sử dụng máy thi công là:
- Khối lượng công việc cần sản xuất
- Định mức số ca máy cần sản xuất 1 khối lượng công việc hoàn thành - Đơn giá ca máy
* Dự toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi lập dự toán cần tính toán riêng biến phí, định phí sau đó tổng hợp lại.
Căn cứ để lập dự toán chi phí sản xuất chung là: - Tổng thời gian lao động trực tiếp
- Đơn giá chi phí chung
Dự toán chi phí sản xuất chung được xác định như sau:
Song, trong điều kiện sản xuất không vượt công suất thiết kế, do định phí sản xuất chung thường không thay đổi so với thực tế, nên khi lập dự toán chi phí sản xuất chung chỉ cần lập dự toán cho phần biến phí theo công thức trên đây. Sau đó, tổng hợp lại để xác định dự toán chi phí sản xuất chung. Vì vậy, trước hết phải dự toán theo tổng số, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.[15, tr372]
Chi phí nhân công trực tiếp Khối lượng = công việc x cần sản xuất trong kỳ Định mức thời gian sản xuất hoàn thành 1đơn vị khối lượng công việc Đơn giá x giờ công Chi phí sử dụng máy thi công Khối lượng = công việc x cần sản xuất trong kỳ Đơn giá x ca máy Định mức số ca
máy sản xuất hoàn thành 1đơn vị khối lượng công việc
Dự toán tổng chi phí chung =
Tổng thời gian lao động trực tiếp x
Đơn giá chi phí sản xuất chung
Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp vẫn dự toán cho từng loại sản phẩm theo từng khoản mục phí, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất chung. Doanh nghiệp có thể căn cứ đơn giá chi phí sản xuất chung theo công thức sau:
* Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau, được phân chia thành định phí và biến phí. Khi lập dự toán, các khoản chi phí này phải căn cứ vào dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí sản xuất và các nhân tố khác ảnh hưởng đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, như: Phương thức bán hàng, phương thức quản lý, địa điểm kinh doanh, nơi tiêu thụ…
+ Đối với biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp: Có thể dự toán
căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá biến phí của 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ hoặc căn cứ vào doanh thu tiêu thụ và tỷ suất biến phí tiêu thụ (số tiền biến phí tính cho 100 hay 1000đ doanh thu bán hàng)
Hoặc
+ Đối với định phí bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp: Cũng được dự
toán tương tự như biến phí, lấy tổng định phí bán hàng chia đều cho 4 quý hoặc có thể tính đến một số yếu tố thay đổi khác như: Giá phí tính thời vụ và văn minh bán hàng.[15, tr 375]