KTQT chi phí của Mỹ

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 (Trang 45)

Mỹ là một nước phương Tây có nền kinh tế thị trường phát triển, tiềm lực kinh tế và phong cách quản lý theo thị trường mở. Các trung tâm tài chính, các sở giao dịch thị trường tài chính phát triển mạnh. Mô hình kế toán của Mỹ thiên về tài chính nhằm đáp ứng thông tin của thị trường tài chính.

Đặc trưng cơ bản của hệ thống kế toán Mỹ đó là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị chi phí không tổ chức thành một bộ phận riêng mà tổ chức chung cùng với kế toán tài chính. Mô hình này có những đặc điểm chính sau:

- Về tổ chức bộ máy kế toán: KTTC và KTQT được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, không phân chia thành bộ phận KTQT riêng và bộ phận KTTC riêng mà chỉ phân chia thành từng phần hành công việc kế toán theo chức trách, nhiệm vụ được phân công. Các bộ phận này vừa làm nhiệm vụ KTQT vừa làm nhiệm vụ KTTC.

- Về chứng từ kế toán: Sử dụng cùng hệ thống chứng từ gốc duy nhất

- Về tài khoản kế toán: KTQT và KTTC cùng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định pháp lệnh hiện hành của Bộ tài chính. Sử dụng các phương pháp khác nhau như: Thống kê, phân tích, tổng hợp…để hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Việc ghi chép, phản ánh xử lý và truyền đạt thông tin từ hệ thống tài khoản này được tính đến cả hai mục đích của kế toán đó là KTQT và KTTC.

- Về sổ kế toán: KTTC được ghi chép sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, còn KTQT căn cứ vào yêu cầu quản trị cụ thể đối với từng chỉ tiêu để mở sổ KTQT, bảng tính toán, các bảng kê, các bảng phân bổ để tính toán, xác định các chỉ tiêu chi tiết cụ thể mà sổ kế toán chi tiết không thể đáp ứng được nhằm thu nhận được các thông tin phục vụ nhà quản trị.

- Về báo cáo kế toán: Mỗi bộ phận kế toán có chức năng thu nhận, cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầu quản lý. Căn cứ vào các thông tin này, bộ phận kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán

quản trị để cung cấp thông tin phục vụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.[12, tr38]

Mô hình này có ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm: Tiện lợi, dễ điều hành, gọn nhẹ, kế toán tổng hợp bộ phận nào kết hợp với kế toán chi tiết bộ phận đó. Do đó thông tin kế toán rõ ràng và đáng tin cậy.

- Nhược điểm: Khó chuyên môn hóa từng lĩnh vực

- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo mô hình này, việc tổ chức hạch toán chi phí rất linh hoạt. Tùy theo điều kiện cụ thể, kế toán doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. Lựa chọn phương pháp xác định chi phí theo chi phí thực tế hay chi phí định mức hoặc kết hợp giữa chi phí thực tế và chi phí định mức. Trong đó, việc sử dụng số liệu vào cuối kỳ được thực hiện một cách đơn giản, thiết thực trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc trọng yếu, từ đó tránh được các bút toán rườm rà, không cần thiết trong trường hợp có sử dụng chi phí định mức.

Nội dung về kế toán quản trị chi phí của Mỹ có liên quan đến các vấn đề sau:

- Phân loại chi phí và phương pháp xác định chi phí: Các phương pháp xác định chi phí sản phẩm chủ yếu nhằm tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất để xác định giá thành sản phẩm sản xuất gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lộ nhuận: KTQT chi phí của Mỹ xem mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lộ nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập kế hoạch và yêu cầu phân loại chi phí theo mức ứng xử của chúng trong mối quan hệ với biến động của mức hoạt động. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng – lộ nhuận nhằm để trả lời các câu hỏi như: Lợi nhuận sẽ như thế nào ở mức tiêu thụ khác khau? Mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt được lợi nhuận cá biệt đó? Các ảnh hưởng về thay đổi giá bán là gì? Chúng ta phải tính giá nào để kiếm mức lợi nhuận cá biệt đó?

- Dự đoán quá trình sản xuất kinh doanh: Nội dung trong KTQT Mỹ cho thấy quá trình dự đoán là một công cụ là cho quá trình lập kế hoạch đạt được hiệu quả và cung cấp một phương tiện để theo dõi các hoạt động có vận hành theo như kế hoạch hay không? Dự đoán nhằm nắm bắt và phản ánh các kết quả của các quyết định lập kế

hoạch, từ các quyết định về giá, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu chi phí, đến các quyết định về cổ tức và các khoản đầu tư mới

- Kiểm tra và đánh giá thực hiện: Để thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá thực hiện của các nhà quản trị được thực hiện hiệu quả tốt hơn, các nhà quản trị cần áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của kế toán trách nhiệm. Bước cơ bản của quá trình này là việc phân định trách nhiệm đối với từng loại chi phí. Trọng tâm ở đây là chuyển từ việc lập kế hoạch qua kiểm tra, đánh giá các kết quả thực tế trong mối quan hệ với kế hoạch và dự đoán.

- Quá trình ra quyết định kinh doanh ngắn và dài hạn: Để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định dài hạn, KTQT sử dụng các phương pháp phân tích các phương pháp đàu tư có dòng thu và chi trong tương lai.

- Phân tích các báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính mà KTQT phân tích bao gồm: Báo cáo kết quả HĐKD và Bảng cân đối kế toán của KTTC nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng về tài sản, vốn của doanh nghiệp, quá trình sinh lời và phân phối lợi tức…Căn cứ trên hai báo cáo đó để xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, qua đó xác định nguồn tiền hiện có trong tay và các nguyên nhân biến động của tiền trong kỳ đồng thời là cơ sở dự đoán luồng tiền trong tương lai.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 475 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)